Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 8 bài 17: Đánh nhau với cối xay gió

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 17: Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn - ki - hô - tê) được TimDapAnsưu tầm và đăng tải. Đây là bài kiểm tra theo bài nằm trong chương trình Văn 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo

1. Trong đoạn văn sau, Xan-chô Pan-xa hiện lên là một con người như thế nào?

"Được phép, Xan-chô Pan-xa ngồi lại cho thật thoải mái trên lưng lừa, lôi các thứ ở trong cái túi hai ngăn ra, vừa đi theo chủ vừa ung dung đánh chén, thỉnh thoảng lại tu bầu rượu một cách ngon lành khiến tay chủ quán rượu dễ thương nhất ở Ma-la-ga cũng phải phát ghen. Vừa đi vừa chè chén như thế, Xan-chô chẳng còn nhớ gì đến những lời hứa hẹn của chủ và cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này dù có nguy hiểm đến đâu cũng chẳng vất vả gì mà lại thoải mái nữa là khác". (Đánh nhau với cối xay gió)

A. Là người có cách ăn uống rất đặc biệt.

B. Là một người hay quên.

C. Là một người quá quan tâm và coi trọng chuyện ăn uống.

D. Là một người không cầu kì trong cách ăn uống.

2. Dòng nào thuật đúng tình trạng của Đôn Ki-hô-tê sau khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Nằm không cựa quậy, rồi thu hết sức vùng đứng lên, nhảy lên ngựa đi về cảng La-pi-xê.

B. Vùng dậy ngay, nhảy lên ngựa đi tiếp và rất hùng dũng.

C. Nằm không cựa quậy, được giám mã nâng dậy, đỡ ngồi lên ngựa nhưng không ngồi ngay ngắn được vì đau.

D. Nằm không cựa quậy, cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a cứu giúp, lại có sức mạnh, nhảy phắt lên ngựa đi tiếp.

3. Vì sao Đôn Ki-hô-tê không nhịn được cười khi nói chuyện với giám mã của mình?

A. Vì tính cách chất phác của giám mã.

B. Vì hiệp sĩ nhất định phải cười khi nghe giám mã nói chuyện.

C. Vì giám mã nói toàn những chuyện gây cười.

D. Vì Đôn Ki-hô-tê là người thích cười đùa.

4. Trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, bản thân Đôn Ki-hô-tê tự đánh giá cuộc giao tranh của mình với những chiếc cối xay gió như thế nào?

A. Là một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.

B. Là một cuộc giao tranh cân bằng giữa hai đối thủ.

C. Là một cuộc giao tranh lớn.

D. Là một cuộc giao tranh không phân thắng bại.

5. Ý nào không nói lên mục đích của cuộc giao chiến giữa Đôn Ki-hô-tê với những chiếc cối xay gió?

A. Đánh bại kẻ thù để trở nên vinh quang.

B. Quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất.

C. Để thử sức mạnh của mình.

D. Thu được những chiến lợi phẩm để trở nên giàu có.

6. Nội dung tư tưởng của đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió là gì?

A. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn làm rõ sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.

B. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn thể hiện Đôn Ki-hô-tê vừa là một người đáng trách, vừa là một người đáng thương.

C. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn ca ngợi tính cách dũng cảm của Đôn Ki-hô-tê.

D. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn nói lên những nét khác thường trong suy nghĩ và hành động của Đôn Ki-hô-tê.

7. Dòng nào thể hiện đầy đủ kết quả cuộc đánh nhau của Đôn Ki-hô-tê với cối xay gió?

A. Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc mũ bị văng ra xa, thanh kiếm bị mẻ.

B. Cả người và ngựa ngã văng ra xa, ngựa bị toạc nửa vai, ngọn giáo gãy tan tành.

C. Ngọn giáo gãy tan tành, chiếc khiên bị vỡ đôi, con ngựa bị què chân.

D. Chiến khiên bị vỡ tan tành, ngọn giáo bị quằn, người và ngựa không việc gì.

8. Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn Ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Vì lão không có đủ cả vũ khí lợi hại.

B. Vì những chiếc cối xay gió được phù phép.

C. Vì lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù.

D. Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo.

9. Trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê nhìn những chiếc cối xay gió thành người nào?

A. Những người lái buôn.

B. Gã khổng lồ Bri-a-rê-ô.

C. Lão pháp sư Phơ-re-xtôn.

D. Trên ba chục tên khổng lổ ghê gớm.

10. Cách nào không phải là cách nhà văn dùng để làm nổi bật cá tính của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa?

A. Sử dụng biện pháp tương phản, đối lập.

B. Để cho nhân vật này đánh giá về nhân vật khác.

C. Trực tiếp đưa ra những lời đánh giá về nhân vật.

D. Để cho nhân vật tự bộc lộ mình.

Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 17: Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn - ki - hô - tê)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

A

A

C

A

B

D

D

C

............................................

Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 17: Đánh nhau với cối xay gió. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!