Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Thời gian để các bạn học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT không còn nhiều nữa, để giúp các bạn học sinh trong việc sưu tầm đề thi thử của các trường, TimDapAnđã sưu tầm và xin giới thiệu tới các bạn: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Đại Từ, Thái Nguyên

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học Sở GD&ĐT Quảng Nam

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học có đáp án

Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Đại Từ, Thái Nguyên - Đề 1 Online

Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Đại Từ, Thái Nguyên - Đề 2 Online

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm)

Câu 1: Gen là một đoạn của phân tử ADN

A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
B. mang thông tin di truyền của các loài.
C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.

Câu 2: Chức năng vùng điều hòa trong gen cấu trúc là:

(I) Giúp ARN-polimereza nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã.
(II) Chứa trình tự các nuclêôtit điều hòa giúp điều hòa quá trình phiên mã.
(III) Chứa gen ức chế quá trình phiên mã.
(IV) Chứa vùng khởi động để khởi động quá trình phiên mã.

Phương án đúng là:

A. I và IV B. II và III C. II, III và IV D. I và II

Câu 3: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F2 là

A. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.
B. 5 AAA : 1 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.
C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa.
D. 1 AAA : 5 AAa : 1 Aaa : 5 aaa.

Câu 4: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xảy ra

A. vào mùa sinh sản của quần thể.
B. khi quần thể có nhiều cá thể bị đánh bắt quá mức.
C. khi các cá thể tranh giành nhau nguồn sống, con đực tranh giành con cái.
D. khi các cá thể phân bố đồng đều trong không gian của quần thể.

Câu 5: Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội AAAa × Aaaa cho đời con có kiểu gen AAaa chiếm tỉ lệ

A. 25%. B. 75% C. 50%. D. 6,25%.

Câu 6: Một người mang bộ NST có 45 NST trong đó chỉ có 1 NST giới tính X, người này là:

A. Nữ mắc hội chứng Tớcnơ
B. Nữ mắc hội chứng Claiphentơ
C. Nam mắc hội chứng Tớcnơ
D. Nam mắc hội chứng Claiphentơ

Câu 7: Một gen cấu trúc có chiều dài 0,255 miromet và có 1950 liên kết Hiddro. Một đột biến làm chiều dài gen không thay đổi, gen đột biến có tỷ lệ A/G xấp xỉ 66,3%. Đột biến gen thuộc dạng nào?

A. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
B. Mất 1 cặp G-X
C. Thêm 1 cặp A-T
D. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X

Câu 8: Điểm sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen so với các nhà nghiên cứu di truyền trước đó là:

A. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và định lượng dựa trên xác suất thống kê và khảo sát trên từng tính trạng riêng lẻ.
B. Làm thuần chủng các cá thể đầu dòng và nghiên cứu cùng lúc nhiều tình trạng.
C. Chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu.
D. Nghiên cứu tế bào để xác định sự phân ly và tổ hợp các NST.

Câu 9: Phương pháp ngiên cứu của Menđen gồm các nội dung:

(1) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
(2) Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2, F3.
(3) Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
(4) Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.

Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lý:

A. (4), (1), (2), (3). B. (4), (2), (1), (3).
C. (4), (3), (2), (1). D. (4), (2), (3), (1).

Câu 10: Số loại giao tử có thể tạo ra từ kiểu gen AaBbDd:

A. 8. B. 2. C. 4. D. 6.

Câu 11: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của tạo giống bằng công nghệ tế bào?

A. Tạo ra giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp - carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.
B. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
C. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.
D. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

Câu 12: Cho các thành tựu sau đây, thành tựu nào không phải của phương pháp gây đột biến?

A. Tạo cừu Đôly. B. Tạo giống dâu tằm tứ bội.
C. Tạo giống dưa hấu đa bội. D. Tạo giống nho không hạt.

Câu 13: Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?

A. ♀AA x ♂aa và ♀Aa x ♂aa.
B. ♀aabb x ♂AABB và ♀AABB x ♂aabb.
C. ♀AaBb x ♂AaBb và ♀AABb x ♂aabb.
D. ♀Aa x ♂aa và ♀aa x ♂AA.

Câu 14: Kiểu phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
D. Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.

Câu 15: Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị. Alen a quy định không phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng tần số alen a = 0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái không phân biệt được mùi vị là bao nhiêu?

A. 1,97%. B. 9,4% C. 1,72% D. 0,57%

Câu 16: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là:

A. 6. B. 8. C. 2. D. 4.

Câu 17: Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong quần thể như thế nào?

A. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.
B. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.
C. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau.
D. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau.

Câu 18: Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:

A. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.
B. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.
C. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.
D. 100% cá chép không vảy.

Câu 19: Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là

A. những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
B. những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau.
C. những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
D. những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.

Câu 20: Ở người, gene quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III10 – III11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa còn đầu lòng không mang alen lặn về hai gene trên là

A. 4/9 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/3

Câu 21: Bằng phương pháp làm tiêu bản tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?

(1) Hội chứng Đao.
(2) Hội chứng Tớcnơ.
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
(5) Bệnh máu khó đông.
(6) Bệnh ung thư máu.
(7) Bệnh tâm thần phân liệt.

Phương án đúng là:

A. (3), (4), (7) B. (2), (6), (7). C. (1), (3), (5). D. (1), (2), (6).

Câu 22: Cho các thành tựu:

1. Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.
2. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
3. Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
4. Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.

Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là

A. 3, 4 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 1, 4

Câu 23: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là

A. làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
B. quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.
C. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất.

Câu 24: Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. 0,3AA : 0,2Aa : 0,5aa
B. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa
C. 0,12AA : 0,25Aa : 0,63aa
D. 0,4AA : 0,3Aa : 0,3aa

Câu 25: Ở người, gen quy định tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể X. Một người đàn ông bị tật dính ngón tay 2 và 3 lấy vợ bình thường, sinh con trai bị tật dính ngón tay 2 và 3. Người con trai này đã nhận gen gây tật dính ngón tay từ

A. bố. B. mẹ. C. ông ngoại. D. bà nội.

Câu 26: Sự điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể theo xu hướng nào?

A. Quần thể luôn có xu hướng tăng số lượng cá thể ở mức tối đa tạo thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển trước những tai biến của tự nhiên.
B. Quần thể luôn có xu hướng giảm số lượng cá thể tạo thuận lợi cho sự cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
C. Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh tăng hoặc giảm số lượng cá thể tuỳ thuộc vào khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. Quần thể luôn có xu hướng điều chỉnh về trạng thái cân bằng: số lượng cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Câu 27: Đặc điểm nào sau đây xuất hiện ở kỉ Đệ Tứ?

A. Ổn định hệ thực vật, động vật. B. Tuyệt diệt bò sát cổ
C. Sâu bọ phát triển mạnh. D. Xuất hiện loài người.

Câu 28: Biết 1 gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết, phép lai AABBDd x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng ở F1 là:

A. 3/4. B. 9/16. C. 2/3. D. 1/4.

Câu 29: Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt xanh; gen B qui định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là:

A. 1/4. B. 1/3. C. 12. D. 2/3.

Câu 30: Từ quần thể cây lưỡng bội người ta có thể tạo được quần thể cây tứ bội. Quần thể cây tứ bội này có thể xem là một loài mới vì

A. quần thể cây tứ bội có sự khác biệt với quần thể cây lưỡng bội về số lượng NST.
B. quần thể cây tứ bội không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây lưỡng bội.
C. quần thể cây tứ bội giao phấn được với các cá thể của quần thể cây lưỡng bội cho ra cây lai tam bội bị bất thụ.
D. quần thể cây tứ bội có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể lưỡng bội.

Câu 31: Có 2 quần thể cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 750 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể thứ 2 có 250 cá thể, trong đó lần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới, alen A có tần số là:

A. 1 B. 0,45 C. 0,55 D. 0,5

Câu 32: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên , người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên:

A. 1/12 B. 1/36 C. 1/24 D. 1/8

Câu 33: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:

(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80 C.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là

A. (2) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (1) và (3).

Câu 34: Tháp tuổi của 3 quần thể sinh vật với trạng thái phát triển khác nhau như sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Quan sát 3 tháp tuổi trên có thể biết được

A. quần thể 2 đang phát triển, quần thể 1 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái). B. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 3 ổn định, quần thể 2 suy giảm (suy thoái).
C. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái).
D. quần thể 3 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 1 suy giảm (suy thoái).

Câu 35: Trên một mạch của một gene có 20%T, 22%X, 28%A.

Tỉ lệ mỗi loại nucleotit của gene là:

A. A = T = 24%, G = X = 26%
B. A = T = 24%, G = X = 76%
C. A = T = 42%, G = X = 8%
D. A = T = 42%, G = X = 58%

Câu 36: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị hợp tử về 2 cặp gen ở F1 là:

A. 30. B. 60. C. 76. D. 50.

Câu 37: Tỉ lệ giới tính thay đổi, không chịu ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây?

A. Điều kiện sống của môi trường.
B. Mật độ cá thể của quần thể.
C. Mùa sinh sản, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.
D. Điều kiện dinh dưỡng.

Câu 38: Trên 1 mạch đơn của gen có số nu loại A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Khi gen nhân đôi liên tiếp 3 lần, môi trường cung cấp số nu mỗi loại là:

A. A = T = 90; G = X = 200.
B. A = T = 180; G = X = 400.
C. A = T = 630; G = X = 1400.
D. A = T = 270; G = X = 600.

Câu 39: Kích thước của quần thể thay đổi, không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Sức sinh sản. B. Mức độ tử vong.
C. Cá thể nhập cư và xuất cư. D. Tỉ lệ đực, cái.

Câu 40: Với 3 cặp gen dị hợp di truyền phân li độc lập, tự thụ phấn thì số tổ hợp ở đời lai là:

A. 64. B. 8. C. 16. D. 81.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

1. A

2. A

3. A

4. C

5. C

6. A

7. D

8. A

9. B

10. A

11. B

12. A

13. B

14. A

15. C

16. C

17. A

18. B

19. B

20. D

21. D

22. C

23. B

24. B

25. A

26. D

27. D

28. A

29. B

30. C

31. C

32. D

33. A

34. C

35. A

36. B

37. B

38. C

39. D

40.A

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!