Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 1) là đề thi thử đại học năm 2016 môn Sinh có đáp án mà Tìm Đáp Án giới thiệu đến các bạn tham khảo, ôn luyện, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi quan trọng sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Bến Tre (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016 trường THPT Chuyên Bến Tre

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Đa Phúc, Hà Nội (Lần 2)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn: SINH HỌC (LẦN I)
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 357

ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH.

Câu 1: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp cá trong Hồ Tây.

B. Tập hợp cây cỏ trong một ruộng lúa.

C. Tập hợp côn trùng trong rừng Cúc Phương.

D. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.

Câu 2: Đối với quá trình tiến hóa, đột biến và di - nhập gen đều có vai trò

A. làm phong phú vốn gen của quần thể.

B. cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.

C. định hướng quá trình tiến hóa.

D. tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.

Câu 3: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 30 nm?

A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn).

B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).

C. Crômatit.

D. Sợi cơ bản.

Câu 4: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3' → 5'.

B. Enzim ARN pôlimeraza nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.

C. Chỉ một trong hai mạch của ADN làm mạch gốc để tổng hợp nên mạch mới.

D. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

Câu 5: Công nghệ gen đã đạt được thành tựu nào sau đây?

A. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β - carôten ở trong hạt.

B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao.

C. Tạo ra giống lúa IR22 có năng suất cao .

D. Tạo ra cừu Đôly.

Câu 6: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa xuất hiện ở

A. đại Tân sinh.

B. đại Cổ sinh.

C. đại Thái cổ.

D. đại Trung sinh.

Câu 7: Ở những loài sinh sản hữu tính, từ một quần thể ban đầu tách thành hai hoặc nhiều quần thể khác nhau. Nếu các nhân tố tiến hoá đã tạo ra sự phân hoá về vốn gen giữa các quần thể này, thì cơ chế cách li nào sau đây khi xuất hiện sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới?

A. Cách li nơi ở.

B. Cách li sinh sản.

C. Cách li sinh thái.

D. Cách li địa lí.

Câu 8: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây được xem là bằng chứng giải phẫu so sánh?

A. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh.

B. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

C. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.

D. Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.

Câu 9: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen dị hợp tử có trong kiểu gen của con lai.

B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng.

C. Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau.

D. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp sinh sản sinh dưỡng.

Câu 10: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã?

A. 5'AUG3'.

B. 5'UAA3'.

C. 5'UAG3'.

D. 5'UGA3'.

Câu 11: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử mARN?

A. Ađênin.

B. Timin.

C. Uraxin.

D. Xitôzin.

Câu 12: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong khoảng chống chịu, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được.

C. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau.

Câu 13: Loại đột biến nào sau đây có thể làm thay đổi số lượng gen ở hai nhóm gen liên kết?

A. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.

B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

D. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể khác nhau.

Câu 14: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng thực tế của quần thể có hình chữ S.

B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.

C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.

D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.

Câu 15: Hãy sắp xếp trình tự đúng để làm tiêu bản tạm thời nhiễm sắc thể (NST) của tế bào tinh hoàn châu chấu đực.

(1) Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực.

(2) Tay trái cần phần đầu ngực, tay phải kéo phần bụng ra (tách khỏi ngực) sẽ có một số nội quan trong đó có tinh hoàn bung ra.

(3) Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất.

(4) Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn, gạt sạch mỡ ra khỏi phiến kính.

(5) Đậy lá kính, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lá kính cho tế bào dàn đều và làm vỡ tế bào để NST bung ra.

(6) Nhỏ vài giọt oocxêin axêtic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian 15 - 20 phút.

(7) Đưa tiêu bản lên kính để quan sát: lúc đầu dùng bội giác nhỏ để xác định các tế bào, sau đó dùng bội giác lớn hơn.

(8) Đếm số lượng và qua sát hình thái của NST.

A. (1) → (2) → (4) → (3) → (5) → (6) → (7) → (8).

B. (1) → (2) → (3) → (4) → (6) → (5) → (7) → (8).

C. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) → (6) → (7) → (8).

D. (1) → (2) → (4) → (5) → (3) → (6) → (7) → (8).

Câu 16: Một giống lúa có alen A gây bệnh vàng lùn, để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh này người ta tiến hành các bước sau:

(1) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.

(2) Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến, gieo hạt mọc thành cây.

(3) Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.

(4) Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc tự thụ phấn tạo dòng thuần.

Thứ tự đúng là

A. (1) → (2) → (3) → (4).

B. (2) → (3) → (1) → (4).

C. (2) → (3) → (4) → (1).

D. (1) → (3) → (2) → (4).

Câu 17: Trong việc điều hòa hoạt động theo mô hình cấu trúc opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, gen điều hòa

A. là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

B. mang thông tin quy định cấu trúc enzim ADN pôlimeraza.

C. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.

D. là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết để ngăn cản sự phiên mã.

Câu 18: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

B. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.

D. Kết thúc của tiến hóa nhỏ hình thành nên loài mới.

Câu 19: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật, ... tăng cao dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao.

B. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

C. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.

D. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

Câu 20: Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên và di – nhập gen trong quá trình hình thành loài mới là

A. làm thay đổi đột ngột tần số của các alen.

B. cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.

C. quy định chiều hướng, nhịp điệu thay đổi tần số các alen.

D. làm tăng cường phân hóa vốn gen trong quần thể gốc.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học

1

D

11

B

21

D

31

C

41

C

2

A

12

B

22

A

32

D

42

C

3

B

13

D

23

B

33

C

43

A

4

D

14

A

24

C

34

C

44

A

5

A

15

B

25

A

35

B

45

B

6

D

16

B

26

D

36

D

46

D

7

B

17

C

27

D

37

B

47

D

8

C

18

A

28

B

38

C

48

A

9

C

19

B

29

A

39

A

49

B

10

A

20

A

30

B

40

D

50

C

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm