Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 12

TimDapAnxin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Địa lý năm 2018 - 2019 trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh đạt kết quả cao hơn trong học tập.

Câu 1: Biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ của nước ta là

A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

B. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng của rừng.

C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.

D. bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

Câu 2: Số lượng loài đã biết lớn nhất nước ta là

A. thú.

B. chim.

C. cá nước mặn.

D. cá nước ngọt.

Câu 3: Có trữ lượng dầu mỏ và bô xit lớn nhất cả nước là thế mạnh nổi bật của miền tự nhiên nào?

A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 4: Biện pháp nào dưới dây không phải để hạn chế tình trạng xói mòn trên đất dốc vùng đồi núi nước ta?

A. Trồng cây theo băng.

B. Đào hố vẩy cá.

C. Bón phân cải tạo đất.

D. Làm ruộng bậc thang.

Câu 5: Cho bảng số liệu: Nhiệt độ (0C) và lượng mưa (mm) trung bình tháng của Hà Nội

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nhiệt độ

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

Lượng mưa

18,6

26,2

43,8

90,1

188,5

230,9

288,2

318,0

265,4

130,7

43,4

23,4

Dựa vào số liệu trên, cho biết để thể hiện nhiệt độ, lượng mưa trung bình tháng của Hà Nội, biểu đồ nào thích hợp nhất?

A. Kết hợp cột- đường.

B. Tròn.

C. Đường.

D. Cột.

Câu 6: Ranh giới phân chia phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam về mặt tự nhiên là dãy

A. Hoành Sơn.

B. Bạch Mã.

C. Hoàng Liên Sơn.

D. Tam Đảo.

Câu 7: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết địa phương nào dưới đây không có đường biên giới với nước khác?

A. Đà Nẵng.

B. Lào Cai.

C. Nghệ An.

D. Kon Tum.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây không đúng về các đồng bằng nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng rộng khoảng 15.000km2, địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển, bị chia cắt thành nhiều ô.

B. Đồng bằng ven biển miền Trung nhỏ, hẹp ngang, đất nhiều cát, nghèo dinh dưỡng.

C. Đồng bằng sông Hồng có đất phù sa trong đê màu mỡ chiếm diện tích lớn do thường xuyên được bồi đắp phù sa hàng năm.

D. Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, 2/3 diện tích đồng bằng là đất nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Câu 9: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào nằm trên biển?

A. Cúc Phương.

B. Bái Tử Long.

C. Tam Đảo.

D. Pù Mát.

Câu 10: Biểu hiện của quá trình xâm thực vùng núi đá vôi nước ta là gì?

A. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.

B. Bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

C. Hình thành các dạng địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô.

D. Xuất hiện các hiện tượng đất trượt, đá lở, lũ ống, lũ quét.

Câu 11: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 9, cho biết đặc điểm nào dưới đây về bão ở nước ta không đúng?

A. Bắc Trung Bộ có ít bão nhất cả nước.

B. Tháng 9 có tần suất bão nhiều nhất.

C. Bão hoạt động từ tháng 6 đến tháng 12.

D. Bão ít khi xuất hiện ở đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 12: Khí hậu quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C, thực vật gồm đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam, chủ yếu đất mùn thô là đặc điểm nổi bật của đai

A. ôn đới gió mùa trên núi.

B. nhiệt đới gió mùa.

C. cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

D. xích đạo gió mùa.

Câu 13: Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình tháng của Lạng Sơn và TP. Hồ Chí Minh (Đơn vị: 0C)

Tháng

Địa điểm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Lạng Sơn

13,3

14,3

18,2

22,1

23,3

26,9

27,0

26,6

25,2

22,2

18,3

14,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

26,7

27,9

28,9

28,3

27,5

27,1

27,1

26,8

26,7

26,4

25,7

Nhận xét nào dưới đây không chính xác?

A. Lạng Sơn có 5 tháng mùa đông, TP. Hồ Chí Minh không có.

B. Biên độ nhiệt trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao hơn Lạng Sơn.

C. Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao hơn Lạng Sơn.

D. Nhiệt độ tháng cao nhất của hai địa điểm không trùng nhau.

Câu 14: Vùng núi phía nam Tây Bắc nước ta có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là do

A. chịu tác động sâu sắc của biển.

B. địa hình núi thấp chiếm ưu thế kết hợp tác động của gió phơn khô nóng.

C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của các khối không khí lạnh từ vùng Đông Bắc tràn sang.

D. địa hình núi cao chiếm ưu thế.

Câu 15: Hệ sinh thái ven biển có diện tích lớn nhất và quan trọng nhất nước ta là

A. hệ sinh thái rừng trên đất phèn.

B. hệ sinh thái rừng trên các đảo

C. hệ sinh thái rừng ôn đới và cận nhiệt.

D. hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Câu 16: Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội và Đà Nẵng (Đơn vị: 0C)

Tháng

Địa điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hà Nội

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

Đà Nẵng

21,3

22,4

24,1

26,2

28,2

29,2

29,1

28,8

27,3

25,7

24,0

21,9

Cho biết biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội và Đà Nẵng là bao nhiêu?

A. 12,40C và 7,50C

B. 12,20C và 7,10C.

C. 12,50C và 7,90C.

D. 12,90C và 7,70C.

Câu 17: Cho biểu đồ sau:

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Địa lý

Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào?

A. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta giai đoạn 2000-2008.

B. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP nước ta giai đoạn 2000-2008.

C. Sự thay đổi quy mô GDP nước ta giai đoạn 2000-2008.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn 2000-2008.

Câu 18: Vùng thích hợp với trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc là

A. đồng bằng sông Cửu Long.

B. dãy Hoàng Liên Sơn.

C. đồng bằng ven biển miền Trung.

D. vùng bán bình nguyên và đồi trung du.

Câu 19: Địa điểm nào dưới đây có khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhất?

A. Đà Nẵng.

B. Cà Mau

C. Lũng Cú.

D. Hà Nội.

Câu 20: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 14, cho biết ngọn núi nào dưới đây cao nhất?

A. Chư Yang Sin.

B. Lang Bian

C. Vọng Phu

D. Bi Doup

Câu 21: Độ nông hay sâu, rộng hay hẹp của… (1) … có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành vùng… (2) … và vùng… (3)…. kề bên, có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển. Các từ còn thiếu trong chỗ trống lần lượt theo thứ tự từ đông sang tây là

A. đồng bằng, đồi núi, thềm lục địa.

B. thềm lục địa, đồng bằng, đồi núi.

C. biển, thềm lục địa, đồng bằng.

D. đồi núi, thềm lục địa, đồng bằng.

Câu 22: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 14, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về đặc điểm lát cắt địa hình AB?

A. Cắt qua hai cao nguyên badan là Di Linh và Lâm Viên.

B. Cao ở phía đông bắc, thấp dần về phía tây nam.

C. Bắt đầu từ Thành phố Hồ Chí Minh và kết thúc ở sông Cái.

D. Cao ở phía tây bắc, thấp dần về phía đông nam.

Câu 23: Do lãnh thổ nước ta kéo dài nên

A. khí hậu nước ta ẩm, mưa nhiều.

B. khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới.

C. khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa

D. khí hậu nước ta phân hóa theo vĩ độ rõ rệt.

Câu 24: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.

B. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 500 hải lí tính từ đường cơ sở.

C. Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

D. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm bảo đảm cho việc thực hiện chủ quyền của các nước ven biển.

Câu 25: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào dưới đây có đường biên giới với Lào ngắn nhất?

A. Thừa Thiên Huế.

B. Điện Biện.

C. Quảng Bình.

D. Nghệ An.

Câu 26: Điểm cực bắc trên đất liền nước ta là.

A. 23024B (Quản Bạ, Hà Giang).

B. 23022B (Sín Thầu, Điện Biên).

C. 23025B (Đồng Văn, Hà Giang).

D. 23023B (Đồng Văn, Hà Giang).

Câu 27: Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta, vào thời gian giữa mùa hạ xuất hiện mưa rào kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên hiện tượng trên là do

A. tác động kết hợp của bão và gió mùa đông bắc.

B. tác động kết hợp của gió mùa tây nam và các dãy núi chắn gió.

C. tác động kết hợp của gió mùa tây nam và gió Tín phong bắc bán cầu.

D. tác động kết hợp của gió mùa đông nam ẩm và dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 28: Nguyên nhân chính khiến nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Bắc Phi, Tây Nam Á là

A. do nước ta nằm trong vùng châu Á gió mùa và giáp biển Đông.

B. do nước ta nằm xa đường xích đạo.

C. do nước ta không chịu ảnh hưởng của gió Tín phong.

D. do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu.

Câu 29: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 10, cho biết chênh lệch lưu lượng nước trung bình giữa tháng cao nhất của sông Cửu Long so với sông Hồng là bao nhiêu lần?

A. 4,89.

B. 4,35.

C. 4,53.

D. 4,98.

Câu 30: Đất Feralit vùng đồi núi nước ta có màu đỏ vàng. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên đặc điểm đó là do

A. quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh.

B. có sự tích tụ đồng thời ô xit sắt và ô xit nhôm.

C. mưa nhiều rửa trôi các chất ba dơ dễ tan.

D. lớp vỏ phong hóa được cấu tạo bởi các vật liệu vụn bở, dễ bị xâm thực, rửa trôi.

Câu 31: Phát biểu nào dưới đây không đúng về địa hình nước ta?

A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

B. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

C. Địa hình núi cao trên 5000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ.

D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với hai quá trình đặc trưng là xâm thực và bồi tụ.

Câu 32: Đặc điểm nào dưới đây không thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta?

A. Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa.

B. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

C. Chế độ dòng chảy sông ngòi thất thường.

D. Sông ngòi nước ta chủ yếu chảy theo hướng tây bắc-đông nam và vòng cung

Câu 33: Đặc điểm nào dưới đây đúng về Biển Đông?

A. Là con đường ngắn nhất nối liền giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

B. Có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới.

C. Nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu ôn đới.

D. Diện tích rộng thứ 2 trong các biển của Thái Bình Dương.

Câu 34: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 13, hãy sắp xếp các cao nguyên đá vôi dưới đây theo thứ tự từ bắc xuống nam.

A. Tả Phìn, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.

B. Sín Chải, Mộc Châu, Tả Phìn, Sơn La.

C. Mộc Châu, Tả Phìn, Sơn La, Sín Chải.

D. Tả Phìn, Mộc Châu, Sơn La, Sín Chải.

Câu 35: Đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hướng vòng cung, các thung lũng sông lớn với các đồng bằng mở rộng. Đây là đặc điểm nổi bật của miền tự nhiên nào?

A. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

B. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Câu 36: Đặc điểm nào dưới đây của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta?

A. Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc- đông nam.

B. Địa hình cao nhất cả nước với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc- đông nam

C. Núi thấp chiếm phần lớn diện tích, gồm 4 cánh cung lớn.

D. Gồm các khối núi và cao nguyên ba dan, địa hình có sự bất đối xứng giữa hai sườn.

Câu 37: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào dưới đây về các trạm khí hậu ở nước ta không đúng? Nhiệt độ trung bình năm của Cà Mau lớn hơn 250C. Đà Nẵng, Nha Trang mùa mưa tập trung chủ yếu thu-đông.

A. Nhiệt độ trung bình năm của Cà Mau lớn hơn 250C.

B. Đà Nẵng, Nha Trang mùa mưa tập trung chủ yếu thu-đông.

C. Ở Thanh Hóa, mưa nhiều nhất trong tháng 9.

D. Sa Pa không có tháng nào nhiệt độ dưới 100C.

Câu 38: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng?

A. Kiên Giang, Quảng Ninh vừa có đường bờ biển, vừa có đường biên giới.

B. Sông Đà và sông Mã chảy qua tỉnh Sơn La.

C. Mũi Cà Mau là điểm cuối cùng đường bờ biển của nước ta.

D. Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng.

Câu 39: Vùng có nghề làm muối phát triển nhất nước ta là

A. ven biển Bắc Trung Bộ.

B. đồng bằng sông Cửu Long.

C. ven biển Nam Trung Bộ.

D. đồng bằng sông Hồng.

Câu 40: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía nam nước ta?

A. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

B. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

C. Khí hậu mang tính chất xích đạo, nóng quanh năm.

D. Khí hậu được phân chia thành hai mùa mưa và khô rõ rệt.

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Địa lý

Câu

Đ.A

132

1

D

132

2

C

132

3

C

132

4

C

132

5

A

132

6

B

132

7

A

132

8

C

132

9

B

132

10

C

132

11

A

132

12

A

132

13

B

132

14

B

132

15

D

132

16

C

132

17

A

132

18

D

132

19

C

132

20

A

132

21

B

132

22

D

132

23

D

132

24

B

132

25

A

132

26

D

132

27

D

132

28

A

132

29

B

132

30

B

132

31

C

132

32

D

132

33

D

132

34

A

132

35

B

132

36

A

132

37

D

132

38

C

132

39

C

132

40

B

Để có kết quả thi học kì 1 lớp 12 tốt nhất, mời các bạn làm thêm các đề thi học kì 1 lớp 12 năm 2018 - 2019 được TimDapAnsưu tầm, cũng như các đề thi được tải nhiều nhất của chúng tôi:

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Địa lý năm 2018 - 2019 trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm