Đề thi hóa 10 học kì 2 có đáp án - Đề số 6
Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 - Đề số 6 được TimDapAnbiên soạn gửi tới các bạn là đề thi học kì 2 Hóa học 10 nội dung câu hỏi bám sát nội dung ôn tập Hóa học 10. Câu hỏi được phân chia ở các mức độ khác nhau, phù hợp đánh giá năng lực học tập cũng như củng cố, luyện tập các câu hỏi lý thuyết, dạng bài tập để chuẩn bị tốt cho kì thi Hóa 10 học 2 tới.
- Đề thi lớp 10 cuối kì 2 năm 2020 môn Hóa học (số 1)
- Đề thi lớp 10 cuối kì 2 năm 2020 môn Hóa học (số 2)
- Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 - Đề số 3
- Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 - Đề số 4
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 MÔN HÓA HỌC LỚP 10
Bản quyền thuộc về TimDapAnnghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại
Đề số 6
(Cho Fe = 56; Na = 23; Ca = 40; Mg = 24; Mn = 55; Cu = 64; Al = 27, Zn = 65, S = 32, O = 16; Cl = 35,5; Ag = 108; H = 1)
Câu 1. Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường?
A. H2 và F2.
B. Cl2 và O2.
C. H2S và N2.
D. CO và O2.
Câu 2. Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hoá mạnh hơn Br2?
A. Br2 + 2NaCl → 2NaBr + Cl2
B. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
C. Br2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H2O
D. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Câu 3. Chọn phát biểu sai:
A. Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
B. Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh.
C. Cu hòa tan trong dung dịch axit clohiđric khi có mặt O2.
D. Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3.
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 3,25 gam muối. Giá trị của m là:
A. 2,24 gam
B. 2,80 gam
C. 1,12 gam
D. 0,56 gam
Câu 5. Để cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3,84 gam Mg và 4,32 gam Al cần 5,824 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm O2 và Cl2. Tính % thể tích Cl2 trong hỗn hợp Y?
A. 46,15%.
B. 56,36%.
C. 43,64%.
D. 53,85%.
Câu 6. Cho m gam hỗn hợp Zn, Fe tác dụng với vừa đủ với 73 gam dung dịch HCl 10%. Cô cạn dung dịch thu được 13,15 g muối. Giá trị m là
A. 7,05 gam
B. 5,3 gam
C. 4,3 gam
D. 6,05 gam
Câu 7. Cho lượng dư MnO2 vào 250 ml dung dịch HCl 1M. Thể tích khí Cl2 sinh ra (đktc) là:
A. 1,34 lít.
B. 1,45 lít.
C. 1,12 lít.
D. 1,4 lít.
Câu 8. Để phân biệt hai khí O2 và O3 người ta dùng dung dịch nào sau đây:
A. Dung dịch KI
B. Dung dịch hồ tinh bột
C. Dung dịch KI có hồ tinh bột
D. Dung dịch NaOH
Câu 9. Dẫn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 400ml dung dịch KOH 2M, dung dịch được có chứa
A. KHSO3
B. KHSO3 và K2SO3
C. K2SO3 và NaOH
D. K2SO3
Câu 10. Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là:
A. CO2.
B. CO.
C. SO2.
D. HCl.
Câu 11. Cho 9,14 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu bằng dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc), dung dịch X và 2,54 gam chất rắn Y. Khối lượng muối trong X là:
A. 32,15 gam
B. 31,45 gam
C. 33,25 gam
D. 30,35 gam
Câu 12. Kết luận gì có thể rút ra từ 2 phản ứng sau:
(1) SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr
(2) SO2 + H2S → S + H2O
A. SO2 là chất khử mạnh.
B. SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
C. SO2 là chất oxi hóa mạnh.
D. SO2 kém bền.
Câu 13. Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là:
A. Rót nhanh axit vào nước và khuấy đều.
B. Rót nhanh nước vào axit và khuấy đều.
C. Rót từ từ nước vào axit và khuấy đều.
D. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều.
Câu 14. Thể tích khí thu được sau phản ứng khi cho 19,5 gam Zn tác dụng với axit H2SO4 loãng
A. 4,48 lít
B. 6,72 lít
C. 12,1 lít
D. 13,44 lít
Câu 15. Hòa tan 11,2 lít khí HCl (đktc) và m gam dung dịch HCl 16% thu được dung dịch HCl 20%, giá trị của m là:
A. 36,5 gam
B. 128,5 gam
C. 365,0 gam
D. 224,0 gam
Câu 16. Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế HCl bằng cách
A. Clo hóa các hợp chất hữu cơ
B. Đun nóng hợp chất HCl đặc
C. Cho clo tác dụng với Hidro
D. Cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc
Câu 17. Brom có lẫn ít tạp chất clo. Một trong những chất có thể loại bỏ clo ra khỏi hỗn hợp
A. KBr
B. KCl
C. NaOH
D. H2O
Câu 18. Cho 174 gam hỗn hợp M2CO3 và M2SO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí CO2 và SO2 thoát ra hấp thụ tối thiểu bởi 500ml dung dịch NaOH 3M. Kim loại M là:
A. Li
B. Na
C. K
D. Rb
Câu 19. Khi tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hóa học tăng lên 4 lần. Vậy khi giảm nhiệt độ 70oC xuống 40oC thì tốc độ phản ứng giảm đi
A. 16 lần
B. 32 lần
C. 64 lần
D. 81 lần
Câu 20. Xét phản ứng sau ở nhiệt độ không đổi: 2KClO3 2KCl + 3O2. Yếu tố không A
A. Kích thước hạt KClO3
B. Áp suất
C. Chất xúc tác
D. Nhiệt độ
Câu 21. H2SO4 có thể tác dung được với tất cả các chất nào dưới đây:
A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2
B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3
C. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3
D. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn
Câu 22. Chỉ từ các chất: Fe, S, dung dịch FeSO4 và dung dịch H2SO4 có thể có bao nhiêu phương pháp điều chết khí H2S bằng 2 phản ứng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 23. Cho các chất FeS (1), MgO (2), Fe (3), Fe3O4 (4), Cu (5), Cr (6). Dung dịch H2SO4 đặc nguội không tác dụng với
A. (3), (6)
B. (4), (6)
C. (5), (1)
D. (3), (5)
Câu 24. Giá trị hằng số cân bằng Kc của phản ứng thay đổi khi
A. Thay đổi nồng độ các chất
B. Thay đổi áp suất
C. Thay đổi nhiệt độ
D. Thêm chất xúc tác
Câu 25. Muốn hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Zn, ZnO người ta phải dùng 100,8 ml dung dịch HCl 36,5% (d=1,19g/ml) thì thu được 8,96 lít (đktc). % khối lượng Zn và ZnO trong hỗn hợp là:
A. 40% và 60%
B. 61,6% và 38,4%
C. 52,5% và 47,5%
D. 72,15% và 27,85%
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 MÔN HÓA HỌC LỚP 10
Đây là Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 - Đề số 6 được biên tập theo cấu trúc giống với đề thi hóa 10 học kì 2. Nội dung câu hỏi gồm 25 câu trắc nghiệm tóm tắt toàn bộ kiến thức đã được học trong chương trình Hóa học 10 kì 2, kèm theo đáp án. Qua đó sẽ giúp các bạn học sinh củng cố và ôn tập, để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 Hóa học.
Trên đây TimDapAnđã giới thiệu Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 - Đề số 6 tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lí 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà TimDapAntổng hợp biên soạn và đăng tải.