Đề ôn thi THPT Quốc gia 2018 môn Văn

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2) gồm 8 câu Đọc hiểu và 2 câu Làm văn, cùng đáp án đi kèm. Tìm Đáp Án hy vọng đây là đề luyện thi hữu ích dành cho các bạn thí sinh, giúp các bạn chuẩn bị tốt và nâng cao kỹ năng làm bài môn Văn.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 2

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1)

Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ Văn

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN HUỆ

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN II

NĂM HỌC: 2015 - 2016

----------

Môn thi: Ngữ văn

(Đề thi có 02 trang)

Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng còn nhiều bất cập. (2) Nguy cơ thất truyền, mai một của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể và sự xuống cấp của các di tích lịch sử vẫn còn ở mức báo động; việc phát huy giá trị các lễ hội truyền thống còn nhiều hạn chế, hiện tượng thương mại hóa trong lễ hội chưa được ngăn chặn một cách hiệu quả; sự hạn hẹp về kinh phí để bổ sung hiện vật cho bảo tàng; nạn trộm cắp buôn bán cổ vật vẫn diễn ra phức tạp; tình trạng lấn chiếm di tích, danh lam thắng cảnh; hiện tượng xây dựng trái phép, tu bổ di tích sai nguyên tắc chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời...

(Giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa cho thế hệ trẻ - Nguyễn Bá Khiêm)

Câu 1: Hãy ghi lại câu văn nêu chủ đề của đoạn trích.(0,25 đ)

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào?(0,5 đ)

Câu 3: Hãy tìm thành phần phụ trong câu văn số (1) và gọi tên thành phần đó(0,25 đ)

Câu 4: Theo anh/chị, cần làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc?

Trả lời trong khoảng 10 dòng (0,5 đ)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Nắng trong mắt những ngày thơ bé

Cũng xanh mơn như thể lá trầu

Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau

Chở sớm chiều tóm tém

Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm

Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài

Bóng bà đổ xuống đất đai

Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt

Rủ rau má, rau sam

Vào bát canh ngọt mát

Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.

(Thời nắng xanh, Trương Nam Hương)

Câu 5: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 đ)

Câu 6: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 đ)

Câu 7: Xác định thể loại của bài thơ trên (0,25 đ)

Câu 8: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 đ)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Chủ nghĩa cá nhân là thuốc độc chết người nhưng cá tính lại là "muối ăn" trong cuộc sống thường ngày.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phát biểu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2. (4,0 điểm)

Anh/chị hãy phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến với con sông hung dữ trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt của tác giả, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Sông Lô, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn tỉnh Vĩnh Phúc

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Câu 1: Câu chủ đề của đoạn là "Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng còn nhiều bất cập". Tìm đúng câu chủ đề được 0,25 điểm.

Câu 2: Những thao tác lập luận : bình luận, chứng minh. Nêu đúng 01 thao tác lập luận được 0,25 điểm.

Câu 3: Thành phần phụ trạng ngữ " Hiện nay". Nêu đúng được 0,25 điểm.

Câu 4: Học sinh cần nêu được một số giải pháp để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc như:

  • Phát huy các giá trị lễ hội truyền thống
  • Ngăn chặn nạn thương mại hóa lễ hội, ăn cắp cổ vật...
  • Giáo dục ý thức bảo vẹ và phất huy giá trị di sản văn hóa dân tộc cho nhân dân, nhất là giới trẻ
  • ...
  • Viết trong khoảng 10 dòng và nêu được từ 01 giải pháp đúng được 0,5 điểm

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính là phương thức biểu cảm. Nêu đúng được 0,25 điểm.

Câu 6: Biện pháp so sánh và liệt kê. Nêu đúng 01 biện pháp được 0,25 điểm.

Câu 7: Thể thơ tự do. Nêu đúng được 0,25 điểm.

Câu 8: Nội dung chính của đoạn thơ là kí ức của chủ thể trữ tình về tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên và về người bà tảo tần khuya sớm...

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

1. Giải thích (0.5đ)

  • Chủ nghĩa cá nhân là quan niệm sống vị kỉ, đề cao thái quá cá nhân, chỉ biết có mình và vì mình....
  • Cá tính là tính cách riêng của mỗi người, làm nên bản sắc riêng của mỗi cá nhân, là cơ sơ để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác...
  • Ý nghĩa chung của ý kiến là đề cao cá tính, phê phán lối sống cá nhân vị kỉ.

2. Bàn luận (2.0đ)

  • Chủ nghĩa cá nhân là thuốc độc chết người vì nó khiến cá nhân sống ích kỉ, xa rời cộng đồng, trở thành" kẻ thừa" đối với những người còn lại; sống theo chủ nghĩa cá nhân sẽ khiến cho con người trở nên đơn độc, yếu đuối; chủ nghĩa cá nhân sẽ khiến cho cộng đồng mất đi sự đoàn kết, đẩy lùi sự phát triển...
  • Cá tính là muối ăn vì nó là thứ gia vị cần thiết để cho "bữa tiệc" cuộc đời của mỗi cá nhân thêm đậm đà sâu sắc; sống không có cá tính sẽ khiến đời sống của mỗi cá nhân nhàm chán; cá tính tạo nên bản sắc riêng của mỗi cá nhân, là điều kiện cơ bản để cá nhân tỏa sáng; cá tính góp phần làm phong phú đời sống chung...
  • Phê phán lối sống cá nhân, vị kỉ.
  • Cần thấy vai trò của cá tính nhưng đủ tỉnh táo để nhận ra nó chỉ là thứ gia vị, tránh lạm dụng.

3. Bài học nhận thức và hành động (0.5đ)

Nhận thức được vai trò của cá tính cũng như hậu quả của lối sống cá nhân vị kỉ. Từ đó xác định cho mình lối sống đúng đắn sao cho bản thân.

Câu 2. (4,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ...

* Yêu cầu cụ thể:

1. Giới thiệu khái quát về: Tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút Người lái đò sông Đà và hình tượng người lái đò (0,5đ)

2. Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến với con sông Đà hung dữ (2.5đ)

  • Thoạt nhìn đó là cuộc đấu không cân sức. Bởi đó là trận đấu mà ở bên này là một thiên nhiên lớn lao, dữ dội và hiểm độc, với sức mạnh được nâng lên hàng thần thánh, có sóng nước hò reo quyết vật ngửa mình thuyền, có thạch trận với ba lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và nham hiểm; còn bên kia là con người bé nhỏ, không hề có phép màu, vũ khí trên tay chỉ là chiếc cán chèo-những chiếc que thật mỏng manh trước nguy nga sóng thác-trên một con đò đơn độc hết chỗ lùi.
  • Vậy mà thác dữ không chặn bắt được con thuyền. Cuối cùng vẫn là con người chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên, vẫn là con người cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận, để những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè. Người lái đò đã đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông.
  • Nguyễn Tuân cho thấy, nguyên nhân làm nên chiến thắng của con người không hề bí ẩn. Đó chính là sự ngoan cường, chí quyết tâm, và nhất là kinh nghiệm đò giang sông nước, lên thác xuống ghềnh đã giúp cho con người nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, để từ đó khuất phục dòng thác hồng hộc hơi thở của hùm beo.
  • Để miêu tả cho thật hùng tráng và hấp dẫn cuộc thủy chiến giữa ông lái đò với thác dữ sông Đà, Nguyễn Tuân đã tung ra đạo binh ngôn từ hùng hậu cùng tất cả sự tài hoa, uyên bác trong ngòi bút của mình.

3. Lí giải (1,0 đ)

  • Từ việc làm rõ sức mạnh, sự ngoan cường, chí quyết tâm, kinh nghiệm đò giang của người lái đò-một người lao động bình thường trên mảnh đất Tây Bắc nước ta - qua cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chúng ta hiểu rằng, chẳng phải tình cờ khi, để nói về màu sắc của núi sông, Nguyễn Tuân chỉ dùng một chữ vàng. Để rồi sau đó, ông sẽ dùng chữ vàng mười để gọi tên vẻ đẹp và giá trị quý báu của con người lao động. Điều đó chứng tỏ, trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả Người lái đò sông Đà, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả.
  • Người lái đò sông Đà chính là khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi huy hoàng trước sức mạnh tựa thánh thần của dòng sông hung dữ. Đấy chính là yếu tố làm nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và của những người lao động nói chung.
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!