Đề và đáp án thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2019

Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử năm học 2019 - 2020 là đề thi mới nhất trong bộ đề thi học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử trên Tìm Đáp Án. Đề kiểm tra Sử học kì 1 bao gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận có đáp án cho các em tham khảo và làm bài. Chúc các bạn học tốt và đạt thành tích cao trong bài thi học kì 1 môn Sử lớp 7 sắp tới.

TimDapAngiới thiệu bộ Đề thi học kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn được biên soạn bám sát với đề thi thực nhằm mang đến cho các thầy cô giáo tư liệu tham khảo để ra đề thi, bên cạnh đó các em học sinh cũng có nguồn tài liệu ôn tập để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới của mình. Chúc các em học tốt.

Tham khảo thêm:

ĐỀ KIỂM TRA SỬ HỌC KÌ 1

PHẦN A: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn phương án đúng nhất và ghi kết quả vào giấy làm bài (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu 1. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là

a. nông dân tự do.

b. nông nô.

c. nô lệ.

d. lãnh chúa phong kiến.

Câu 2: Lễ cày tịch điền xuất hiện vào triều đại nào?

a. Nhà Ngô

b. Nhà Đinh

c. Nhà Tiền Lê

d. Nhà Lý

Câu 3: Nhà Lý đổi quốc hiệu là Đại Việt vào năm nào?

a. 938

b. 1010

c. 1054

d. 1009

Câu 4: Pháp luật nước ta có từ thời nào?

a. Thời Tiền Lê

b. Thời Lý

c. Thời Trần

d. Thời Đinh

Câu 5: Nhà Trần ban hành bộ luật mới với tên gọi là gì?

a. Quốc triều hình luật

b. Hình thư

c. Hồng Đức

d. Hoàng triều luật lệ

Câu 6: Khi Mông cổ cho sứ giả đến đưa thư dụ hàng vua Trần, thái độ của vua Trần thế nào?

a. Trả lại thư

b. Thái độ giảng hoà

c. Bắt giam sứ giả vào ngục

d. Chém đầu sứ giả

Câu 7: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên diễn ra vào thời gian nào?

a. 1284

b. 1285

c. 1286

d. 1287

Câu 8: Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lý là ai?

a. Lý Huệ Tông

b. Lý Cao Tông

c. Lý Anh Tông

d. Lý Chiêu Hoàng

Câu 9: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào?

a. Quân phải đông nước mới mạnh

b. Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông

c. Quân lính vừa đông vừa tinh nhuệ

d. Quân đội phải văn võ song toàn

Câu 10: Câu nói: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của vị tướng nào ở thời Trần?

a. Trần Quốc Tuấn

b. Trần Anh Tông

c. Trần Khánh Dư

d. Trần Cảnh

Câu 11: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua Trần như thế nào khi quân Mông Cổ vào Thăng Long?

a. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long

b. Thực hiện chủ trương vườn không nhà trống

c. Người già, phụ nữ, trẻ em đi sơ tán

d. Cho quân lính ở lại chiến đấu

Câu 12: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự ở đâu?

a. Sông Bạch Đằng

b. Sông Mã

c. Sông Như Nguyệt

d. Sông Thao

PHẦN B: TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. Trước hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Nhà Lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào? (2đ)

Câu 2. Tại sao nói: Cuộc tiến công sang nước Tống của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là cuộc tấn công với mục đích tự vệ? (2đ)

Câu 3. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai? (3đ)

----------Hết---------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ MÔN LỊCH SỬ 7

PHẦN A: TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

b

d

c

b

a

c

b

d

b

a

b

c

PHẦN B: TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2.0 đ)

*Trước hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Nhà Lý đã chuẩn bị đối phó:

- Cử Lý Thường Kiệt chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.

0.5

- Cho quân đội luyện tập và canh phòng.

0.5

- Phong chức tước cho các tù trưởng. chiêu mộ binh lính.

0.5

- Lý Thường chủ động tiến công trước để tự vệ.

0.5

Câu 2

(2.0 đ)

* Cuộc tiến công của Lý Thường Kiệt là cuộc tiến công tự vệ vì:

- Ta chỉ tấn công vào các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc xâm lược nước ta.

1,0

- Trong quá trình tấn công ta cho yết bảng nói rõ mục đích của cuộc tấn công.

0,5

- Sau khi thực hiện được mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước.

0,5

Câu 3

(3.0 đ)

*Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai:

- Giống: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.

1

- Khác:

+ Lần thứ ba tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động khó khăn;

1.5

+ Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến của giặc.

0.5

Trên đây là Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2019 - 2020. Các bạn có thể tham khảo thêm giải bài tập Lịch sử 7, tập bản đồ Lịch sử 7, và các đề thi Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi giữa kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7.... được TimDapAnbiên soạn kỹ lưỡng, chi tiết hỗ trợ chương trình học lớp 7.

Tham khảo thêm:

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm