Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Địa lý Trường THPT Yên Lạc năm 2019

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Địa lý Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc năm học 2019 - 2020 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo

SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

Đề thi có:05 trang

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2019 - 2020

ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 10

Thời gian làm bài: 50 phút; Không kể thời gian giao đề

Mã đề thi: 202

Câu 41: Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào

A. kí hiệu và vĩ tuyến.

B. vĩ tuyến và kinh tuyến.

C. chú giải và kí hiệu.

D. kinh tuyến và chú giải.

Câu 42: Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích:

A. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ trái đất

B. Do các vật liệu vun, nhỏ bị nén chặt tạo thành.

C. Có nơi mỏng, nơi dày.

D. Phân bố thành một lớp liên tục.

Câu 43: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

A. Gió biển là loại gió thổi từ đất liền ra biển còn gió đất là loại gió thổi từ biển vào đất liền.

B. Gió biển là loại gió thổi vào ban ngày.

C. Gió biển là loại gió thổi từ biển vào đất liền còn gió đất là loại gió thổi từ đất liền ra biển.

D. Gió đất là loại gió thổi vào ban đêm.

Câu 44: Để phù hợp với thời gian nơi đi, khi đi từ tây sang đông qua kinh tuyến đổi ngày cần

A. giữ nguyên lịch ngày đi.

B. lùi 1 ngày lịch.

C. tăng 1 ngày lịch.

D. giữ nguyên lịch ngày đến.

Câu 45: Nhiệt trung bình năm theo vĩ độ có đặc điểm

A. tăng dần từ xích đạo về cực.

B. không thay đổi.

C. giảm dần từ xích đạo về cực.

D. tăng dần từ chí tuyến về hai phía.

Câu 46: Gió biển thổi vào đất liền vào ban ngày là do

A. ban ngày ở biển có khí áp cao hơn đất liền.

B. ban ngày ở biển lạnh hơn đất liền.

C. ban ngày ở đất liền lạnh hơn biển.

D. ban ngày ở biển có khí áp thấp hơn đất liền.

Câu 47: Trên thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu do

A. bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt.

B. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

C. diện tích của các lục địa và đại dương không đều.

D. tác động các loại gió thổi trên bề mặt Trái Đất.

Câu 48: Áp thấp ôn đới hình thành chủ yếu do

A. độ cao. B. độ ẩm. C. động lực. D. nhiệt lực.

Câu 49: Cho bảng số liệu sau:

Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm (Đơn vị: Tỉ USD)

Năm

1990

1995

2000

2004

2010

2015

Xuất khẩu

287,6

443,1

479,2

565,7

769,8

624,8

Nhập khẩu

235,4

335,9

379,5

454,5

692,4

648,3

Cán cân thương mại

52,2

107,2

99,7

111,2

77,4

-23,5

Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 -2015

A. Nhật Bản luôn là nước xuất siêu.

B. Từ năm 2004 đến 2010 cán cân thương mại giảm 33,8 tỉ USD..

C. Giá trị nhập khẩu tăng 2,75 lần.

D. Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu.

Câu 50: Dải hội tụ nhiệt đới và Frông giống nhau

A. đều gây nhiễu loạn thời tiết và gây mưa nơi đi qua.

B. là mặt ngăn cách 2 khối khí cùng tính chất vật lí.

C. đều hoạt động chủ yếu ở xích đạo.

D. là mặt ngăn cách các khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

Tài liệu vẫn còn mời các bạn tải về để xem trọn nội dung

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Địa lý Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc năm học 2019 - 2020. Đây là tài liệu hay mà TimDapAnmuốn chia sẻ tới các bạn học sinh, đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án, giúp các bạn rèn luyện kĩ năng làm bài, biết cách phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý. Mời các bạn tham khảo

-----------------------------

Ngoài Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Địa lý Trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc năm học 2019 - 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 10, đề thi học học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!