Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 5) được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia hữu ích, giúp các bạn củng cố và luyện tập, nâng cao kỹ năng làm bài môn Sinh hiệu quả.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 1)
SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
Đề thi có 06 trang | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LỚP 12 - LẦN 5 NĂM HỌC 2015 - 2016 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề |
MÃ ĐỀ THI: 132
Câu 1: Ở một loài, xét một tính trạng do một gen trong nhân quy định. Cho các phát biểu sau
(1) Trong trường hợp các alen trội lặn hoàn toàn, phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp luôn cho tỉ lệ phân li kiểu hình theo lý thuyết là 3:1.
(2) Trong trường hợp có các cặp alen trội lặn hoàn toàn và các cặp alen trội lặn không hoàn toàn, phép lai giữa 2 cá thể dị hợp có thể cho tối đa 4 loại kiểu hình.
(3) Tính trạng do một gen trong nhân quy định luôn phân li đồng đều ở 2 giới.
(4) Cho P thuần chủng, tương phản, F1 ngẫu phối, theo lý thuyết F2 chắc chắn phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3:1.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 2: Yếu tố đảm bảo số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển là:
A. quan hệ hỗ trợ. B. tỉ lệ giới tính. C. quan hệ cạnh tranh. D. kiểu phân bố.
Câu 3: Người ta đã biết được một số gen gây bệnh ung thư vú thuộc dạng
A. đột biến trội gen quy định các yếu tố sinh trưởng.
B. đột biến lặn gen ức chế khối u.
C. đột biến trội gen ức chế khối u.
D. đột biến lặn gen quy định các yếu tố sinh trưởng.
Câu 4: Cho hoán vị gen diễn ra với tần số f = 0.2 Theo lí thuyết, tỉ lệ F có 6 gen lặn là
A. 1/4. B. 15/256. C. 1/36. D. 3/64.
Câu 5: Thí nghiệm của S. Milơ năm 1953 đã chứng minh
A. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học trong tự nhiên.
B. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học.
C. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ nhờ nguồn năng lượng sinh học.
D. các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện nguyên thuỷ của Trái Đất.
Câu 6: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Cho phép lai , nếu hoán vị gen diễn ra như nhau ở 2 giới với tần số là 0,4 thì theo lý thuyết số cá thể ở đời con có kiểu gen dị hợp về cả 4 cặp gen chiếm tỉ lệ
A. 0.1. B. 0.17. C. 0.115. D. 0.065.
Câu 7: Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm
A. thích nghi. B. chọn lọc tự nhiên. C. đột biến. D. thường biến.
Câu 8: Cánh đồng lúa được xem là hệ sinh thái nhân tạo. Người nông dân bón phân hữu cơ cho ruộng lúa. Phân hữu cơ
A. không làm thay đổi vật chất và năng lượng của hệ sinh thái vì hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, độc lập, tự cân bằng.
B. không làm thay đổi vật chất của hệ sinh thái.
C. bổ sung thêm vật chất cho hệ sinh thái.
D. bổ sung thêm vật chất và năng lượng cho hệ sinh thái.
Câu 9: Cho các nhận định về quy luật di truyền Menden như sau:
(1) Menden giải thích các quy luật di truyền dựa vào sự phân li của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.
(2) Quy luật di truyền của Menden vẫn đúng trong trường hợp nhiều gen quy định một tính trạng.
(3) Quy luật di truyền của Menden chỉ nghiệm đúng trong trường hợp một gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn.
(4) Trong phép lai một cặp tính trạng, Menden kiểm chứng lại giả thuyết của mình bằng cách cho F2 tự thụ phấn.
(5) Theo Menden, cơ thể thuần chủng là cơ thể mang 2 nhân tố di truyền giống nhau.
(6) Theo Menden, nhân tố di truyền chỉ hoàn quyện với nhau khi quá trình giảm phân tạo giao tử diễn ra bất thường.
(7) Quy luật phân li của Menden là phân li nhân tố di truyền đồng đều vào giao tử.
(8) Quy luật phân li độc lập của Menden là sự di truyền của tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng khác.
Số nhận định sai là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 10: Khi nói về gen trong ti thể hoặc lục lạp, phát biểu nào sau đây không đúng.
A. Trong một bào quan, có thể có nhiều phân tử ADN.
B. ADN dạng vòng trần, mã hóa một số gen.
C. ADN phiên mã tạo ra mARN sơ khai, mARN sơ khai được cắt bỏ đoạn intron thành mARN trưởng thành.
D. Các ti thể (hoặc lục lạp), tế bào, mô khác nhau có thể mang các alen khác nhau của cùng một gen.
Câu 11: Một cơ thể đực của một loài (2n), xét 4 cặp NST tương đồng, trên mỗi cặp NST có 2 cặp gen dị hợp. Cơ thể này giảm phân, một nhóm tế bào giảm phân chỉ có cặp NST thứ nhất diễn ra trao đổi chéo, một nhóm tế bào giảm phân chỉ có cặp NST số 4 diễn ra trao đổi chéo, một nhóm tế bào giảm phân chỉ có cặp NST số 3 và cặp số 4 trao đổi chéo, một nhóm tế bào giảm phân không xảy ra trao đổi chéo. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, chỉ có trao đổi chéo đơn. Theo lý thuyết, quá trình giảm phân trên tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 96. B. 112. C. 48. D. 80.
Câu 12: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn; khoảng cách giữa A và B là 20cM. Xét phép lai Ab/aBXDEXdE x Ab/abXdEY, kiểu hình Ab/-bXdEXd- ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 22,5%. B. 45%. C. 35%. D. 40%.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải của quần xã?
A. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
B. Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).
C. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
D. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Câu 14: Khi nói về hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây ĐÚNG.
A. Lai xa và đa bội hóa không diễn ra trong tự nhiên, chỉ thực hiện được nhờ các kỹ thuật của con người.
B. Ở thực vật, P: 4n x 2n → 3n. Nếu con lai 3n sinh sản vô tính được thì quần thể cây 3n là một loài mới.
C. Lai xa và đa bội hóa tạo ra con lai dị đa bội. Bộ NST của con lai dị đa bội chỉ có thể có tối đa 2 bộ NST của 2 loài khác nhau.
D. Ở động vật không có trường hợp con lai tam bội (3n) có sức sống.
Câu 15: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của
A. giao phối không ngẫu nhiên. B. các yếu tố ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên. D. đột biến.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2016
132 | 1 | D | 209 | 1 | C | 357 | 1 | A | 485 | 1 | B |
132 | 2 | C | 209 | 2 | D | 357 | 2 | A | 485 | 2 | A |
132 | 3 | B | 209 | 3 | A | 357 | 3 | D | 485 | 3 | B |
132 | 4 | A | 209 | 4 | D | 357 | 4 | A | 485 | 4 | A |
132 | 5 | D | 209 | 5 | D | 357 | 5 | C | 485 | 5 | C |
132 | 6 | D | 209 | 6 | B | 357 | 6 | D | 485 | 6 | B |
132 | 7 | D | 209 | 7 | D | 357 | 7 | D | 485 | 7 | A |
132 | 8 | D | 209 | 8 | B | 357 | 8 | B | 485 | 8 | D |
132 | 9 | B | 209 | 9 | D | 357 | 9 | A | 485 | 9 | D |
132 | 10 | C | 209 | 10 | D | 357 | 10 | C | 485 | 10 | A |
132 | 11 | D | 209 | 11 | D | 357 | 11 | D | 485 | 11 | C |
132 | 12 | A | 209 | 12 | B | 357 | 12 | A | 485 | 12 | B |
132 | 13 | A | 209 | 13 | D | 357 | 13 | A | 485 | 13 | C |
132 | 14 | B | 209 | 14 | C | 357 | 14 | B | 485 | 14 | A |
132 | 15 | B | 209 | 15 | B | 357 | 15 | A | 485 | 15 | D |
132 | 16 | A | 209 | 16 | A | 357 | 16 | D | 485 | 16 | B |
132 | 17 | C | 209 | 17 | B | 357 | 17 | B | 485 | 17 | B |
132 | 18 | B | 209 | 18 | D | 357 | 18 | C | 485 | 18 | C |
132 | 19 | D | 209 | 19 | C | 357 | 19 | D | 485 | 19 | C |
132 | 20 | B | 209 | 20 | B | 357 | 20 | B | 485 | 20 | A |
132 | 21 | D | 209 | 21 | D | 357 | 21 | C | 485 | 21 | C |
132 | 22 | C | 209 | 22 | C | 357 | 22 | B | 485 | 22 | A |
132 | 23 | D | 209 | 23 | C | 357 | 23 | C | 485 | 23 | D |
132 | 24 | C | 209 | 24 | C | 357 | 24 | C | 485 | 24 | D |
132 | 25 | A | 209 | 25 | C | 357 | 25 | D | 485 | 25 | B |
132 | 26 | C | 209 | 26 | A | 357 | 26 | B | 485 | 26 | A |
132 | 27 | C | 209 | 27 | B | 357 | 27 | B | 485 | 27 | D |
132 | 28 | A | 209 | 28 | A | 357 | 28 | D | 485 | 28 | C |
132 | 29 | A | 209 | 29 | B | 357 | 29 | B | 485 | 29 | B |
132 | 30 | B | 209 | 30 | A | 357 | 30 | C | 485 | 30 | D |
132 | 31 | C | 209 | 31 | C | 357 | 31 | C | 485 | 31 | B |
132 | 32 | C | 209 | 32 | B | 357 | 32 | B | 485 | 32 | A |
132 | 33 | A | 209 | 33 | A | 357 | 33 | A | 485 | 33 | C |
132 | 34 | B | 209 | 34 | B | 357 | 34 | A | 485 | 34 | D |
132 | 35 | D | 209 | 35 | A | 357 | 35 | B | 485 | 35 | A |
132 | 36 | A | 209 | 36 | B | 357 | 36 | A | 485 | 36 | B |
132 | 37 | A | 209 | 37 | A | 357 | 37 | A | 485 | 37 | D |
132 | 38 | B | 209 | 38 | B | 357 | 38 | D | 485 | 38 | C |
132 | 39 | B | 209 | 39 | D | 357 | 39 | C | 485 | 39 | B |
132 | 40 | C | 209 | 40 | A | 357 | 40 | C | 485 | 40 | C |
132 | 41 | D | 209 | 41 | A | 357 | 41 | C | 485 | 41 | B |
132 | 42 | B | 209 | 42 | C | 357 | 42 | C | 485 | 42 | B |
132 | 43 | D | 209 | 43 | C | 357 | 43 | B | 485 | 43 | D |
132 | 44 | C | 209 | 44 | B | 357 | 44 | D | 485 | 44 | B |
132 | 45 | A | 209 | 45 | C | 357 | 45 | A | 485 | 45 | A |
132 | 46 | C | 209 | 46 | D | 357 | 46 | A | 485 | 46 | C |
132 | 47 | A | 209 | 47 | A | 357 | 47 | A | 485 | 47 | C |
132 | 48 | B | 209 | 48 | A | 357 | 48 | B | 485 | 48 | D |
132 | 49 | A | 209 | 49 | C | 357 | 49 | D | 485 | 49 | D |
132 | 50 | A | 209 | 50 | B | 357 | 50 | D | 485 | 50 | A |