Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Bãi Thơm, Phú Quốc năm 2015 - 2016 là tài liệu luyện thi học kỳ 2 lớp 7 rất hiệu quả. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Lịch sử giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn tập lại kiến thức, nhằm học tập môn Sử tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 7 phòng GD&ĐT Bảo Lộc, Lâm Đồng năm 2014 - 2015
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Cao Viên, Thanh Oai năm 2015 - 2016
PHÒNG GD-ĐT PHÚ QUỐC
TRƯỜNG THCS BÃI THƠM
KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2015–2016
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP: 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Vì sao giáo dục thời Lê sơ rất phát triển? (2 điểm)
Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785) (3 điểm)
Câu 3: Quang Trung đã đề ra các chính sách gì để xây dựng đất nước? Các biện pháp ấy có ý nghĩa gì trong sự phát triển của xã hội lúc bấy giờ? (3 điểm)
Câu 4: Sau khi lật đổ triều đình Tây Sơn Nguyễn Ánh đã lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? Hãy nêu những nhận xét đánh giá của em về các chính sách đó (3 điểm)
Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7
Câu 1: Giáo dục thời Lê sơ phát triển vì: (0,5đ)
- Nhà nước quan tâm đến Giáo dục, mở trường học đến các địa phương, tất cả mọi người đều được đến trường học (0,5đ)
- Lấy phương thức thi cử để chọn người tài (trừ người làm nghề ca xướng): không bỏ sót nhân tài cho đất nước. (0,5đ)
- Có nhiều biện pháp khuyến khích những người thi đỗ đạt cao như: tổ chức lễ vinh quy bái tổ, ban mũ áo, khắc tên trên bia đá. (0,5đ)
Câu 2:
a, Nguyên nhân: Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm. (0,5đ)
b, Diễn biến: (1,5đ)
- Năm 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định:
- Quân thuỷ: 2 vạn quân đổ bộ vào Rạch Giá (Kiên Giang).
- Quân bộ: 3 vạn quân qua Chân Lạp Cần Thơ.
- Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa.
- Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ nhử giặc vào trận địa.
- Đánh đồng loạt vào giặc.
c, Kết quả: (0,5đ)
- Quân giặc bị tiêu diệt.
- Cuộc kháng chiến thắng lợi.
d, Ý nghĩa: (0,5đ)
- Đập tan âm mưu xâm lược nhà Xiêm.
- Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân.
Câu 3: Các bịện pháp Quang Trung xây dựng đất nước:
Nông nghiệp: Ban hành chiếu Khuyến nông, giảm tô thuế, chia ruộng đất cho nhân dân, khuyến khích dân phiêu tán trở về quê sản xuất. (0,5đ)
Công thương nghiệp: Giảm tô, mở cửa thông thương chợ búa, trao đổi buôn bán, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân. (0,5đ)
Văn hoá, giáo dục: (0,5đ)
- Ban hành chiếu Lập học.
- Đề cao chữ Nôm: chứng tỏ văn hoá riêng (có chữ viết riêng) của dân tộc.
- Lập viện Sùng chính: dịch sách từ chữ Hán sang chữ Nôm.
Quốc phòng, ngoại giao: (1,0đ)
- Củng cố quân đội vững mạnh.
- Đối ngoại: khôn khéo. Mềm dẻo với nhà Thanh, kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Đại Việt.
- Kéo quân diệt các thế lực có âm mưu bán nước (Lê Duy chỉ)
- Viết hịch kêu gọi, khích lệ tinh thần của nhân dân.
* Ý nghĩa của các chính sách trên: ổn định đất nước, tạo nền móng cho sự phát triển về mọi mặt của DT. (0,5đ)
Tóm lại: Quang Trung có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nước nhà thế kỉ XVIII, Quang Trung mất đi là sự mất mát to lớn của cả dân tộc ta.
Câu 4:
Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô. (0,5đ)
Chia nước thành 30 tỉnh và 1 Phủ trực thuộc. (0,25đ)
Năm 1815, ban hành luật Gia Long. (0,25đ)
* Quân đội: Nhà nước quan tâm, củng cố. (0,5đ)
* Đối ngoại:Thần phục nhà Thanh (0,5đ)