Vndoc.com xin gửi đến các bạn: Đề thi học sinh giỏi Giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Gia Lai môn Vật lý lớp 12 (2010 - 2011).
Đề thi môn Vật lý:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
|
Bài 1: (5 điểm).
Một con lắc đơn có chu kì dao động T= 2s. Quả cầu của con lắc có kích thước nhỏ và khối lượng m = 0,1kg được tích điện dương q. Người ta treo con lắc trong điện trường đều mà vectơ E có cường độ E = 105V/m và phương nằm ngang so với mặt
đất, lúc này chu kìcủa con lắc là T’= 1,9928s. Tính giá trị của điện tích q (lấy g =9,8m/s2).
Đơn vị tính điện tích Culông (C)
Bài 2: (5 điểm).
Hai thấu kính ghép đồng trục gồm: Thấu kính O1 có tiêu cự f1 = 30cm, thấu kính O2 có tiêu cự f2 = -30cm. Một vật AB đặt vuông góc với trục chính trong khoảng O1 và O2 (hìnhvẽ). Cho l =O1O2= 60cm. Tính khoảng cách từ AB đến O1 để ảnh của AB qua từng thấu kính có vị trí trùng nhau.
Đơn vị khoảng cách (cm)
Bài 3: (5 điểm).
Hai chiếc xe A và B cùng xuất phát từ một điểm, chuyển động trên hai đường vuông góc nhau. Xe A chuyển động thẳng đều với vận tốc 60km/h, xe B chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 6,19.10-3m/s2. Hỏi sau hai giờ, hai xe cách nhau một khoảng bằng bao nhiêu?
Đơn vị khoảng cách (km)
Bài 4: (5 điểm).
Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ. Hãy chứng tỏ có thể xác định độ tự cảm L, điện trở thuần R nếu biết số chỉ các vôn kế, ampe kế và tần số dòng xoay chiều f của dòng điện.
- Áp dụng bằng số:
Vôn kế V chỉ U = 100V, Vôn kế V1 chỉ U1 = 35V,
Vôn kế V2 chỉ U2 = 75V, Ampe kế chỉ I = 0,5A, f = 50Hz. (Coi RA = 0, RV = ∞, bỏ qua điện trở dây nối)
Đơn vị tính độ tự cảm L(H), điện trở R(W)
Bài 5: (5 điểm).
Một nêm có mặt AB nghiêng một góc a, đặt trên sàn nằm ngang. Trên mặt AB của nêm đặt hai vật có khối lượng m1 = 4kg và m2 = 2kg nối với nhau bằng một sợi dây mãnh không giãn vắt qua một ròng rọc nhỏ gắn vào đỉnh A của nêm (hình vẽ), bỏ qua khối lượng và ma sát ở ròng rọc. Giữ nêm cố định, cho hệ số ma sát giữa hai vật và nêm bằng μ = 1/3, lấy g = 9,8m/s2.
a) Tìm giá trị cực đại của góc a để cho hai vật đứng yên.
b) Khi cho biết α = 600, tính gia tốc của hai vật.
Đơn vị góc(độ), gia tốc (m/s2)
Bài 6: (5 điểm).
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết hai nguồn điện e1 = 6,5V, e2 = 3,9V, điện trở trong của hai nguồn không đáng kể, các điện trở mạch ngoài R1 = R2 = R3 = R4 = R5 = R6 = R = 10Ω. Xác định cường độ dòng điện qua các nhánh.
Đơn vị tính cường độ dòng điện (A)
Bài 7: (5 điểm).
Một lò xo khối lượng không đáng kể, có chiều dài tự nhiên l0 = 20cm, độ cứng k =100N/m. Người ta treo vào lò xo một vật nặng có khối lượng m = 100g rồi quay đều lò xo xung quanh một trục thẳng đứng (Δ) với tốc độ góc ω (hình vẽ). Khi ấy trục của lò xo
làmvới trục (Δ) một góc α = 300. Tính chiều dài lò xo và tốc độ góc của chuyển động tròn của vật. Lấy g= 9, 8 m/s2.
Đơn vị tính chiều dài (m) và tốc độ góc (rad/s)
Bài 8: (5 điểm).
Xét một mạch dao động lí tưởng LC, dao động điện từ trong mạch là dao động điều hoà. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm bằng 1,2V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 1,8mA. Còn khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm bằng 0,9V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 2,4mA. Biết độ tự cảm của cuộn dây L = 5mH. Tính điện dung của tụ điện và năng lượng dao động điện từ trong mạch.
Đơn vị điện dung (F) và năng lượng điện từ (J)
Bài 9: (5 điểm).
Hai dây dẫn thẳng song song rất dài, đặt cách nhau 10cm trong không khí. Dòng điện trong hai dây dẫn ngược chiều và có độ lớn I1 = 10A; I2 = 20A. Tính cảm ứng từ tại điểm N cách mỗi dây 10cm.
Đơn vị cảm ứng từ (T)
Bài 10: (5 điểm).
Một vật có khối lượng m rơi thẳng đứng từ độ cao h lên một đĩa cân lò xo (hình vẽ). Khối lượng của đĩa và lò xo không đáng kể. Độ cứng của lò xo là k. Khi dính chặt vào đĩa cân, vật bắt đầu thực hiện dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Tìm biểu thức tính biên độ dao động. Áp dụng bằng số: h =3,75cm; m = 200g ; k= 200N/m,lấy g = 9,8 m/s2
Đơn vị tính biên độ (m)