TimDapAngiới thiệu tới các bạn Bộ 3 Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều có đầy đủ đáp án và bảng ma trận. Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 7 bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận, được biên bám sát chương trình học trong SGK LS&ĐL 7 Cánh diều, cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ.

Đề kiểm tra Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều - Đề 1

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7

Thời gian: 60 phút

Khung ma trận:

Chương/

chủ đề

Nội dung/

đơn vị kiến thức

Mức độ kiểm tra, đánh giá

Tổng

% điểm

Nhận biết

(TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Phân môn Lịch sử

TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI.

- Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.

1 TN

0,25

- Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.

1 TN

0,25

- Phong trào Văn hóa phục hưng và Cải cách tôn giáo.

2 TN

1TL

2,5

TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI

- Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

2 TN

1/2TL

1/2TL

3,0

- Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.

2 TN

0,5

Số câu

8TN

1TL

1/2TL

1/2TL

10

Số điểm

2

2

1,5

1

6,5

Tỉ lệ

20%

20 %

15%

10 %

6,5%

Phân môn Địa lí

CHÂU ÂU

( 100% - 3,5 điểm)

(8 tiết)

- Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu.

5TN

1,25

- Đặc điểm dân cư, xã hội.

2TN

0,5

- Phương thức con người khai thác, sử dụng. và bảo vệ thiên nhiên, ứng phó biến đổi khí hậu.

1TL

0,5

- Khái quát về Liên minh châu Âu (EU)

1TN

1TL

1,25

Số câu

8TN

1TL

1TL

Số điểm

2

1

0,5

Tỉ lệ

20%

10%

5%

0%

3,5%

Tổng hợp chung (LS; ĐL)

40%

30%

20%

10%

100%

A. Phân môn lịch sử:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng (Mỗi câu trả lời đúng HS được 0,25 điểm)

Câu 1. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu bao gồm

A. địa chủ và nông dân.

B. tư sản và vô sản.

C. chủ nô và nô lệ.

D. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Câu 2. Các cuộc phát kiến địa lí đã để lại hệ quả tiêu cực nào cho loài người?

A. Mở ra con đường mới.

B. Thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

C. Thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở châu Âu phát triển.

D. Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen, cướp bóc thuộc địa.

Câu 3. Đất nước nào là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. I - ta - li - a.

B. Pháp.

C. Anh.

D. Mĩ.

Câu 4. Phong trào Cải cách tôn giáo có tác động như thế nào đến đạo Ki - tô?

A. Làm sụp đổ hoàn toàn đạo Ki - tô.

B. Dẫn tới sự phân hóa hai giáo phái Cựu giáo và Tân giáo.

C. Làm củng cố nền thống trị của đạo Ki - tô đối với xã hội.

D. Không có tác động đến đạo Ki - tô.

Câu 5. Ở Trung Quốc, tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước thời phong kiến?

A. Nho giáo. B. Đạo giáo. C. Phật giáo. D. Thiên chúa giáo.

Câu 6. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, Trung Quốc phát triển thịnh vượng nhất dưới triều đại nào?

A. Tống. B. Đường. C. Minh. D. Thanh.

Câu 7. Ấn Độ thuộc khu vực nào ở châu Á?

A. Đông Nam Á. B. Đông Bắc Á.

C. Tây Á. D. Nam Á.

Câu 8. Sau khi thôn tính miền Bắc Ấn Độ, người Thổ Nhĩ Kì đã lập ra vương triều nào?

A. Vương triều Gúp - ta. B. Vương triều Hồi giáo Đê - li.

C. Vương triều Mô - gôn. D. Vương triều Hác - sa.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,5 điểm):

Câu 1. (2 điểm): Hãy giải thích vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo?

Câu 2. (2,5 điểm):

a, Em hãy nhận xét về những thành tựu văn hóa của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

b, Hãy lựa chọn một thành tựu văn hóaTrung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX có ảnh hưởng đến Việt Nam trong giai đoạn này?

B. Phân môn Địa lí:

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1. Dãy núi ngăn cách giữa châu Âu và châu Á là

A. dãy Hi-ma-lay-a.

B. dãy At-lat.

C. dãy U-ran.

D. dãy An-det.

Câu 2. Diện tích của châu Âu là

A. 10 triệu km2.

B. 11 triệu km2.

C. 11,5 triệu km2.

D.12 triệu km2.

Câu 3. Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm?

A. mức độ đô thị hóa cao.

B. mức độ đô thị hóa thấp .

C. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát .

D. mức độ đô thị hóa rất thấp.

Câu 4. Dãy núi nào sau đây nằm ở phía bắc châu Âu ?

A. An-pơ. B. Các-pát. C. U- ran.

D. Xcan-di-na-vi.

Câu 5. Sông nào sau đây dài nhất Châu Âu?

A. Đa-nuýp.

B. Von-ga.

C. Rai-nơ.

D. Đôn.

Câu 6: Mục tiêu chung của các nước châu Âu phải giảm được bao nhiêu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào 2030?

A. 50%.

B. 52%.

C. 55%.

D. 56%.

Câu 7: Số dân châu Âu năm 2020 là

A. 747 triệu người.

B. 748 triệu người.

C. 749 triệu người.

D. 750 triệu người.

Câu 8: Kiểu khí hậu ôn đới hải dương phân bố ở phía nào của châu Âu?

A. phía đông nam.

B. phía tây.

C. phía bắc.

D. phía nam.

II. PHẦN TỰ LUẬN( 1,5 điểm)

Câu 1 : ( 1,0 đ) Em hãy nêu dẫn chứng để thấy EU là một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới?

Câu 2: (0,5 điểm) Em hãy trình bày giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Châu Âu?

Xem đáp án trong file tải về

==== HẾT =====

Đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 7 Giữa học kì 1 Cánh diều - Đề 2

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Các chủng tộc nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân cư châu Á?

A. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.

B. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it.

C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

D. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it.

Câu 2. Ở giữa của Nam Á là miền địa hình nào sau đây?

A. Dãy Gác Đông, Gác Tây.

B. Sơn nguyên Đê-can.

C. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a.

D. Đồng bằng Ấn - Hằng.

Câu 3. Nam Á có các kiểu cảnh quan nào sau đây?

A. Rừng nhiệt đới ẩm, rừng thưa, xavan, cây bụi và cảnh quan núi cao.

B. Rừng nhiệt đới ẩm, rừng lá kim, xavan, cây bụi và cảnh quan núi cao.

C. Rừng cận nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc, địa y, cảnh quan núi cao.

D. Rừng rừng lá rộng, xavan, hoang mạc, rừng thưa, cảnh quan núi cao.

Câu 4. Châu Phi có diện tích khoảng

A. 20 triệu km2.

B. 25 triệu km2.

C. 27 triệu km2.

D. 30 triệu km2.

Câu 5. Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở

A. vùng rừng rậm xích đạo.

B. hoang mạc Xa-ha-ra.

C. hoang mạc Ca-la-ha-ri.

D. phân cực Nam châu Phi.

Câu 6. Cà phê được trồng nhiều ở các nước

A. phía Tây và phía Đông châu Phi.

B. phía Tây và phía Nam châu Phi.

C. phía Nam và phía Đông châu Phi.

D. phía Nam và phía Bắc châu Phi.

Câu 7. Các tôn giáo nào sau đây ra đời ở khu vực Tây Nam Á?

A. Phật giáo và Ki-tô giáo.

B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.

C. Ki-tô giáo và Hồi giáo.

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 8. Dạng địa hình chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á là

A. đồng bằng châu thổ.

B. bán bình nguyên.

C. sơn nguyên, bồn địa.

D. núi và cao nguyên.

Câu 9. Châu Phi không có khí hậu nào sau đây?

A. Cận nhiệt.

B. Nhiệt đới.

C. Xích đạo.

D. Cận cực.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư châu Phi?

A. Hầu hết sống ở thành thị.

B. Đa số sống ở nông thôn.

C. Phân bố đều khắp nơi.

D. Tập trung ở sơn nguyên.

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về dân cư - xã hội ở châu Á?

A. Nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn.

B. Thành phần chủng tộc khá đa dạng.

C. Dân số đứng thứ hai trên thế giới.

D. Cái nôi nhiều nền văn minh lâu đời.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng về đường bờ biển ở châu Phi?

A. Nhiều vịnh biển, đảo và bán đảo; bờ biển dài, nhiều cửa sông.

B. Đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bán đảo.

C. Đường bờ biển có ít các vịnh biển lớn, đảo và nhiều quần đảo.

D. Bị cắt xẻ mạnh, có ít các vịnh biển và bán đảo; nhiều cửa biển.

II. Tự luận (2,0 điểm).

Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Các cuộc phát kiến địa lí đã có tác động như thế nào đến chế độ phong kiến ở châu Âu?

A. Thúc đẩy quá trình hình thành của chế độ phong kiến.

B. Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến.

C. Là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến ở châu Âu.

D. Đánh dấu chế độ phong kiến ở châu Âu bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.

Câu 2. Cuộc phát kiến địa lí nào đã kết nối tất cả các châu lục lại với nhau?

A. Phát kiến của B. Đi-a-xơ.

B. Phát kiến của Va-xcô đơ Ga-ma.

C. Phát kiến của C. Cô-lôm-bô.

D. Phát kiến của Ph. Ma-gien-lăng.

Câu 3. Mục đích chính của giai cấp tư sản Tây Âu khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là để

A. khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại.

B. lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền dân chủ tư sản.

C. cải biến Ki-tô giáo cho phù hợp với đặc điểm giai cấp mình.

D. xây dựng nền văn hóa mới của mình, chống lại quan điểm Ki-tô giáo.

Câu 4. Cải cách tôn giáo đã làm Thiên Chúa giáo phân chia thành 2 giáo phái là

A. Cựu giáo và Tân giáo.

B. phái ôn hòa và phái cấp tiến.

C. phái bảo thủ và phái Cộng hòa.

D. phái cải cách và phái bạo động.

Câu 5. Giai cấp vô sản không được hình thành từ lực lượng nào dưới đây?

A. Nông dân bị mất ruộng đất.

B. Thợ thủ công bị phá sản.

C. Nô lệ bị bắt, bị bán.

D. Quý tộc và thương nhân.

Câu 6. Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc dưới thời Đường được phát triển mạnh mẽ nhờ thực hiện chính sách nào sau đây?

A. Khai thông “con đường Tơ lụa”.

B. Đem quân chiếm Nội Mông.

C. Áp dụng chế độ quân điền.

D. Củng cố việc cai trị ở các châu, phủ.

Câu 7. Một trong “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến là

A. Tiểu thuyết “Tay du kí”.

B. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.

C. Vở kịch “Tây Sương Kí”.

D. Vở kịch “Đậu Nga oan”.

Câu 8. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến?

A. Kĩ thuật làm giấy.

B. Kĩ thuật in.

C. La Bàn.

D. Bê tông.

Câu 9. Người sáng lập ra Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là

A. A-cơ-ba.

B. A-sô-ca.

C. San-đra Gúp-ta I.

D. Mi-bi-ra-cu-la.

Câu 10. Hai tác phẩm bất hủ: khúc bi ca “Sứ mây” và vở kịch “Sơ-cun-nơ-la” là của tác giả nào?

A. Ca-li-đa-xa.

B. San-đra Gup-ta I.

C. A-cơ-ba.

D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.

Câu 11. Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Đông Nam Á thời phong kiến?

A. Hoàng thành Thăng Long.

B. Đền tháp Pa-gan.

C. Đại bảo tháp San-chi.

D. Chùa Suê-đa-gon.

Câu 12. Vương quốc Lan Xang là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?

A. Cam-pu-chia.

B. Lào.

C. Phi-lip-pin.

D. Mi-an-ma.

II. Tự luận (2,0 điểm):

a. Em hãy phân tích vai trò của thành thị đối với sự phát triển của Tây Âu thời trung đại.

b. Liên hệ và kể tên một số trường đại học ở châu Âu hiện nay được ra đời từ thời trung đại.

Đáp án đề thi Lịch sử và Địa lí lớp 7 Giữa học kì 1 Cánh diều

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-B

2-D

3-A

4-D

5-D

6-A

7-C

8-D

9-D

10-B

11-C

12-B

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

- Địa hình Đông Á gồm hai bộ phận là lục địa và hải đảo.

+ Phần đất liền: ở phía tây bộ phận lục địa là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; ở phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.

+ Hải đảo có những dãy núi uốn nếp trẻ, xen kẽ các cao nguyên, thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa.

- Khí hậu Đông Á phân hoá từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Khu vực phía tây và phía bắc có khí hậu khắc nghiệt hơn khu vực phía đông và phía nam.

- Cảnh quan: đa dạng. Rừng lá kim ở phía bắc, sâu trong nội địa là vùng thảo nguyên rộng lớn, phía nam là rừng lá rộng cận nhiệt.

- Sông ngòi: Đông Á có nhiều sông lớn như: Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang...

- Khoáng sản phong phú, một số loại tiêu biểu như: than, sắt, dầu mỏ, mun-gan....

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1-B

2-D

3-D

4-A

5-D

6-C

7-A

8-D

9-C

10-A

11-C

12-B

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm):

- Yêu cầu a) Vai trò của thành thị đối với châu Âu thời Trung đại:

+ Về kinh tế: thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

+ Về Chính trị: thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

+ Về xã hội: sự ra đời của thành thị đã đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.

+ Về văn hóa: thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người; tạo cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập.

- Yêu cầu b) Các trường đại học: Bô-lô-nha (Italia), O-xphớt (Anh), Xooc-bon (Pháp)….

............................

Để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 lớp 7 sắp tới, TimDapAngiới thiệu tới các bạn chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, do đội ngũ giáo viên TimDapAnbiên soạn hoặc sưu tầm từ nhiều trường THCS trên cả nước. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời thầy cô và các em tham khảo.