Đề cương ôn tập Lịch sử 7 học kì 1 năm 2020
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020 bao gồm các kiến thức trọng tâm được học trong học kì 1, giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, từ đó đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới, TimDapAngiới thiệu Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sử lớp 7 năm học 2020 - 2021 với các kiến thức trọng tâm và những bài tập bám sát chương trình học, giúp các em học sinh có kế hoạch ôn tập, chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 1 sắp tới.
I/ PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
1, Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành như thế nào?
+ Lãnh chúa phong kiến : là các tướng lĩnh và quý tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.
+ Nông nô : là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.
ð Xuất hiện 2 tầng lớp mới -> Xã hội phong kiến ở châu Âu đã được hình thành.
2, Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến?nếu đặc trưng và đặc điểm trong lãnh địa?
- Lãnh địa phong kiến là những vùng đất rộng lớn mà các nhà quý tộc chiếm đoạt được biến thành của riêng mình.
- Đặc trưng cơ bản của lãnh địa : là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh địa.
-Đặc điểm trong lãnh địa :
+ Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (khép kín, tự cấp tự túc)
+ Cư dân : Lãnh chúa và nông nô (Nông nô phụ thuộc hoàn toàn lãnh chúa)
3, Kể tên các cuộc phát kiến lớn về địa lý?
+ 1487, B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi
+1498, Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ
+ 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ
+ 1519 – 1522, Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất .
4, Kể tên các nước ĐNA hiện nay:
5, So sánh xã hội phong kiến ở Phương Đông và phương Tây?
Nội dung |
Phương Đông |
Phương Tây |
Quá trình hình thành phát triển |
-ra đời sớm kết thúc muộn (từ thế kỷ thứ III TCN đến giữa thế kỷ XIX) - phát triển chậm -> bị chủ nghĩa tư bản xâm lược |
-ra đời muộn kết thúc sớm (từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ XVI) - phát triển nhanh. -> chủ nghĩa tư bản hình thành |
Kinh tế |
- Nông nghiệp bó hẹp, đóng kín trong công xã nông thôn. - Nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và 1 số nghề thủ công |
-Nông nghiệp bó hẹp, đóng kín trong lãnh địa phong kiến. -Nông nghiệp kết hợp với công thương nghiệp. |
Xã hội |
- Địa chủ. - Nông dân lĩnh canh. |
- Lãnh chúa phong kiến - Nông nô. |
Phương thức bóc lột |
Địa tô |
|
Thể chế nhà nước |
Quân chủ chuyên chế |
Quân chủ phân quyền |
II PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
7. Sự thành lập nhàLý
Thời gian |
Tên triều đại |
Tên nước |
Tên vua đầu tiên (hiệu) |
Kinh đô |
Hiệu của đất nước |
938- 967 |
Ngô |
Ngô Quyền |
Cổ Loa |
||
968- 980 |
Đinh |
Đại Cồ Việt |
Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) |
Hoa Lư |
Thái Bình |
981- 1009 |
Tiền Lê |
Đại Cồ Việt |
Lê Hoàn (Lê Đại Hành) |
Hoa Lư |
Thiên Phúc |
1009- 1226 |
Lý |
Đại Việt |
Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) |
Thăng Long |
Thuận Thiên |
1226- 1400 |
Trần |
Đại Việt |
Trần Cảnh (Trần Thái Tông) |
Thăng Long |
|
1400 |
Hồ |
Đại Ngu |
Hồ Qúy Ly |
An Tôn (thành Tây Đô – thành nhà Hồ- Thanh Hóa |
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi và năm 1009 thì qua đời.
-Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập.
- 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và dời đô ra Đại La, đổi tên thành là Thăng Long
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
- Xây dựng bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương
+ Vua đứng đầu nắm giữ mọi quyền hành, theo chế độ cha truyền con nối.
+ Giúp việc cho vua là các đại thần, các quan văn võ.
+ Ở địa phương: cả nước chia làm 24 lộ, phủ, dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.
8. Nêu chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý?
- Đối nội:
+ Củng cố khối đoàn kết dân tộc: gả công chúa, ban tước cho các tù trưởng miền núi
+ Kiên quyết trấn áp những kẻ muốn tách khỏi Đại Việt.
- Đối ngoại: thực hiện chính sách ngoại giao mềmdẻo
+ Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống, Cham-pa.
+ Kiên quyết dẹp tan cuộc tấn công của Chămpa.
=>tác dụng: củng cố quốc gia thống nhất, tạo điều kiện bảo vệ và xây dựng đất nước lâu dài.
9. Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sađoạ.
- Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, dân litán.
- Các thế lực phong kiến địa phương chém giết lẫn nhau, chống lại triềuđình
- Nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổiloạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.
10. Luật pháp và quân đội:
Chính sách “ngụ binh ư nông” là:
Tiền – Lê |
Lý |
Trần |
|
Luật pháp |
-1042, bộ luật Hình thư - Nội dung: + bảo vệ nhà vua và cung điện, + bảo vệ của công và tài sản của nhân dân + bảo vệ sản xuất nông nghiệp. |
- 1230, bộ luật Quốc triều hình luật, - Nội dung: + giống như bộ luật thời Lý:…… + Được bổ sung thêm: Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất - Thẩm hình viện là cơ quan chuyên xét xử kiện cáo. |
|
Quân đội |
- gồm 10 đạo chia thành 2 bộ phận: + Cấm quân. +Quânđịa phương. -Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông) |
+ Gồm 2bộphận:cấm quân và quân địa phương. + Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông” + Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và quân thuỷ. + Vũ khí có giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá. => mạnh, đủ sức đương đầu với kẻ thù |
- Quân đội gồm 2 bộ phận chính + Cấm quân (đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và nhà vua) + Quân ở các lộ ; - Ngoài ra, có Hương binh ở làng xã và Quân của các vương hầu. - Quân đội được tuyển theo chính sách "ngụ binh ư nông" ; và chủ trương"quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông" ; xây dựng tinh thần đoàn kết. - Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ... - Bố trí tướng giỏi, quân đông ở vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc. |
* Việc xây dựng quân đội nhà Trần có gì khác và giống so với thời Lý.
-> Giống:
+ Quân đội gồm hai bộ phận.
+ Được tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông".
- Khác:
+ Cấm quân: Tuyển những người khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần.
+ Quân đội theo chủ trương: "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông".
11. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền:
- Được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm 3 cấp : triều đình, các đơn vị hành chính trung gian từ lộ, phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở làxã.
-Thực hiện chế độ Thái thượng hoàng.
- Các chức đại thần văn, võ phần lớn do họ Trần nắmgiữ.
- Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện, Thái y viện,Tôn nhân phủ, và 1 số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điềnsứ...
- Cả nước chia lại thành 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện và dưới cùng làxã.
- Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu và ban thái ấp.
12. Nêu diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt?
- Diễn biến:
- Chờ mãi không thấy quân tiếp viện, Quách Quỳ cho quân bắc cầu phao đánh sang phòng tuyến của ta nhưng đều thất bại.
- Quân Tống rơi vào thế khó khăn, đúng lúc đó Lý Thường Kiệt cho đọc bài thơ thần khiến chúng càng hoang mang tuyệt vọng.
- Cuối xuân năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to, lâm vào tình thế khó khăn, tuyệtvọng.
- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị "giảng hoà", quân Tống chấp thuận ngay, vội rút quân về nước.
b. Kết quả: cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi
13. Nêu nguyên nhân thắng lợi,ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt?
a. Nguyên nhân
- Do sự chỉ huy tài tình của Lý ThườngKiệt.
- Do tinh thần đoàn kết của toàn dânta
- Do có sự chuẩn bị chu đáo: bố trí trận địa mai phục ở sông NhưNguyệt.
b. Ý nghĩa:
- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử dântộc.
- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lượcĐV.
- Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảovệ
14. Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
- Tiến công trước để giành thế chủđộng.
- Sự chuẩn bị chu đáo: lợi dụng địa thế tự nhiên để xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Dùng biện pháp tâm lí để làm cho giặc hoang mang lo sợ và khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta khi đọc bài thơthần.
- Đánh úp vào trại giặc vàc hủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảnghòa.
15. Nhận xét nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
- Chủ động mở cuộc tấn công vào đất Tống, tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy các kho tàng của giặc rồi rút quân vềnước
- Chủ động kết thúc chiến tranh: trong khi quân Tống đang nguy khốn thì ông lại không tấn công mà đề nghị “giảng hòa” để kết thúc chiếntranh
Việc kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt nhằm: đuổi được quân Tống về nước, bảo vệ được nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ; giữ được mối quan hệ bang giao, hòa hiếu giữa 2 nước sau chiến tranh, không làm tổn thương danh dự của nhà Tống, đảm bảo hòa bình lâu dài. +Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta.
16. Trình bày diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược quân Mông Cổ?
a. Diễn biến
- Tháng 1 - 1258, 3 vạn quân Mông Cổ, do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua TrầnThái Tông chỉ
- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, xong về Thiên Mạc (Hà Nam)
- Nhân dân Thăng Long thực hiện "vườn không nhàtrống".
- Quân Mông Cổ rơi vào tình thế khó khăn trầm trọng về lương thực, lực lượng tiêu hao dần.
- Nắm thời cơ, Nhà Trần mở cuộc phản công lớn và giành chiến thắng ở Đông BộĐầu.
b. Kết quả:
- Ngày 29 - 1 - 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy vềnước.
- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ kết thúc thắng lợi.
Còn tiếp.............
Trên đây, Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới các bạn Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm học 2020 - 2021. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Lịch sử 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.