TimDapAngiới thiệu tới các bạn Bộ 3 Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức có đầy đủ đáp án và ma trận. Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 7 bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề.
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 7 KNTT
Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử Địa lí Kết nối tri thức - Đề 1
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng ghi 0,25 điểm)
Câu 1. Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian
A. thế kỉ X đến thế kỉ XV.
B. thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.
C. thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.
D. thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
Câu 2. Nét nổi bật nhất của văn hoá Lào và Campuchia là
A. chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
B. đều có hệ thống chữ viết riêng.
C. biết tiếp thu sáng tạo những thành tựu văn hoá từ bên ngoài, kết hợp với nét đặc sắc truyền thống văn hoá bản địa để xây dựng nền văn hoá riêng rất đặc sắc.
D. có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp nổi tiếng.
Câu 3. Vương triều Gúp-ta được gọi là thời kì hoàng kim của Ấn Độ vì
A. kinh tế có những tiến bộ vượt bậc, đời sống của người dân ổn định sung túc.
B. xã hội ổn định đạo phật tiếp tục phát triển mạnh.
C. nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo được xây dựng.
D. hoạt động thương mại trong nước được đẩy mạnh và Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước.
Câu 4. Sau thời kì phân tán (Thế kỉ III TCN đến thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới Vương triều
A. Gúp-ta.
B. Mô-gôn.
C. Đê-li.
D. Hác-sa.
Câu 5. Thời Đường loại hình văn học phát triển nhất là
A. ca múa.
B. tiểu thuyết.
C. thơ.
D. kịch nói.
Câu 6. Bức tranh Nàng La Giô – công – đơ là kiệt tác nghệ thuật hoạ sĩ nổi tiếng nào?
A. Lê-ô-na-đơ Vanh-xi.
B. Mi-ken-lăng-giơ.
C. W.Sếch-xpia.
D. M.Xéc-van-tét.
Câu 7. Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu
A. chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến Tây Âu bắt đầu.
B. chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.
C. chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.
D. thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.
Câu 8. Lĩnh vực nào đạt thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Văn học, triết học.
B. Khoa học – kĩ thuật.
C. Nghệ thuật, Toán học.
D. Văn học, Nghệ thuật.
Câu 9. Trụ sở của Liên minh châu Âu được đặt ở quốc gia nào?
A. Bỉ.
B. Anh.
C. Hà Lan.
D. Thuỵ Sĩ.
Câu 10. Liên minh châu Âu được thành lập chính thức vào năm nào?
A. 1951.
B. 1957.
C. 1967.
D. 1993.
Câu 11. Đặc điểm chủ yếu của đô thị hóa ở châu Âu là
A. mức độ đô thị hóa chậm.
B. chủ yếu là đô thị hóa tự phát.
C. quá trình đô thị hóa diễn ra sớm.
D. quá trình đô thị hóa diễn ra muộn.
Câu 12. Năm 2020, tỉ lệ dân đô thị ở châu Âu chiếm khoảng
A. 60%. B. 65%. C. 70%. D. 75%.
Câu 13. Cơ cấu dân số của châu Âu là
A. cơ cấu dân số trẻ. B. cơ cấu dân số già.
C. cơ cấu dân số ổn định. D. đang chuyển từ ổn định sang già.
Câu 14. Số dân của châu Âu đứng thứ mấy trên thế giới?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15. Dạng địa hình của châu Âu phần lớn là
A. đồi, núi. B. đồng bằng. C. cao nguyên. D. núi và cao nguyên.
Câu 16. Châu Âu ngăn cách với châu Á bởi dãy núi nào?
A. U-ran B. An-pơ C. Cac-pát. D. XCan-đi-na-vi.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm) Việc sáng tạo ra chữ viết riêng của nhiều quốc gia Đông Nam Á có ý nghĩa như thế nào ?
Câu 2. (1,5 điểm) Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
Câu 3. (1 điểm) Kể tên các tiểu thuyết được xếp vào “ Tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc ?
Câu 4. (1,5 điểm)
a) Trình bày giải pháp về vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.
b) Cho ví dụ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến châu Âu trong thời gian gần đây.
Câu 5. (1,5 điểm) Phân tích đặc điểm địa hình của châu Âu.
Xem đáp án, ma trận và bản đặc tả đề 1 trong file tải về
Đề thi giữa giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức - Đề 2
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7
(PHÂN MÔN LỊCH SỬ)
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức
|
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|
|||
1 |
TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu |
1 TN
|
|
|
|
|
|
|
|
2,5%
|
2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu |
|
|
1 TL |
|
|
|
|
15% |
|||
3. Phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo |
1 TN |
|
|
1 TL* |
|
|
|
|
2,5%
|
||
2 |
TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI |
1. Trung Quốc từ TK VII đến giữa TK XIX |
2 TN |
|
|
|
1 TL |
|
1 TL* |
12,5% |
|
2. Ấn Độ từ TK IV đến giữa TK XIX |
2 TN |
|
|
|
|
|
5% |
||||
3 |
ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
1. Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI |
|
|
|
|
|
1TL |
5% |
||
2. Vương quốc Campuchia
|
1 TN |
|
|
1 TL* |
|
|
2,5% |
||||
3. Vương quốc Lào |
1 TN |
|
|
|
|
|
2,5% |
||||
Tổng |
8 TN |
|
|
1 TL |
|
1 TL (a) |
|
1 TL (b) |
5.0 |
||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
||||||
Tỉ lệ chung |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7
(PHÂN MÔN LỊCH SỬ)
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu |
Nhận biết – Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu Thông hiểu – Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu. – Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo Vận dụng – Phân tích được vai trò của thành thị trung đại. |
1TN |
|
|
|
2. Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
|
Thông hiểu – Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí Vận dụng – Sử dụng lược đồ hoặc bản đồ, giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới |
|
1TL |
|
|
||
3. Phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo |
Nhận biết – Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hoá Phục hưng Thông hiểu – Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế – xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. Vận dụng – Nhận xét được ý nghĩa và tác động của phong trào văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu |
1TN |
1TL*
|
|
|
||
2 |
TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI |
1. Trung Quốc từ TK VII đến giữa TK XIX |
Nhận biết – Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường Thông hiểu – Mô tả được sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh - Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,...) Vận dụng – Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,...) – Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh |
2TN |
1TL* |
1TL |
|
2. Ấn Độ từ TK IV đến giữa TK XIX |
Nhận biết: – Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ – Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gupta, Delhi và đế quốc Mogul. Thông hiểu: - Giới thiệu được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX – Nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX |
2TN
|
|
|
|
||
3 |
ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
1. Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI
|
Thông hiểu – Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. - Giới thiệu được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. Vận dụng – Nhận xét được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. Vận dụng cao: -Liên hệ được 1 số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI có ảnh hưởng đến hiện nay. |
|
|
|
1TL |
2. Vương quốc Campuchia
|
Nhận biết – Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Campuchia. - Nêu được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor. Thông hiểu – Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Campuchia. Vận dụng – Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor. |
1TN |
1TL* |
|
|
||
3. Vương quốc Lào |
Nhận biết: – Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Lào. - Nêu được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang. Thông hiểu: – Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào. Vận dụng: – Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang. |
1TN
|
|
|
|
||
Sốcâu/ Loạicâu |
|
8 câu TNKQ |
1 câu TL |
1 câu TL |
1 câu TL |
||
Tỉlệ % |
|
20% |
15% |
10% |
5% |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7
(PHÂN MÔN LỊCH SỬ)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Lĩnh vực nào đạt thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Văn học, triết học.
B. Khoa học – kĩ thuật.
C. Nghệ thuật, Toán học.
D. Văn học, Nghệ thuật.
Câu 2: Đất nước nào là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. Anh.
B. I-Ta_li-a.
C. Đức.
D. Mỹ.
Câu 3: Bức hoạ Nàng La Giô – công – đơ là kiệt tác nghệ thuật của hoạ sĩ nổi tiếng nào?
A. Lê-ô-na-đơ Vanh-xi.
B. Mi-ken-lăng-giơ.
C. W.Sếch-xpia.
D. M.Xéc-van-tét.
Câu 4: Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là
A. ca múa.
B. tiểu thuyết.
C. thơ.
D. kịch nói.
Câu 5: Dưới Vương triều Gup ta, tôn giáo nào phát triển nhất?
A. Đạo Phật.
B. Đạo Thiên Chúa.
C. Đạo Tin lành.
D. Đạo Hin - đu.
Câu 6: Dưới thời phong kiến, ở Ấn Độ Vương triều nào được xem là thịnh vượng nhất?
A. Gúp- ta.
B. Đê li.
C. Môn gôn.
D. Nanda.
Câu 7: Thành tựu kiến trúc nổi bật của Trung Quốc là
A. Vạn Lí Trường Thành.
B. đền Ăng-co-Vát.
C. đền Ăng-co- Thom.
D. đền Taj Mahal.
Câu 8: Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian nào?
A. TK X đến TK XV.
B. TK XV đến TK XVI.
C. TK XV đến TK XVII.
D. TK XVI đến TK XVIII.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm) Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?
Câu 2: (1.0 điểm) Trong những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc từ TK VII đến TK XIX em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
Câu 3: (0,5 điểm) Việc sáng tạo ra chữ viết riêng của nhiều quốc gia Đông Nam Á có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống ?
…………………………….
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7
(PHÂN MÔN LỊCH SỬ)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đ/A |
D |
B |
A |
D |
A |
C |
A |
C |
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu |
Đáp án/điểm |
Câu 1: (1,5 điểm) Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?
|
- Hệ quả tích cực: (1điểm) + Tìm ra những con đường hàng hải mới, vùng đất mới, thị trường mới thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển. + Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu… thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển. - Hệ quả tiêu cực: (0,5điểm) - Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa… |
Câu 2: (1,5 điểm) a. (1 điểm) Trong những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc từ TK VII đến TK XIX em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?
|
- Trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX, em ấn tượng với thành tựu về Văn học. Vì: + Nền văn học Trung Quốc rất phong phú, đa dạng về thể loại : thơ Đường luật, kịch, tiểu thuyết chương hồi…Văn hóa Trung Quốc cũng có ảnh hưởng rất lớn tới nền văn học của Việt Nam thời trung đại. (0,5 điểm) + Trung Quốc có nhiều tác phẩm văn học đồ sộ: Tam quốc diễn (nghĩa của La Quán Trung); Hồng Lâu Mộng (của Tào Tuyết Cần)… Những tác phẩm này trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều bộ phim mà hiện nay chúng ta vẫn xem, chẳng hạn như phim Tây Du Kí…(0,5 điểm)
|
b. (0,5 điểm) Việc sáng tạo ra chữ viết riêng của nhiều quốc gia Đông Nam Á có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống? |
Sự ra đời của chữ viết sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành văn hóa khác (ví dụ: văn học, sử học…) và tạo điều kiện cho sự phát triển của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn sau. |
Phân môn Địa lí
Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Địa lí 7
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết (TNKQ) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
Phân môn Địa lí | |||||||||||
1 |
CHÂU ÂU (3,5 điểm = 35%) |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu. – Đặc điểm tự nhiên. – Đặc điểm dân cư, xã hội. – Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên. – Khái quát về Liên minh châu Âu (EU). |
6 (1,5đ) |
1/2 (0,5đ) |
1/2 (1,5đ) |
7 câu = 35% = 3,5 điểm |
|||||
2 |
CHÂU Á (1,5 điểm = 15%) |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Á. – Đặc điểm tự nhiên. – Đặc điểm dân cư, xã hội. |
2 (0,5đ) |
1/2 (1,0đ) |
3 câu = 15% = 1,5điểm |
||||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
15% |
50% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Lớp 7
TT |
Chương/ Chủ đề (1) |
Nội dung/Đơn vị kiến thức (2) |
Mức độ đánh giá (3) |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức (4) |
Tổng % điểm |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||
Phân môn Địa lí |
||||||||
1 |
CHÂU ÂU |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu – Đặc điểm tự nhiên – Đặc điểm dân cư, xã hội – Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên – Khái quát về Liên minh châu Âu (EU) |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. – Xác định được trên bản đồ các sông lớn Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp), Volga (Vonga). – Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới nóng; đới lạnh; đới ôn hòa. – Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Âu. Thông hiểu – Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu: khu vực đồng bằng, khu vực miền núi. – Phân tích được đặc điểm phân hoá khí hậu: phân hóa bắc nam; các khu vực ven biển với bên trong lục địa. – Nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. Vận dụng – Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu. |
6TN |
1TL (a) |
1TL (b) |
7 câu = 35% = 3,5 điểm |
|
2 |
CHÂU Á |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Á – Đặc điểm tự nhiên – Đặc điểm dân cư, xã hội |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á. – Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: Địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản. – Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo; sự phân bố dân cư và các đô thị lớn. – Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á. Thông hiểu – Trình bày được ý nghĩa của đặc điểm thiên nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. |
2TN |
1TL (a) |
3 câu = 15%= 1,5điểm |
||
Số câu/ loại câu |
8 câu TNKQ |
2 câu TL (câu 1a) (câu 2) |
1 câuTL (câu 1b) |
10 câu |
||||
Tỉ lệ % |
20 |
15 |
15 |
50 |
Phân môn Địa lí
A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Châu Âu có diện tích
A. trên 9 triệu km2
B. trên 10 triệu km2.
C. trên 11 triệu km2.
D. trên 12 triệu km2.
Câu 2. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới khí hậu nào?
A. Đới ôn hòa.
B. Đới lạnh.
C. Đới nóng.
D. Cả 3 đới.
Câu 3. Ở châu Âu, thảm thực vật thảo nguyên ôn đới chủ yếu nằm ở
A. phía bắc.
B. phía nam.
C. phía đông nam.
D. Phía tây.
Câu 4: Các sông lớn ở châu Âu là
A. Đa - nuyp, Rai- nơ và U-ran.
B. Đa -nuyp, Rai- nơ và Von- ga.
C. Đa - nuyp, Von- ga và U-ran.
D. Rai- nơ, Von- ga và U-ran.
Câu 5: Năm 2020, số dân của châu Âu khoảng
A. 747 triệu người.
B. 757 triệu người.
C. 767 triệu người.
D. 777 triệu người.
Câu 6: Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm là
A. tỉ lệ dân thành thị thấp.
B. đô thị hóa nông thôn kém phát triển.
C. các đô thị mở rộng và nối liền nhau tạo thành các dải đô thị.
D. châu lục có mức đô thị hóa thấp.
Câu 7: Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau dây?
A. Thái Bình Dương.
B. Bắc Băng Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Ấn Độ Dương.
Câu 8: Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Châu Á ra đời tại
A. Pa-let-tin
B. Ấn Độ
C. I – Ran
D. A-rập-xê-út
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) (0,5 điểm). Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình miền núi ở châu Âu.
b) (1,5 điểm). Nêu một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí và ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu.
Câu 2 (1,0 điểm)
Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa như thế nào đối với các nước châu Á?
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Địa
A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm/8 câu)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
A |
C |
B |
A |
C |
C |
D |
(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 (2,0 điểm) |
a) Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu. (0,5 điểm) |
|
- Địa hình núi già phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục, gồm các dãy: Xcan-đi-na-vi, U-ran,... Phần lớn là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp. - Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam, gồm các dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng,... Phần lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2000 m. Dãy An-pơ cao và đồ sộ nhất châu Âu, có nhiều đỉnh trên 4000 m. |
0,25 0,25 |
|
b) * Những giải pháp cải thiện chất lượng không khí (1,0 điểm) |
||
- Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển. - Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng Các-bon cao như dầu mỏ và khí tự nhiên, góp phần giảm tải khí CO2vào khí quyển. - Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch. - Đối với thành phố: giảm lượng xe lưu thông thành phố, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ. * Cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu (0,5 điểm) - Trồng rừng và bảo vệ rừng. - Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, thủy triều, mặt trời… (Nếu HS đưa các giải pháp khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa) |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
|
2 (1,0 điểm) |
* Ý nghĩa của tài nguyên khoáng sản đối với các nước châu Á. (1,0 điểm) |
|
- Tài nguyên khoáng sản là cơ sở để phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản. - Cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho các ngành như sản xuất ô tô, luyện kim,.. |
0,5 0,5 |
Để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 lớp 7 sắp tới, TimDapAngiới thiệu tới các bạn chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, do đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn hoặc sưu tầm từ nhiều trường THCS trên cả nước. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời thầy cô và các em tham khảo.