Đề thi Vật lý lớp 7 học kì 2
Đề thi cuối kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm 2022. Đề thi bao gồm đáp án cả trắc nghiệm và tự luận, được biên soạn bám sát chương trình SGK Vật lý 7. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em ôn luyện và làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
1. Đề thi Vật lý lớp 7 học kì 2 năm 2022
I. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau thì đẩy nhau.
B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.
C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).
D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.
Câu 2. Trường hợp nào không liên quan đến sự tồn tại của dòng điện?
A. Bóng đèn điện đang sáng.
B. Nồi cơm điện đang hoạt động.
C. Thanh thủy tinh bị nhiễm điện khi cọ xát vào lụa.
D. Máy vi tính đang hoạt động.
Câu 3. Dòng điện là
A. dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
B. dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.
C. dòng các điện tích dịch chuyển.
D. sự chuyển động của các điện tích.
Câu 4. Một trong những biểu hiện về tác dụng từ của dòng điện là
A. dòng điện qua bóng đèn làm bóng đèn phát sáng.
B. dòng điện chạy qua vật dẫn làm vật dẫn nóng lên.
C. dòng điện làm quay kim nam châm đặt gần nó.
D. dòng điện chạy qua máy sấy tóc làm cho máy quay và nóng lên.
Câu 5.Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện?
A. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay.
B. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.
C. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên.
D. Dòng điện qua cơ thể sống gây co giật các cơ.
Câu 6. Đơn vị đo cường độ dòng điện là
A. vôn.
B. vôn kế.
C. ampe.
D. ampe kế.
Câu 7. Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?
A. Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng.
B. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.
C. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín.
D. Giữa hai đầu bóng đèn điện có ghi 12V chưa mắc vào mạch.
Câu 8. Một bóng đèn điện có ghi 6V. Đặt vào hai đầu bóng điện một hiệu điện thế 6V thì
A. bóng điện không sáng.
B. bóng điện sáng bình thường.
C. bóng điện sáng hơn bình thường.
D. bóng điện sáng tối hơn bình thường.
II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm).
Câu 9. (1 điểm) Hãy kể tên một số chất dẫn điện và chất cách điện mà em biết?
Câu 10. (2 điểm) Nêu mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và các hiệu điện thế trong đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp?
Câu 11. (2 điểm) Hai bóng đèn điện Đ1, Đ2 mắc song song với nhau và mắc với nguồn điện có 2 pin bằng dây dẫn thông qua công tắc K thành mạch kín. Vôn kế V đo hiệu điện thế hai đầu bóng đèn Đ2.
a) Vẽ mạch điện thỏa mãn những yêu cầu trên và vẽ chiều dòng điện trong mạch.
b) Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 là 5V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là bao nhiêu?
Câu 12. (1 điểm) Tại sao trong mạch điện gia đình, công tắc và cầu chì phải được nối với dây pha “nóng”?.
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lý
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
C |
A |
C |
D |
C |
D |
B |
TỰ LUẬN: (6,0 điểm).
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
9 |
* Một số chất dẫn điện là: Đồng, nhôm, sắt, chì, dung dịch muối, dung dịch axít … * Một số chất cách điện là: Nhựa, thủy tinh, sứ, cao su, không khí … |
0,5 0,5 |
10 |
*Trong đoạn mạch mắc nối tiếp: - Dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch. I = I1 = I2 - Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên từng phần đoạn mạch (mỗi đèn). U = U1 + U2 (hoặc U13 = U12 = U23). |
1,0 1,0 |
11 |
a) Sơ đồ mạch điện và chiều như hình vẽ. - Sơ đồ - Chiều b) Hiệu điện thế giũa hai cực của nguồn điện: U = U2 = 5(V). |
1,0 0,5 0,5 |
12
|
Sở dĩ công tắc và cầu chì phải được nối với dây “nóng” là vì khi có sự cố (như đoản mạch xảy ra), dây chì trong cầu chì sẽ nóng chảy (bị đứt), dây “nóng” sẽ bị ngắt không gây nguy hiểm cho người khi chạm vào dây “nóng”. |
1,0 |
Ma trận đề thi học kì 2 lớp 7 môn Vật lý
Cấp độ
Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
||||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
|||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||||||||||
1.Hiện tượng nhiễm điện. Hai loại điện tích |
- Biết được dấu hiệu về tác dụng lực và nhớ lại hai loại điện tích. |
|
|
|
|
|||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1(C1) 0,5 |
|
1 0,5 5% |
|||||||||||
2.Dòng điện Nguồn điện |
- Nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể của nó. - Nêu được khái niệm dòng điện. |
|||||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2(C2, 3) 1 |
2 1 10% |
||||||||||||
3.Vật liệu dẫn điện ….Dòng điện trong kim loại. Sơ đồ mạch điện … |
- Kể tên được một số chất dẫn điện và chất cách điện thường dùng. |
|||||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1(C9) 1 |
1 1 10% |
||||||||||||
4.Tác dụng của dòng điện |
- Hiểu được tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện. |
|||||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
2(C4, 5) 1 |
|
2 1 10% |
|||||||||||
5. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế |
- Biết được đơn vị đo cường độ dòng điện. - Biết được giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế. - Biết được một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó. |
|||||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
3(C6, 7,8) 1,5 |
3 1,5 15% |
||||||||||||
6. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song. |
- Hiểu được mối quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp
|
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện theo yêu cầu. - Tính được hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện |
||||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1(C10) 2 |
1(C11a,b) 2 |
2 4 40% |
|||||||||||
7. An toàn khi sử dụng điện. |
|
- Vận dụng được kiến thức đã học về sự an toàn khi sử dụng điện để giải thích một số hiện tượng trong thực tế . |
||||||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
|
1(C12) 1 |
1 1 10% |
|||||||||||
Tổng số câu Số điểm Tỉ lệ % |
7 4 40% |
3 3 30% |
1 2 20% |
1 1 10% |
12 10 100% |
2. Đề thi Vật lý 7 học kì 2 Tải nhiều
2.1 Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Vật Lí số 1
Ma trận đề thi
Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|||||||||
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
||||||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||||
1.Vật nhiễm điện- Dòng điện |
1- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện. 2- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì. 3- Nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể của nó. Nêu được dòng điện là gì? 4- Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua và vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng. 5- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. 6- Nắm được quy ước về chiều dòng điện. |
7- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. 8- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử. 9- Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy. Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện |
10- Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối. 11- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã mắc sẵn bằng các kí hiệu đã quy ước. 12- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện. |
13- Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát |
|||||||||
Số câu hỏi |
2 C1.1 C5.2 |
1 C7.II.1 |
1 C12.3 |
4 |
|||||||||
Số điểm |
1,0 đ |
1,5 đ |
0,5 đ |
3,0 đ |
|||||||||
2. Các tác dụng của dòng điện |
14- Nêu được tác dụng phát sáng của dòng điện. 15- Nêu được biểu hiện của tác dụng từ của dòng điện. Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện. 16- Nêu được biểu hiện tác dụng hóa học của dòng điện. |
17- Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này. Lấy được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt của dòng điện. 18-Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện |
19- Nêu được ứng dụng của tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện trong thực tế. |
||||||||||
Số câu hỏi |
1 C15.4 |
1 C19.II.3 |
2 |
||||||||||
Số điểm |
0,5 đ |
1,5 đ |
2,0 đ |
||||||||||
3. CĐDĐ-HĐT – An toàn điện |
20- Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn. 21- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì. 22- Nêu được: giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế. 23- Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế. 24- Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó 25- Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người |
26-Nêu được tác dụng của cầu chì trong trường hợp đoản mạch. |
27- Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn nối tiếp và vẽ được sơ đồ tương ứng. 28- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện. 29- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở. Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn kế ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này 30- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín. Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. |
31- Nêu và xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp. 32- Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn song song và vẽ được sơ đồ tương ứng. 33- Nêu và xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song. 34- Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện |
|||||||||
Số câu hỏi |
3 C23.5 C24.6 C25.7 |
1 C30.10 |
2 C31.8 C34.9 |
1 C31.II.2 |
7 |
||||||||
Số điểm |
1,5 đ |
0,5 đ |
1,0 đ |
2,0 đ |
|||||||||
TS câu hỏi |
6 |
1 |
2 |
1 |
2 |
1 |
13 |
||||||
TS điểm |
3,0 đ |
1,5 đ |
1,0 đ |
1,5 đ |
1,0 đ |
2,0 đ |
10,0 đ |
Đề chính thức
PHÒNG GD-ĐT THOẠI SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS VĨNH PHÚ Năm học: 2020 – 2021
Môn: Vật Lý- Khối 7
Họ và tên:............................. Thời gian: 45 phút
Lớp:...................................... (Không kể thời gian phát đề)
SBD:.....................................
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
Câu 1: Vật nhiễm điện có khả năng:
A. hút các vật khác
B. không hút, không đẩy các vật khác
C. không hút các vật khác
D. vừa hút vừa đẩy các vật khác.
Câu 2: Dòng điện trong kim loại là dòng:
A. các elelctron dịch chuyển có hướng
B. các điện tích dịch chuyển có hướng
C. các electron tự do dịch chuyển có hướng
D. các điện tích dịch chuyển tự do
Câu 3: Sơ đồ chỉ đúng chiều dòng điện theo quy ước là
Câu 4: Khi dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút được vật nào sau đây?
A. Các vụn nhôm
B. Các vụn thuỷ tinh
C. Các vụn đồng
D. Các vụn thép
Câu 5: Đơn vị đo hiệu điện thế là gì?
A. Ampe
B. Vôn
C. Kilogam
D. Ampe kế
Câu 6: Trên bóng đèn có ghi 220V. Bóng đèn sẽ sáng bình thường khi sử dụng ở hiệu điện thế bao nhiêu?
A. 220V
B. 240V
C. 200V
D. 210V
Câu 7: Hiệu điện thế an toàn ở nước ta quy định tối đa là bao nhiêu Vôn?
A. 6V
B. 12V
C. 40V
D. 220V
Câu 8: Bạn An làm thí nghiệm đo hiệu điện thế của đoạn mắc nối tiếp và thu được kết quả sau đây: U1 = 1,3V; U2 = 1,5V. Kết quả U của đoạn mạch sẽ bằng bao nhiêu?
A. 0,2V
B. 2,8V
C. 1,3V
D. 1,5V
Câu 9: Việc làm nào sau đây là an toàn khi sử dụng điện ?
A. Phơi quần áo trên dây điện
B. Chơi thả diều gần đường dây điện
C. Sửa chữa điện khi chưa kéo cầu dao ngắt điện
D. Làm thí nghiệm với nguồn điện là pin
Câu 10: Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, vôn kế được mắc đúng trong sơ đồ:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
II.TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: (1,5đ).
Mô tả thí nghiệm cách làm nhiễm điện cho một vật bằng cách cọ xát. Vật nhiễm điện có tính chất gì?
Câu 2: ( 2,0 đ)
Cho mạch điện gồm: 1 nguồn điện; 1 khoá K đóng; 2 đèn: Đ1, Đ2 mắc nối tiếp nhau.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện và đánh dấu mũi tên chỉ chiều dòng điện?
b) Biết cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 là I1 = 1,5A . Hỏi cường độ dòng điện qua đèn Đ2 là I2 và I toàn mạch là bao nhiêu ?
Câu 3: (1,5đ)
a) Dòng điện gây ra các tác dụng nào? Kể tên
b) Nêu tên một dụng cụ điện hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Vật lý năm 2021 số 1
I .Trắc nghiệm. Mỗi câu (0,5 đ)
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Câu trả lời |
A |
C |
B |
D |
B |
A |
C |
B |
D |
A |
II. Tự luận (5 điểm)
Câu hỏi |
Đáp án |
Thang điểm |
1 |
- HS mô tả đúng hiện tượng, thí nghiệm - Nêu nêu đúng ý: Vật nhiễm điện có khả năng hút vật khác Vật nhiễm điện có khả năng làm phát sáng bóng đèn bút thử điện (phóng điện) |
0,5đ 0,5đ 0,5đ |
2 |
- HS vẽ đúng mạch điện - Kí hiệu đúng chiều dòng điện - Tính được cường độ dòng điện qua đèn 2. Ta có: I1 = 1,5A. Suy ra: - Tính được I2 = I1 = 1,5A. - Tính được I = I1 = I2 = 1,5A |
0,75 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ |
3 |
- HS kể đủ 5 tác dụng,( đúng tên mỗi tác dụng 0,25 đ) - Đúng tên dụng cụ điện |
1,25 đ 0,25 đ |
2.2 Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Vật Lí số 2
PHÒNG GD &ĐT AN MINH TRƯỜNG THCS ĐÔNG HÒA 1 |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II Năm học: 2019 - 2020 MÔN VẬT LÍ - LỚP 7 |
MA TRẬN ĐỀ THI
Tên chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
VD cao |
Cộng |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Vật nhiễm điện. Hai loại điện tích. |
Biết cách làm nhiễm điện cho 1 vật. Biết 2 loại điện tích |
Biết sự tương tác giữa hai vật nhiễm điện |
Giải thích được các hiện tượng nhiễm điện do cọ sát. |
||||||
Số câu |
1 |
1 |
1 |
3 |
|||||
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
2 |
3 |
|||||
Tỉ lệ % |
5% |
5% |
20% |
30% |
|||||
Dòng điện, Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện. Chất dẫn điện, chất cách điện. |
- Nhận biết được chất dẫn điện, chất cách điện - Biết được bản chất dẫn điện của kim loại |
- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện. - Hiểu được chất dẫn điện, chất cách điện, nêu ví dụ. |
Vẽ được sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện trong sơ đồ mạch điện |
||||||
Số câu |
2 |
1 |
1 |
1 |
5 |
||||
Số điểm |
1 |
0,5 |
2 |
2 |
5,5 |
||||
Tỉ lệ % |
10% |
5% |
20% |
20% |
55% |
||||
. Hiệu điện thế |
- |
- Hiểu được hiệu điện thế định mức trên đụng cụ dùng điện |
|||||||
Số câu |
1 |
1 |
|||||||
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
|||||||
Tỉ lệ % |
5% |
5% |
|||||||
Các tác dụng của dòng điện. An toàn điện |
- Hiểu được tác dụng từ, tác dụng sinh lý, của dòng điện. |
||||||||
Số câu |
2 |
2 |
|||||||
Số điểm |
1 |
1 |
|||||||
Tỉ lệ % |
10% |
10% |
|||||||
TS câu |
3 |
5 |
1 |
1 |
1 |
11 |
|||
TS điểm |
1,5 |
2,5 |
2 |
2 |
2 |
10 |
|||
Tỉ lệ % |
15% |
25% |
20% |
20% |
20 |
100% |
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm): Chọn đáp án trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào?
A. Cọ xát.
B. Hơ nóng vật.
C. Bỏ vật vào nước nóng.
D. Làm cách khác.
Câu 2: Khi hai vật nhiễm điện đặt gần nhau thì có hiện tượng hút nhau. Ta có thể kết luận:
A. Chúng đều bị nhiễm điện âm.
B. Chúng đều bị nhiễm điện dương.
C. Chúng nhiễm điện khác loại.
D. Các nhận định trên đều sai.
Câu 3: Kim loại là chất dẫn điện vì có các:
A. Điện tích.
B. Hạt mang điện
C. Êlectrôn
D. Eelectrôn tự do
Câu 4: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện:
A. Một đoạn dây nhựa.
B. Một thỏi sứ.
C. Một đoạn ruột bút chì.
D. Một mảnh gỗ khô.
Câu 5: Nam châm điện có thể hút được các:
A. Vụn giấy.
B. Vụn nilong.
C. Vụn sắt.
D. Vụn đồng.
Câu 6: Nếu sơ ý chạm vào dây dẫn có dòng điện đi qua cơ thể làm cho:
A. Tim ngừng đập.
B. Cơ bị co giật.
C. Ngạt thở, thần kinh tê liệt.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 7: Sơ đồ mạch điện nào sau đây là sơ đồ xác định đúng chiều quy ước của dòng điện:
Câu 8: Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây:
A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220V.
B. Đèn sáng bình thường khi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là 220V.
C. Đèn chỉ sáng khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.
D. Đèn chỉ được sử dụng vào nguồn có hiệu điện thế dưới 220V.
II. Tự luận (6 điểm:
Câu 9: Chất dẫn điện là gì, chất cách điện là gì? Nêu 3 ví dụ? (2 điểm)
Câu 10 (2 điểm):
a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Bộ nguồn điện hai pin mắc nối tiếp nhau, công tắc đang đóng, dây nối, bóng đèn.
b) Xác định chiều dòng điện theo quy ước trên sơ đồ của mạch điện đó.
Câu 11 (2 điểm): Khi dùng đũa thủy tinh cọ xát với lụa, thanh êbônít cọ xát vào lông thú. Sau đó đặt gần nhau sẽ có hiện tượng 2 thanh hút nhau. Vậy thanh êbônít sau khi cọ xát vào lông thú nhiễm điện gì? Lông thú lúc đó có bị nhiễm điện không? Giải thích tại sao?
Đáp án đề thi Vật lý 7 học kì 2 số 2
I. Trắc nghiệm (mỗi câu 0,5 điểm):
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
A |
C |
D |
C |
C |
D |
D |
B |
II. Tự luận:
Câu 9:
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua.
Ví dụ: Đồng, nhôm, sắt
Cất các điện là chất không cho dòng điện chạy qua.
Ví dụ: Nhựa, sứ, cao su.
Câu 10:
Câu 11:
Thanh êbônít sau khi cọ xát vào lông thú nhiễm điện âm. Lông thú lúc đó nhiễm điện dương. Vì sau khi cọ xát thanh êbônít nhận thêm êlectrôn nên nhiễm điện âm, lông thú mất bớt êlectrôn nên nhiễm điện dương.
2.3 Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Vật Lí số 3
TRƯỜNG THCS Hải Yến – Tĩnh Gia – Thanh hóa |
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Vật lý - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Họ và tên học sinh: ……………………………………………….. Lớp:…………..
Số báo danh |
Giám thị 1 |
Giám thị 2 |
Số phách |
Điểm |
Giám khảo 1 |
Giám khảo 2 |
Số phách |
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Vật bị nhiễm điện là vật
A. Có khả năng đấy các vật nhẹ khác
B. Có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện
C. Không có khả năng hút các vật nhẹ
D. Hút các vật nhỏ và đẩy nam châm
Câu 2: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dự trên tác dụng nhiệt của dòng điện
A. Bàn là điện
B. Máy sấy tóc
C. Ấm điện đang đun nước
D. Đèn LED
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dòng điện?
A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển
B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích
C. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.
Câu 4: Trong các vật dưới đây, vật dẫn điện là
A. Một đoạn ruột bút chì
B. Thanh gỗ khô
B. Một đoạn dây nhựa
D. Thanh thủy tinh
Câu 5: Gọi – e là điện tích mỗi electron. Biết nguyên tử ôxi có 8 electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Điện tích hạt nhân của nguyên tử ôxi là
A. +4e
B.+8e
C.+16e
D.+24e
Câu 6: Dòng điện trong kim loại là
A. Dòng điện tích chuyển dời
B. Dòng các electron tự do chuyển dời có hướng
C. Dòng các electron tự do
D. Dòng các electron chuyển dời từ cực dương sang cực âm
Câu 7: Nên chọn Ampe kế nào dưới đây để đo cường độ dòng điện có cường độ trong khoảng 0,5A tới 1A chạy qua quạt điện ?
A.GHHĐ : 2A – ĐCNN:0,2 A
B. GHHĐ : 500mA – ĐCNN: 10mA
C. GHHĐ : 200mA – ĐCNN: 5mA
D. GHHĐ : 1,5A – ĐCNN: 0,1 A
Câu 8. Việc làm không đảm bảo an toàn về điện là
A. Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện
B. Sử dụng thiết bị nối đất cho các thiết bị điện
C. Sử dụng cầu chì bảo vệ mạch
D. Không ngắt điện khi lắp đặt các thiết bị dùng điện
II.Phần tự luận (6 điểm).
Câu 9. (1,5 điểm). Để đo cường độ dòng điện trong một vật dẫn ta dùng dụng cụ nào? phải mắc dụng cụ đó như thế nào vào một vật dẫn? Giải thích vì sao?
Câu 10. (1,0 điểm). Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính của số hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
Câu 11 . (2,5 điểm). Cho mạch điện như hình
a. Xác định chiều dòng điện chạy qua các bóng đèn
Trên sơ đồ mạch điện?
b. Biết các hiệu điện thế giũa hai điểm : U12= 2,4 V, U23 = 2,5 V
Tính hiệu điện thế giữa hai điểm U13
c. Biết cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn là 0,2A.
Tính cường độ dòng điện chạy trong toàn mạch?
Câu 12 . (1,0 điểm). Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết?
a. Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu độ?
b. Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì Sao?
Đáp án đề thi học kì 2 môn Vật lý 7 Đề số 3
Phần I: Trắc nghiệm: (4đ ) mỗi câu đúng 0,4đ
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
|
A |
X |
|||||||
B |
X |
X |
X |
|||||
C |
X |
|||||||
D |
X |
X |
X |
Phần II: Tự Luận (6đ )
Câu |
Nội dung |
Điểm |
9 (1,5 điểm) |
- Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là Ampekế. - Để đo cường độ dòng điện, ta lựa chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp rồi mắc nối tiếp ampe kế với vật dẫn cần đo theo đúng quy định về cách nối dây vào các núm của ampe kế. - Vì chiều của dòng điện trong một mạch kín đi từ cực dương qua các vật dẫn sang cực âm của nguồn điện. |
0,5đ 0,5 đ 0,5đ |
10 (1,0 điểm) |
Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải. |
1,0đ |
11 (2,5 điểm) |
a. Vẽ đúng chiều dòng điện b. Hai đèn mắc nối tiếp nên ta có: U13= U12+ U23= 2,4+2,5=4,9V c. Hai đèn mắc nối tiếp nên ta có: I = I1 = I2= 0,2A |
0,5đ 1,0đ 1.0đ |
12 (1,0 điểm) |
a/ Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 1000C. (Nhiệt độ của nước đang sôi) b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì ấm điện bị cháy, hỏng. Vì khi cạn hết nước, do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng(ruột ấm) sẽ nóng chảy, không dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hỏa hoạn. |
0,5đ 0,5đ |
Học sinh có cách giải khác, nếu đúng vẫn ghi điểm tối đa
2.4 Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Vật Lí số 4
A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU)
Nội dung | Cấp độ nhận thức | Tổng | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng 1 | Vận dụng 2 | ||
Nhiễm điện (2t) | 1 (1đ) 2 (1đ) |
3 (1đ) | 4 (1đ) | 4c (4đ) = 13,2% |
|
Dòng điện. T/dụng của d/điện (5t) | 5 (1đ), 6 (1đ), 7 (1đ), 11 (1đ) |
8 (1đ), 10 (1đ) | 21 (4đ) | 9 (1đ) | 8c (11đ) = 36,3% |
I dòng điện. Hiệu điện thế (5t) | 13 (1đ) 16 (1đ) 19 (1đ) |
12 (1đ),14 (1đ), 15 (1đ),17 (1đ), 18 (1đ), 20 (1đ) |
22 (4đ) | 7c (13đ) = 42,9% |
|
An toàn điện (1t) | 23 (2đ) | 1c (2đ) = 6,6% |
|||
Tổng | KQ (9đ) = 30% |
KQ (9đ) = 30% |
TL (6đ) = 20% |
KQ (2đ)+TL (4đ) = 20% |
23c (30đ) =100% |
B. NỘI DUNG ĐỀ
I. Hãy chọn phương án đúng.
1. Có thể làm cho thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?
A. Phơi thước nhựa ở ngoài nắng.
B. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin.
C. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
D. Áp thước nhựa vào một cực của nam châm.
2. Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?
A. Ống nhôm treo bằng sợi chỉ.
C. Ống giấy treo bằng sợi chỉ.
B. Vật nhiễm điện trái dấu với nó.
D. Vật nhiễm điện cùng dấu với nó.
3. Cọ xát hai thước nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô.
Đưa hai thước nhựa này lại gần nhau (như ở hình 1) thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Hút nhau. C. Không hút cũng không đẩy nhau.
B. Đẩy nhau. D. Lúc đầu chúng hút nhau, sau đó đẩy nhau.
4. Có 4 vật a, b, c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
A. Vật b và c có điện tích cùng dấu.
B. Vật a và c có điện tích cùng dấu.
C. Vật b và d có điện tích cùng dấu.
D. Vật a và d có điện tích trái dấu.
5. Dòng điện là gì?
A. Dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng.
B. Dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
C. Dòng các phân tử dịch chuyển có hướng.
D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
6. Mũi tên trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện? (Hình 2)
7. Vật nào dưới đây là vật cách điện?
A. Một đoạn dây thép
B. Một đoạn dây nhôm
C. Một đoạn dây nhựa
D. Một đoạn ruột bút chì
8. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt thì cuộn dây dẫn này có thể hút các vật nào dưới đây?
A. Các vụn giấy
B. Các vụn sắt
C. Các vụn đồng
D. Các vụn nhôm
9. Cho sơ đồ mạch điện như ở hình 3. Chỉ có đèn Đ1, Đ2 sáng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Cả 3 công tắc đều đóng.
B. K1, K2 đóng, K3 mở.
C. K1, K3 đóng, K2 mở.
D. K1 đóng, K2 và K3 mở.
10. Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?
A. Máy bơm nước.
B. Nồi cơm điện.
C. Quạt điện.
D. Máy thu hình (Ti vi).
11. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng hoạt động bình thường?
A. Bóng đèn bút thử điện.
B. Quạt điện.
C. Công tắc.
D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt non.
12. Hai bóng đèn trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây không mắc nối tiếp với nhau? (Hình 4)
13. Vôn kế trong sơ đồ nào ở hình vẽ 5 đo hiệu điện thế của nguồn?
14. Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào?
A. Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A.
B. Dòng điện qua đèn điốt phát quang có cường độ 12mA.
C. Dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,8A.
D. Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2A.
15. Sơ đồ nào trong hình 6 dùng để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn?
16. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây?
A. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
B. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
C. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.
D. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
17. Các bóng đèn điện trong gia đình được mắc song song không phải vì lí do nào dưới đây?
A. Vì tiết kiệm được số đèn cần dùng.
B. Vì các bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức.
C. Vì có thể bật, tắt các đèn độc lập với nhau.
D. Vì khi một bóng đèn bị hỏng thì các bóng còn lại vẫn sáng.
18. Vôn kế trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây có số chỉ bằng 0? (Hình 7)
19. Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?
A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220V.
B. Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.
C. Bóng đèn đó có thể tạo ra được một hiệu điện thế là 220V.
D. Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn phải là 220V.
20. Cho một nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc mạch điện như thế nào?
A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn.
B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn.
C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn.
D. Không có cách mắc nào để cả hai đèn sáng bình thường.
II. Giải các bài tập sau:
21. Có 1 mạch điện gồm pin, bóng đèn pin, dây nối và công tắc. Đóng công tắc, nhưng đèn không sáng. Nêu 2 trong số những chỗ có thể hở mạch và cho biết cách khắc phục.
22. Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2.
a. Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích.
b. Phải đặt giữa hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Vì sao?
23. Hãy nêu tên một dụng cụ dùng điện mà em biết và chỉ ra các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện trên dụng cụ đó.
2.5 Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Vật Lí số 5
Câu 1. Khi nào ta nhìn thấy một vật ?
A. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
B. Khi vật được chiếu sáng.
C. Khi vật phát ra ánh sáng.
D. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật.
Câu 2. Phần dao động phát ra âm trong chiếc sáo là
A. vỏ sáo.
B. cột không khí trong ống sáo.
C. lỗ sáo.
D. miệng sáo.
Câu 3.Vật nào sau đây là nguồn sáng?
A. Mặt Trời.
B. Mặt Trăng.
C. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.
D. Đèn pin đang tắt để trên bàn.
Câu 4. Khi nào ta nói, âm phát ra trầm ?
A. Khi âm phát ra với tần số lớn.
B. Khi âm phát ra với tần số nhỏ.
C. Khi âm nghe to.
D. Khi âm nghe nhỏ.
Câu 5. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo
A. Đường tròn.
B. Đường gấp khúc.
C. Đường cong.
D. Đường thẳng.
Câu 6. Tai ta nghe được âm to nhất khi
A. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
B. Âm phát ra đến tai sau âm phản xạ.
C. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ.
D. Không có câu nào đúng.
Câu 7. Đứng trên mặt đất, hiện tượng nguyệt thực xẩy ra khi nào?
A. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời do bị Trái Đất che khuất.
B. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
C. Ban đêm, nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
D. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng không cho ánh sáng từ Mặt Trăng chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.
Câu 8. Trong lớp, học sinh nghe thấy cô giáo giảng bài thông qua môi trường truyền âm nào?
A. Chất rắn. |
B. Chân không. |
C. Không khí. |
D. Chất lỏng. |
Câu 9. Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là
A. Góc tới lớn gấp hai lần góc phản xạ.
B. Góc tới lớn gấp ba lần góc phản xạ.
C. Góc tới nhỏ hơn góc phản xạ.
D. Góc tới bằng góc phản xạ.
Câu 10. Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?
A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ.
B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ.
C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
D. Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang.
Câu 11. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất nào sau đây?
A. Hứng được trên màn và bằng vật.
B. Hứng được trên màn và nhỏ hơn vật.
C. Không hứng được trên màn và nhỏ hơn vật.
D. Không hứng được trên màn và bằng vật.
Câu 12. Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn ?
A. Tiếng sấm rền.
B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy.
C. Tiếng sóng biển ầm ầm.
D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.
Câu 13. Chùm sáng phân kì là chùm sáng
A. Giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng.
B. Giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng.
C. Loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
D. Không giao nhau trên đường truyền của chúng.
Câu 14. Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ
A. 20Hz đến 2000Hz.
B. 20Hz đến 20000Hz.
C. 200Hz đến 2000Hz.
D. 200Hz đến 20000Hz.
Câu 15. Vật sáng AB đặt trước gương cầu lõm cho ảnh A’B’ có đặc điểm như thế nào?
A. Là ảnh ảo, lớn hơn vật.
B. Là ảnh ảo, bằng vật.
C. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
D. Là ảnh thật, lớn hơn vật.
Câu 16. Những vật nào sau đây hấp thụ âm tốt?
A. Thép, gỗ, vải.
B. Bêtông, sắt, bông.
C. Đá, sắt, thép.
D. Vải, nhung, dạ.
Câu 17. Một tia sáng chiếu tới gương phẳng có tia phản xạ vuông góc với tia tới. Góc phản xạ bằng
A. 300
B. 600
C. 450
D. 900
Câu 18. Vận tốc truyền âm trong các môi trường tăng dần theo thứ tự
A. rắn, khí và lỏng
B. rắn, lỏng và khí
C. khí, lỏng và rắn
D. khí, rắn và lỏng
Câu 19. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng có tính chất nào sau đây?
A. Bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
B. Nhỏ hơn khoảng cách từ ảnh đến gương.
C. Lớn gấp 2 lần khoảng cách từ ảnh đến gương.
D. Lớn gấp 4 lần khoảng cách từ ảnh đến gương.
Câu 20. Một chiếc tivi đang phát chương trình thời sự của VTV1, nguồn âm là?
A. Người phát thanh viên.
B. Chiếc điều khiển.
C. màn hình.
D. Màng loa.
Câu 21. Ngày 24/10/1995 ở Phan Thiết, đã có nhật thực toàn phần. Một người đứng quan sát nhật thực thấy tại thời điểm đó, nơi họ đứng ở Phan Thiết
A. Đang là ban ngày và hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.
B. Đang là ban đêm và chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời.
C. Đang là ban đêm và hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.
D. Đang là ban ngày và chỉ nhìn thấy một phần Mặt Trời.
Câu 22. Một con lắc thực hiện 20 dao động trong thời gian 10 giây. Tần số dao động của con lắc bằng:
A. 200Hz.
B. 20Hz.
C. 2Hz.
D. 0,5Hz.
Câu 23. Chiếu một chùm tia tới song song đến mặt phản xạ của một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?
A. Hội tụ.
B. Phân kì.
C. Song song.
D. Không truyền theo đường thẳng.
Câu 24. Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn là để
A. tránh bóng tối, bóng nửa tối khi học sinh viết bài.
B. học sinh không bị chói mắt.
C. học sinh không bị cận thị và tăng ánh sáng.
D. tăng cường độ sáng cho lớp học.
Câu 25. Để chống tiếng ồn giao thông nơi bệnh viện, trường học bằng cách tác động vào nguồn âm là
A. Treo biển báo ‘‘cấm bấm còi’’ gần nơi bệnh viện, trường học.
B. Trồng nhiều cây xanh xung quanh.
C. Xây dựng bệnh viện, trường học cách xa đường giao thông.
D. Xây phòng có cửa kính.
Câu 26. Cho điểm sáng S cách gương phẳng 20cm. Ảnh S’ của S qua gương sẽ cách gương một khoảng
A. 20cm
B. 40cm
C. 10cm
D. 60cm
Câu 27. Năm 1994, một sao Chổi đâm vào sao Mộc và gây ra vụ nổ lớn. Ở mặt đất không nghe thấy tiếng nổ vì
A. âm thanh bị bầu khí quyển hấp thụ.
B. âm thanh truyền từ sao Mộc đến Trái Đất mất khoảng 60 năm.
C. giữa Trái Đất và Sao Mộc có vùng chân không.
D. Trái Đất ở rất xa sao Mộc.
Câu 28. Gương cầu lồi được sử dụng làm gương chiếu hậu gắn trên xe ô tô, mô tô vì
A. ảnh nhìn thấy qua gương lớn hơn ảnh nhìn thấy qua gương phẳng.
B. vùng nhìn thấy qua gương rộng hơn vùng nhìn thấy qua gương phẳng có cùng kích thước.
C. vùng nhìn thấy sáng rõ hơn so với gương phẳng.
D. ảnh nhìn thấy qua gương rõ hơn ảnh nhìn thấy qua gương phẳng.
Câu 29. Một người nhìn thấy một tia chớp trong một đám mây giông, 3s sau mới nghe tiếng sấm gây ra bởi tia chớp đó. Biết vận tốc truyền âm thanh trong không khí là 340m/s. Đám mây giông ở cách người này một khoảng bằng
A. 2040m.
B. 510m.
C. 1020m.
D. 340m.
Câu 30. Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?
A. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin.
B. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm.
C. Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa.
D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
Câu 31. Khi chiếu một tia sáng tới mặt gương phẳng thì góc tới là
A. góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới trên gương.
B. góc tạo bởi tia tới và mặt gương.
C. góc tạo bởi mặt gương và tia phản xạ.
D. góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ.
Câu 32. Biên độ dao động càng lớn thì
A. Âm phát ra càng to.
B. Âm càng bổng.
C. Âm càng trầm.
D. Âm phát ra càng nhỏ.
Câu 33. Hai vật nhiễm điện cùng loại khi đặt gần nhau thì
A. chúng không tác dụng lên nhau.
B. chúng đẩy nhau.
C. chúng hút nhau.
D. chúng vừa hút, vừa đẩy.
Câu 34. Khi cho điểm sáng S dịch chuyển theo phương vuông góc với gương một đoạn, người ta thấy khoảng cách giữa ảnh S’ và điểm sáng S thay đổi so với lúc chưa dịch chuyển S là 30cm. Điểm sáng S dịch chuyển một đoạn:
A. 30cm.
B. 60cm.
C. 15cm.
D. Không phải các kết quả trên.
Câu 35. Ống xả của xe máy dùng để
A. giảm tiếng ồn của động cơ.
B. ngăn không cho nước vào động cơ.
C. trang trí cho xe và giảm độ to.
D. dễ thoát khí thải của xe.
Câu 36. Một nhóm bạn học sinh đưa ra các ý kiến dưới đây, hãy chỉ ra ý kiến nào đúng?
A. Bàn được chiếu sáng rồi ánh sáng từ bàn hắt lại truyền vào mắt ta.
B. Ta nhìn thấy cái bàn gỗ vì nó là nguồn sáng.
C. Ta nhìn thấy cái bàn vì nó là vật có màu sáng.
D. Ta nhìn thấy cái bàn vì trong phòng có đèn.
Câu 37: Một vật phát ra âm thanh trong thời gian ngắn, vật này đặt cách một bức tường phẳng, nhẵn là 350m. Cùng với lúc phát ra âm, vật chuyển động đều về phía bức tường và vuông góc với bức tường với vận tốc 10m/s. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Khoảng cách từ vật đến bức tường khi nó gặp âm phản xạ từ bức tường dội lại là
A. 330m.
B. 700m.
C. 10,3m.
D. 20,5m.
Câu 38. Một người cao 1,7m đứng trên mặt đất đối diện với một gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng, mắt người đó cách đỉnh đầu 16cm, để người đó nhìn thấy ảnh chân mình trong gương thì mép dưới của gương cách mặt đất nhiều nhất là
A. 16cm
B. 32cm
C. 77cm
D. 85cm
Câu 39. Trong đêm tối, khi đang bay con dơi có thể bắt được con mồi hoặc tránh được các vật cản phía trước vì
A. chân con dơi có thể phát hiện được con mồi và các vật phía trước.
B. mắt dơi có khả năng nhìn được trong đêm tối.
C. dơi có thể phát ra sóng siêu âm và thu nhận phản xạ của sóng siêu âm đó.
D. hai cánh con dơi có thể phát hiện được con mồi và các vật phía trước.
Câu 40. Độ to của âm được đo bằng đơn vị
A. Kg. |
B. dB. |
C. Hz. |
D. N. |
------------ HẾT ------------
Đáp án Đề ôn thi học kì 2 lớp 7 môn Vật lý số 5
PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG |
ĐÁP ÁN KHẢO SÁT NGẪU NHIÊN CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2017-2018 Môn:Vật lí – Lớp 7 |
Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm:
Câu |
Đáp án |
1 |
A |
2 |
B |
3 |
A |
4 |
B |
5 |
D |
6 |
C |
7 |
A |
8 |
C |
9 |
D |
10 |
C |
11 |
D |
12 |
D |
13 |
C |
14 |
B |
15 |
A |
16 |
D |
17 |
C |
18 |
C |
19 |
A |
20 |
D |
21 |
A |
22 |
C |
23 |
A |
24 |
A |
25 |
A |
26 |
A |
27 |
C |
28 |
B |
29 |
C |
30 |
D |
31 |
A |
32 |
A |
33 |
B |
34 |
C |
35 |
A |
36 |
A |
37 |
A |
38 |
C |
39 |
C |
40 |
B |
Nhằm mang đến cho các em học sinh lớp 7 nguồn tài liệu ôn thi học kì 2 phong phú và hữu ích, TimDapAngiới thiệu Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 với đầy đủ các môn do đội ngũ TimDapAnbiên soạn hoặc sưu tầm từ nhiều trường THCS trên cả nước. Đây không chỉ là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các em học sinh lớp 7 trước kì thi, mà các thầy cô giáo cũng có thể tham khảo để xây dựng đề cương, và ra đề cho các em học sinh.
Tham khảo thêm: Bộ đề kiểm tra học kì 2 lớp 7 môn Vật lý có đáp án năm 2021
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
3. Đề thi học kì 2 lớp 7 được tải nhiều nhất
- Đề kiểm tra học kì 2 lớp 7 môn Toán
- 10 đề thi học kì 2 lớp 7 môn Toán năm học 2021 - 2022
- Bộ 15 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7
- Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Bộ đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 7 CÓ ĐÁP ÁN
- Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 7
- Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 có đáp án
- Bộ đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 7 có đáp án
- Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 2
Đối với các em đang ôn tập chuẩn bị cho bài thi học kì 2 sắp tới, việc tập giải đề thi học kì là phương pháp học tập hiệu quả giúp các em có thể tiếp cận gần nhất với những dạng bài tập, dạng câu hỏi thường xuyên được đưa vào trong đề thi. Bộ kiểm tra học kì II lớp 7 môn Vật lý có đáp án năm 2022 sẽ là nguồn tài liệu phong phú và hữu ích giúp các em ôn luyện trước kì thi hiệu quả. Hệ thống lời giải đi kèm đề thi là đáp án chuẩn giúp các em có thể so sánh, đối chiếu và tự đánh giá được năng lực làm bài của mình tới đâu.
Để ôn thi học kì 2 hiệu quả, bên cạnh việc tham khảo và tập giải đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 7, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 7 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 7 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.
Tham khảo thêm:
- Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý lớp 7 năm học 2020 - 2021
- Đề thi học kì 2 Vật lý 7 có đáp án năm học 2020 - 2021
- Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 môn Vật lý trường THCS Hồng Đà, Phú Thọ năm 2020 - 2021
- Đề kiểm tra 45 phút học kì 2 môn Vật lý lớp 7 trường THCS Bồ Lý, Tam Đảo
- Đề kiểm tra 45 phút môn Vật lý 7 học kì 2 năm học 2019 - 2020.
- Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý 7 học kì 2 năm học 2019 - 2020
- Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 7 chương 3 Điện học có đáp án