Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 2) là đề thi thử đại học môn Văn 2016 được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải. Đây là đề luyện thi THPT Quốc gia hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia quan trọng sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 1)
Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Văn được tải nhiều nhất
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương (Lần 3)
SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II NĂM 2016 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút) (Đề thi gồm 02 trang) |
Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, đến tháng 4 hạn vẫn diễn ra trên diện rộng và diễn biến phức tạp. Lượng nước trên các ao hồ, công trình thủy lợi rơi vào tình trạng cạn kiệt và sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp. Đến thời điểm này, con số thiệt hại do hạn ở các tỉnh Tây Nguyên đều ở mức trên 100 tỷ đồng.
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, hàng trăm hồ chứa ở các tỉnh Tây Nguyên chỉ còn khoảng 30-40% so với dung tích thiết kế, thấp hơn nhiều so với năm 2015. Tại Đăk Lăk có 115 hồ cạn nước, dự kiến đến cuối tháng 3 tăng lên 250 hồ. Tỉnh Đăk Nông 17 hồ cạn đáy, dự kiến tăng lên hơn 40 hồ, Kon Tum có 5 hồ. Đặc biệt, các hồ chứa ở Gia Lai chỉ đạt 10-50%.
Hiện có gần 28.000 hộ thiếu nước. Con số này có thể tăng lên gấp đôi trong thời gian tới, nặng nhất là Đăk Lăk với 25.000 hộ.
(Dẫn theo http://vnexpress.net/ Chủ nhật, 27/3/2016)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 3. Đoạn trích đề cập đến hiện tượng gì? Ở đâu? (0,5 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (5-7 dòng) nêu lên suy nghĩ của mình về hiện tượng được nêu trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
HỎI
Tôi hỏi đất:
- Đất sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
- Nước sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
- Cỏ sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với nhau như thế nào?
(Hữu Thỉnh)
Câu 5. Trong bài thơ trên, kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất? Tác giả đã hướng đến những đối tượng cụ thể nào? (0,25 điểm)
Câu 6. Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ? (0,25 điểm)
Câu 7. Từ lối sống của đất, nước và cỏ, nhà thơ suy ngẫm về lối sống của con người. Như vậy, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào là chủ yếu? (0,5 điểm)
Câu 8. Từ nội dung của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 dòng) trả lời câu hỏi của Hữu Thỉnh "Người sống với nhau như thế nào?". (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm):
Nói không với thực phẩm bẩn!
Câu 2 (4,0 điểm):
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn:
"Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...
Tràng thở đánh phào một cái (...) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau".
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 28, 29)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ được miêu tả trong đoạn trích trên.
-------------- Hết------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.