Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học
Xin giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 12 và quý thầy cô giáo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Nghi Lộc 2, Nghệ An. Thông qua đề thi này, các bạn học sinh sẽ dễ dàng từng bước tiếp cận với dạng đề thi từ đó rút kinh nghiệm cho kĩ năng giải đề thi của mình. Chúc các bạn học sinh và quý thầy cô thành công!
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Cù Huy Cận, Hà Tĩnh (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học có đáp án
Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Nghi Lộc 2, Nghệ An Online
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 2 | ĐỀ THI THI THỬ THPT QG, NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn thi: SINH HỌC – THPT Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề |
Câu 1: Có thể phát hiện gen trên NST thường, gen trên nhiễm sắc thể giới tính và gen trong tế bào chất bằng phép lai nào sau đây?
A. Lai thuận nghịch.
B. Lai phân tích.
C. Tự thụ phấn ở thực vật.
D. Giao phối cận huyết ở động vật.
Câu 2: Một giống lúa có alen A gây bệnh vàng lùn, để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh này người ta tiến hành các bước sau:
(1) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
(2) Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến, gieo hạt mọc thành cây.
(3) Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc tự thụ phấn tạo dòng thuần.
Thứ tự đúng là
A. (1) → (2) → (3). B. (2) → (3) → (1).
C. (2) → (1) → (3). D. (1) → (3) → (2).
Câu 3: Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây?
A. Khả năng sinh sản cao. B. Năng suất cao.
C. Sức chống chịu tốt. D. Sinh trưởng phát triển tốt.
Câu 4: Sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của những nhân tố nào?
(1) đột biến (2) giao phối (3) CLTN
(4) cách li (5) biến động di truyền
A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 3, 4 D. 1, 3, 4, 5
Câu 5: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là
A. 3/256 B. 1/16 C. 81/256 D. 27/256
Câu 6: Trong các loại ribonuclêôtit tham gia cấu tạo nên ARN không có loại
A. Guanin (G). B. Uraxin (U). C. Ađênin (A). D. Timin (T).
Câu 7: Năm 1953, Milơ và Urây đã làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan. Trong thí nghiệm này, loại khí nào sau đây không được sử dụng để tạo môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất?
A. CH4. B. H2. C. NH3. D. O2.
Câu 8. Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này chỉ phát hiện ở tế bào
A. thực khuẩn (plasmit). B. vi khuẩn.
C. xạ khuẩn. D. sinh vật nhân thực.
Câu 9: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
A. Phiên mã. B. Dịch mã.
C. Sau dịch mã. D. Sau phiên mã.
Câu 10: Những đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm ảnh hưởng đến hàm lượng và cấu trúc của vật chất di truyền
A. Mất hoặc lặp đoạn B. Đảo đoạn
C. Chuyển đoạn cùng NST D. Đa bội hóa cùng nguồn
Câu 11: Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.
(2) Khi ribosom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axid amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polypeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và nhân sơ là
A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (2) và (4).
Câu 12. Tính tần số đối với một gen có 2 alen. Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau : 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa. Tần số của các alen A và alen a trong quần thể trên là:
A. 0,9A; 0,1a. B. 0,3A; 0,7a.
C. 0,4A; 0,6a. D. 0,7A; 0,3 a.
Câu 13: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tửđược tạo ra từ cơ thể này là
A. 2,5% B. 5,0% C. 10,0% D. 7,5%
Câu 14: Cho các phép lai sau:
(1) 4n x 4n → 4n. (2) 4n x 2n → 3n.
(3) 2n x 2n → 4n. (4) 3n x 3n → 6n.
Có bao nhiêu phép lai đời con có thể được hình thành do đa bội hóa?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không nằm trong nội dung của học thuyết Đacuyn
A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung
B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền đó là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
D. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải
Câu 16: Trình tự các giai đoạn của quá trình tiến hoá sự sống trên trái đất:
A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học
B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học - tiến hoá tiền sinh học
C. Tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học
D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học
Câu 17: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. Kiểu gen. B. Alen. C. Kiểu hình. D. Gen.
Câu 18: Cho cây có kiểu gen AaBbCcDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả bốn cặp gen có thể được tạo ra là:
A.16 B. 8 C. 6 D.12
Câu 19: Điều nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi – Vanbec:
A. Không có chọn lọc tự nhiên, quần thể đủ lớn để có ngẫu phối.
B. Sức sống và sức sinh sản của các thể đồng hợp, dị hợp là như nhau.
C. Không có sự di nhập của các gen lạ vào quần thể.
D. Số alen của một gen nào đó được tăng lên.
Câu 20: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng?
A. XAXA × XaY. B. XAXa × XAY. C. XaXa × XAY. D. XAXa × XaY.
Câu 21: Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?
A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
C. Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
D. Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
Câu 22: Cho các thành tựu trong ứng dụng di truyền học sau đây:
1. Giống lúa gạo vàng có gen tổng hợp β caroten.
2. Cà chua có gen quả chín bị bất hoạt.
3. Dưa hấu tam bội có hàm lượng đường cao.
4. Cừu có khả năng sản xuất protein của người.
5. Giống táo má hồng cho 2 vụ quả/năm
Thành tựu nào không phải là kết quả của ứng dụng công nghệ gen?
A. 2, 5. B. 4, 5. C. 3, 5. D. 2, 3.
Câu 23: Cho biết các quần thể giao phối có thành phần kiểu gen như sau:
Quần thể | Tần số kiểu gen AA | Tần số kiểu gen Aa | Tần số kiểu gen aa |
1 | 50% | 0 | 50% |
2 | 0 | 100% | 0 |
3 | 0 | 0 | 100% |
4 | 20% | 50% | 30% |
5 | 25% | 50% | 25% |
Các quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền là:
A. 1, 3, 5. B. 4, 5. C. 1, 4, 5. D. 3, 5.
Câu 24: Ở ruồi giấm, người ta phát hiện ra các dạng NST có cấu trúc khác nhau ở các vùng địa lí khác nhau như sau:
(a) ABCDEFGHI (b) ABFEHGCDI (c) ABFEDCGHI (d) ABFCGHEDI
Biết rằng dạng a là dạng ban đầu, cho biết trật tự xuất hiện các dạng đột biến trên?
A. a → c → b → d B. a → b → d → c
C. a → d → c → b D. a → →> c → d
Câu 25: Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò
A. Làm một gen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
B. Có thể xuất hiện alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Góp phần loại bỏ alen lặn ra khỏi quần thể.
Câu 26: Theo dõi sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen và di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7A-B- : 8A-bb : 3aaB- : 2aabb thì kiểu gen của P và tần số hoán vị gen là
A. AB/ab x AB/ab; hoán vị 2 bên với f = 25%
B. Ab/aB x Ab/aB; f = 8,65%
C. AB/ab x Ab/ab; f = 25%
D. Ab/aB x Ab/ab; f = 40%
Câu 27: Cho phép lai: P ♀AABb x ♂AaBb. Trong quá trình giảm phân cơ thể đực cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, cặp NST mang cặp gen Bb phân li bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến?
A. 2 B. 6 C. 4 D. 8
Câu 28: Thực hiện một phép lai P ở ruồi giấm: ♀AB/ab Dd × ♂ AB/ab Dd thu được F1, trong đó kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng. Có các dự đoán sau đây đối với kết quả ở F1?
(1) Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.
(2) Số loại kiểu gen đồng hợp là 8.
(3) Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 16%.
(4) Tỉ lệ kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%.
Các phát biểu đúng là:
A. 1, 2, 3. B. 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 4.
Câu 29: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbddEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp Bb sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. AaBbddEe và AaBbddEe
B. AaBbbddEe và AaBddEe
C. AabbddEe và AaBBddEe
D. AaBBbddEe và AaBddEe
Câu 30: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một NST của cặp số 1 và một NST của cặp số 3 không phân li, các NST khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ NST là
A. 2n+1+1 và 2n-1-1 hoặc 2n+2 và 2n-2.
B. n+1+1và n-1-1 và n+1-1 và n-1+1.
C. 2n+1+1 và 2n-1-1 hoặc 2n+1-1 và 2n-1+1.
D. n+1+1 và n-1-1 và n+2 và n-2.
Câu 31: Người bị bệnh nào sau đây có số NST trong tế bào khác các bệnh còn lại?
A. Bệnh Đao. B. Bệnh Tơcnơ.
C. Bệnh Patau. D. Bệnh Claifentơ.
Câu 32: Trong trường hợp không có đột biến, một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen bằng tỉ lệ phân li kiểu hình?
Câu 33: Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n, gen A có 3 alen, gen B có 7 alen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và gen C có 5 alen nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Số kiểu gen tối đa về cả 3 gen trên là 9240.
(2) Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là 86625.
(3) Số kiểu gen dị hợp tử về gen A và đồng hợp tử về gen B là 21.
(4) Số kiểu gen dị hợp từ hai cặp A và B là 126.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 34: Lai ruồi giấm thuần chủng: cái mắt đỏ - cánh bình thường x đực mắt trắng – cánh xẻ → F1 100% mắt đỏ-cánh bình thường. Cho F1x F1 → F2:
Ruồi ♀ F2: 300 mắt đỏ, cánh bình thường.
Ruồi ♂ F2: 135 mắt đỏ, cánh bình thường: 135 mắt trắng, cách xẻ: 15 mắt đỏ, cách xẻ: 16 mắt trắng, cánh bình thường.
Xác định phép lai ở F1 và tần số hoán vị gen là
A. XBAXba x XbaY; f = 20 %.
B. XbAXBa x XbaY; f = 20 %.
C. XBAXba x XBAY; f = 10 %.
D. XbAXBa x XBAY; f =10 %.
Câu 35: Ở người, gen A quy định kiểu hình bình thường trội hoàn toàn so với a quy định bạch tạng. Trong một quần thể cân bằng, tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Cấu trúc di truyền của quần thể là:
A. 0,9801AA + 0,0198Aa + 0,0001aa
B. 0,99AA + 0,0198Aa + 0,01aa
C. 0,9081AA + 0,0918Aa + 0,0001aa
D. 0,0198AA + 0,0198Aa + 0,001aa
Câu 36: Cho phép laithu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không mang alen trội của các gen trên chiếm 3%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể mang alen trội của cả 3 gen trên chiếm tỉ lệ
A. 22%. B. 28%. C. 32%. D. 46%.
Câu 37: Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P), thu được F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng, trong đó tất cả các ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do một gen có hai alen quy định. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở thế hệ P, ruồi cái mắt đỏ có hai loại kiểu gen.
B. Ở F2 có 5 loại kiểu gen.
C. Cho ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
D. Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có số ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ 81,25%.
Câu 38: Một loài thực vật, giao phấn giữa 2 cây quả tròn thuần chủng (P) có kiểu gen khác nhau được F1 toàn quả dẹt. F1 lai với cây đồng hợp tử lặn về các cặp gen được đời con có kiểu hình phân li theo tỷ lệ 1 cây quả dẹt: 2 cây quả tròn: 1 cây quả dài. Cho cây F1 tự thụ phấn được F2. Chọn các cây quả tròn F2 cho giao phấn với nhau được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, xác suất để cây này cho quả tròn là
A. 3/4 B. 1/9 C. 2/3 D. 1/12
Câu 39: Để xác định quy luật di truyền chi phối sự hình thành màu sắc hoa một nhà khoa học đã tiến hành các phép lai sau:
Phép lai 1: Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng hoa trắng (2) thu được F1 100% hoa trắng.
Phép lai 2: Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (2) với dòng hoa trắng (3) thu được F1 100% hoa trắng.
Phép lai 3: Lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) với dòng hoa trắng (3) thu được F1 100% hoa xanh.
Biết quá trình phát sinh giao tử không xảy ra đột biến. Kết luận nào sau đây là chính xác?
A. Cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2) đời con đều cho 25% hoa xanh.
B. Màu sắc hoa được quy định bởi một gen có nhiều alen.
C. Nếu cho các cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn thì kiểu hình hoa trắng ở đời con chiếm 43,75%.
D. Tính trạng màu sắc hoa do gen ngoài nhân quy định.
Câu 40. Cho sơ đồ phả hệ sau:
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 18 người trong phả hệ này xác định được chính xác kiểu gen
(2) Có ít nhất 11 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(3) Tất cả những người bị bệnh trong phả hệ này đều có kiểu gen đồng hơp tử lặn
(4) Những người không bị bệnh trong phả hệ này đều không mang alen gây bệnh
A. 5 B. 2 C. 3 D. 1