Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt được TimDapAnsưu tầm, tổng hợp các dạng bài Tiếng Việt trọng tâm giúp các em học sinh ôn tập, củng cố, rèn luyện kỹ năng giải Tiếng Việt chuẩn bị tốt cho bài kì thi học kì 2 lớp 2.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

II. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2021

1. Ma trận Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

Ma trận nội dung kiểm tra đọc hiểu và kiến thức từ và câu

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Đọc hiểu văn bản:

- Xác định được các từ ngữ, hình ảnh, các chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.

- Giải thích được các chi tiết, hình ảnh trong bài bằng suy luận của mình,

Câu số

1, 3, 4, 5

2

7

6

Số điểm

2

0,5

0,5

3

Kiến thức tiếng Việt:

- Tim được từ và biết đặt câu với từ tìm được.

- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa. Xác định được bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?, để làm gì?

- Xác định được từ chỉ tính chất, đặc điểm.

- Hiểu nội dung bài.

Câu số

6,8

10

9

4

Số điểm

1,5

1

0,5

3

Tổng

Số câu

4

3

2

1

10

Số điểm

2

2

1,5

0,5

6

Ma trận câu hỏi đề kiểm tra

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

4

1

5

Câu số

1,3,4,5

2

1-5

2

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

1

1

2

1

3

2

Câu số

8

6

7,10

9

8,7,10

6,9

Tổng số câu

4

2

1

2

1

8

2

Số điểm

2

1,5

0,5

1,5

0,5

5

1

%

40%

20%

10%

20%

10%

80%

20%

2. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

Trường Tiểu học ….

Lớp: 2

Họ và tên:…………….……

……………………..………

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

Năm học: 2.......

MÔN: Tiếng việt (đọc hiểu)

Ngày kiểm tra:……………………….

Điểm

Giám thị

Giám khảo

Nhận xét của giáo viên

.........................................

.........................................

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) Bài: Cháu nhớ Bác Hồ, Tiếng Việt lớp 2, tập 2 trang 105.

II. Kiểm tra đọc hiểu: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi. (6 điểm)

Đọc bài: Cây đa quê hương (Sách TV 2, tập 2, Trang 93- 94)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cây đa quê hương

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1/ Bài văn tả cái gì? (M1 – 0.5)

a. Tả tuổi thơ của tác giả

b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.

c. Tả cây đa.

2/ Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu? (M2 – 0.5)

a. Cây đa nghìn năm.

b. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây.

c. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời ấu thơ của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây.

3/ Rễ của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào? (M1 – 0.5)

a. Nổi lên mặt đất như những con rắn hổ mang.

b. Nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ.

c. Như những con rắn hổ mang giận dữ.

4/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? (M1 – 0.5)

a. Ngồi dưới gốc đa tác giả thấy lúa vàng gợn sóng.

b. Đàn trâu lững thững ra về.

c. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều…..

d. Cả a, b và c.

5/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa: (M1 – 0.5)

a. Lững thững – nặng nề

b. Yên lặng – ồn ào

c. Cổ kính – chót vót

6/ Gạch chân bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” (M2- 0.5)

Bông cúc toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.

7/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: (M3 – 0.5)

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

8/ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. (M3 – 1)

Bố bạn Nga làm việc ở Nha Trang.

Câu hỏi: ………………………………………………………………………

9/ Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào? (M4 – 1)

………………………………………………………………………………………

10/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. (M3 – 1)

  • Từ ngữ đó là:…………………………………………………………………………
  • Đặt câu: ………………………………………………….……………………………

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (Nghe viết): (4 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc, học sinh nghe viết:

Chim chích bông

Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim.

Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mở chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ chấu chắp lại. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. Nó khéo biết moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong những thân cây mảnh dẻ, ốm yếu.

2. Tập làm văn: (6 điểm) (25 phút)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (6 đến 8 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.

Ví dụ:

A. Săn sóc mẹ khi mẹ bị ốm.

B. Cho bạn đi chung áo mưa.

C. Giúp đỡ người già hay trẻ nhỏ đi qua đường.

D. Nhặt được đồ của người khác mang trả lại

3. Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

CÂU

1

2

3

4

5

ĐÁP ÁN

C

C

B

D

B

6/ Gạch chân bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”(M2- 0.5)

Bông cúc toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.

7/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: (M3 – 0.5)

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

8/ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. (M3 – 1)

Bố bạn Nga làm việc ở Nha Trang.

Câu hỏi: Bố bạn Nga làm việc ở đâu?

9/ Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào?(M4 – 1)

- Qua bài văn em thấy tác giả yêu quê hương, yêu cây đa, luôn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa quê hương.

10/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. (M3 – 1)

  • Từ ngữ đó là: Giản dị
  • Đặt câu: Bác Hồ là người sống rất giản dị.

2. Tập làm văn:

Bài mẫu:

Tối hôm qua, mẹ em bị bệnh vì mẹ đã mắc phải một cơn mưa to. Mẹ đã bị sốt cao. Em đã đắp khăn lên trán mẹ, rót nước, lấy thuốc cho mẹ uống. Ba em đã gọi bác sĩ đến khám bệnh cho mẹ. Nhờ vậy, mẹ em đã khỏi bệnh. Mẹ nói: “Cảm ơn con. Nhờ sự chăm sóc của hai bố con mà mẹ hết bệnh.” Em vui lắm vì đã chăm sóc mẹ của mình khi bị bệnh.

II. Đề ôn thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2021

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm) (không khống chế thời gian)

GV yêu cầu HS đọc 1 trong 3 đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

1. Bài: Hừng đông mặt biển.

Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả về phía trước. Tất cả đều mới mọc lên đường.

* Cảnh hừng đông mặt biển thế nào?

2. Bài: Trăng mọc trên biển.

Biển về đêm đẹp quá! Bầu trời cao vời vợi, xanh biếc, một màu xanh trong suốt. Những ngôi sao vốn đã long lánh, nhìn trên biển lại càng long lánh thêm. Bỗng một vầng sáng màu đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời.

* Cảnh biển về đêm đẹp như thế nào?

3. Bài: Quả sầu riêng.

Sầu riêng có họ hàng xa với mít nhưng quả bé hơn. Gai quả sầu riêng vừa to vừa dài, cứng và sắc. Vỏ dày như vỏ quả mít nhưng cứng và rất dai.

Sầu riêng có họ hàng xa với quả gì?

II. Đọc hiểu (6 điểm) (35 phút)

Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên

Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.

Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.

Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.

Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối.

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: (M1) Già làng Voi tức giận điều gì?

A: Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.

B: Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.

C: Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước.

D: Cá Sấu đến sống ở hồ nước.

Câu 2: (M1) Già làng Voi làm gì để đánh Cá Sấu?

A: Gọi Cá Sấu đến nhà chơi.

B: Nhử Cá Sấu lên bờ để dân làng dễ dàng đánh bại.

C: Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.

D: Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại.

Câu 3: (M2) Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?

A: Do dấu chân của người dân ở đó.

B: Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành.

C: Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.

D: Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành.

Câu 4: (M3) Câu chuyện này kể về điều gì?

Câu 5: (M2) Câu: “Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ” thuộc kiểu câu gì?

A: Ai làm gi?

B: Ai là gì?

C: Ai thế nào?

D: Ai ở đâu?

Câu 6: (M4) Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên?

Câu 7: (M1) Ngày nay khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì?

A: Sông hồ.

B: Ao hồ.

C: Kênh rạch

D: Mương máng

Câu 8: (M3) Kể tên một số loài thú sống hoang dã .

Câu 9: (M2) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau .

Muông thú các nơi cùng kéo gỗ lát đường băng qua bãi lầy đến bên hồ trợ giúp.

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả-nghe viết (4 điểm)

GV đọc cho HS viết bài Mùa nước nổi đoạn từ “Mùa này đến ngày này qua ngày khác.” SGK TV 2 tập 2 trang 19.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn kể về một con vật nuôi mà em yêu thích.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

I. Đọc hiểu (6 điểm)

Câu 1: B (0,5đ)

Câu 2: C (0,5đ)

Câu 3: D (0,5đ)

Câu 4: (1đ)

Hs nêu được cuộc chiến giữa Già làng Voi và Cá Sấu đã làm lên sự tích sông hồ ở Tây Nguyên.

Câu 5: A (0,5đ)

Câu 6: (1đ)

Nêu được ý nghĩa của câu chuyện tác giả mượn các loài vật để nói lên tinh thần đoàn kết của người dân Tây Nguyên .

Câu 7: A (0,5đ)

Câu 8: (1đ) Kể được một số loài thú sống hoang dã.

Câu 9: (0,5đ) Điền dấu phấy vào sau từ lát đường, bãi lầy

II. Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn kể về một con vật nuôi mà em yêu thích.

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt có bảng ma trận kèm theo vì thế các thầy cô giáo có thể tham khảo để xây dựng kế hoạch ôn thi, ra đề thi cho các em học sinh một cách chất lượng và phù hợp với từng lớp hay từng trường theo đúng quy định.

Ngoài Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề toán lớp 2 học kỳ 2 hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất, vừa đào sâu các dạng toán lại giúp các bé tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng như là thi hết học kỳ 2 lớp 2 môn Toán, thi khảo sát chất lượng học kỳ 2 môn Toán lớp 2,.... cũng như học đồng đều các môn Tiếng Việt lớp 2, môn tự nhiên xã hội, đạo đức,...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm