Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tháng 6/2016 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, làm trong thời gian 90 phút. Mời các bạn tham khảo và ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia 2016 sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán tháng 6/2016 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý tháng 6/2016 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học tháng 6/2016 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh

SỞ GD& ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA

MÔN SINH HỌC

Ngày thi: 07/06/2016

Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 130

Câu 1: Ở một thể đột biến, tế bào sinh dưỡng có một cặp NST tương đồng tăng thêm 2 chiếc còn các cặp NST khác đều bình thường được gọi là.

A. Thể tam nhiễm kép. B. Thể tứ bội. C. Thể bốn nhiễm. D. Thể lưỡng bội.

Câu 2: Trong các phát biểu sau về ưu thế lai có bao nhiêu phát biểu không đúng:

(1) Con lai của một phép lai bất kì đều có năng suất, khả năng sinh sản, sức chống chịu vượt trội so với dạng bố mẹ.

(2) Có thể duy trì ưu thế lai bằng một số phương pháp nhân giống vô tính.

(3) Con lai biểu hiện ưu thế lai cao nhưng bất thụ nên thường chỉ được sử dụng cho mục đích kinh tế.

(4) Người ta thường tạo ưu thế lai bằng phương pháp lai thuận nghịch, lai khác dòng, lai cận huyết...

(5) Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ do tỉ lệ kiểu gen đồng hợp giảm, dị hợp tăng.

A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.

Câu 3: Hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) cho năng suất cao là vì

A. Có sự kết hợp giữa tự nhiên và nhân tạo. B. Chất thải ở phân hệ này được tái sử dụng ở phân hệ khác.

C. Hiệu suất sinh thái của các loài rất cao. D. Nó là hệ sinh thái nhân tạo.

Câu 4: Đoạn okazaki là

A. Đoạn ADN được tổng hợp một cách gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi

B. Đoạn được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi

C. Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên mạch ADN trong quá trình nhân đôi

D. Đoạn ADN được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi

Câu 5: Ở ruồi giấm, phép lai Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tháng 6/2016 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh, mỗi gen quy định một tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen, kiểu hình tố đa ở đời con là.

A. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình B. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình

C. 28 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình D. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

Câu 6: Trong các phát biểu sau về quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Trong quần thể tự phối, nếu không có các nhân tố đột biến, chọn lọc tự nhiên hay di nhập gen thì quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền qua sau 1 thế hệ.

(2) Trong quần thể, sự giao phối ngẫu nhiên tạo ra sự phong phú và đa dạng về kiểu gen và kiểu hình trong quần thể nên được xem là nhân tố tiến hóa.

(3) Trong quần thể, sự tự phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể nên không được xem là nhân tố tiến hóa.

(4) Trong quần thể khác nhau về tần số alen giữa giới đực và giới cái, nếu không có các nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen thì quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng sau 2 thế hệ ngẫu phối.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 7: 2 gen A và B nhân đôi một số lần tạo ra tổng cộng 40 gen con. Biết gen A nhân đôi nhiều hơn gen B. Gen A có 175 chu kì xoắn. Sau khi nhân đôi, mỗi gen con của gen A lại phiên mã 3 lần, vậy tổng số nucleotit trên các mARN do gen A tạo ra là:

A. 42.103 nu B. 168.103 nu C. 56.103 nu D. 112.103 nu

Câu 8: Sinh giới được tiến hóa theo các chiều hướng

1- Ngày càng đa dạng và phong phú . 2- Tổ chức cơ thể ngày càng cao

3- Từ trên cạn xuống dưới nước 4- Thích nghi ngày càng hợp lí

Phương án đúng :

A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 4

Câu 9: Trong các loài sinh vật sau đây:

(1) vi khuẩn nitrat hóa (2) vi khuẩn nitrit hóa. (3) vi khuẩn amôn hóa.

(4) nấm hoại sinh (5) vi khuẩn cố định nitơ. (6) vi khuẩn phản nitrat hóa.

Có bao nhiêu sinh vật trong những sinh vật trên có thể tham gia vào quá trình tạo dinh dưỡng nitơ cho đất giúp cho thực vật hấp thụ:

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 10: Khi nói về cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng, kết luận nào sau đây là đúng.

A. Cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng thay đổi theo mùa, theo môi trường.

B. Mạng lưới dinh dưỡng càng đa dạng thì hệ sinh thái càng kém ổn định.

C. Mỗi hệ sinh thái có 1 hoặc nhiều mạng lưới dinh dưỡng.

D. Khi mất một mắt xích nào đó vẫn không làm thay đổi cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng.

Câu 11: Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn, nguyên nhân là vì

A. Thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh

B. Thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn

C. Giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi

D. Giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nân tiêu thụ rất ít thực vật phù du

Câu 12: Nhân tố nào dưới đây không làm mất cân bằng di truyền của quần thể?

A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.

C. Đột biến. D. Giao phối không ngâu nhiên.

Câu 13: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái đất, sự kiện tuyệt chủng các loài bò sát cổ xuất hiện ở

A. Kỉ Krêta (phấn trắng) thuộc Đại Trung sinh. B. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

C. Kỉ Dệ tam thuộc đai Tân sinh D. Kỉ Triat thuộc đại Trung sinh

Câu 14: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quả vàng, cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra loại giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường . Xét các tổ hợp lại :

(1) AAAa x Aaaa (2) AAaa x Aaaa. (3) AAaa x Aa

(4) Aaaa x Aaaa (5)AAAa x aaaa (6) Aaaa x Aa

Theo lí thuyết, những tổ hợp lai sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con 11 quả đỏ : 1 quả vàng là:

A. (1), (2), (6) B. (4), (5), (6) C. (2), (3) D. (2), (3), (5)

Câu 15: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen.

B. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.

D. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016

1. C

11. A

21. A

31. D

41. B

2. D

12. A

22. B

32. B

42. A

3. B

13. A

23. B

33. B

43. A

4. B

14. C

24. D

34. B

44. B

5. C

15. C

25. C

35. C

45. C

6. A

16. C

26. C

36. D

46. B

7. B

17. D

27. D

37. A

47. C

8. C

18. D

28. B

38. B

48. D

9. C

19. D

29. B

39. A

49. D

10. A

20. A

30. D

40. B

50. D

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!