Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 8 bài 13: Tóm tắt văn bản tự sự

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 13: Tóm tắt văn bản tự sự được TimDapAnsưu tầm và đăng tải. Đây là đề kiểm tra theo từng bài nằm trong chương trình giảng dạy môn Văn lớp 8 SGK. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo

1. Trong tác phẩm "Tôi đi học" của Thanh Tịnh thì những chi tiết cần chú ý khi tóm tắt là?

A. Tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu đến trường cùng mẹ - Lúc gặp ông Đốc - Lúc ra về - Sau này khi hồi tưởng lại (3)

B. Cả (1) (2) (3) đều sai.

C. Tâm trạng của nhân vật tôi khi mỗi độ thu về - Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí - Ông Đốc đọc tên và tâm trạng của nhận vật tôi (1)

D. Tâm trạng của nhân vật tôi khi được mẹ dắt đến trường trong lần đầu tiên - Sự lo lắng trong ngày đầu tiên đi học của nhân vật tôi thể hiện khi đi đường, khi gặp người lạ, khi gặp ông Đốc - Cảm giác dư âm khi hồi tưởng lại của nhân vật tôi. (2)

2. Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự?

A. Lão Hạc.

B. Thánh Gióng.

C. Ý nghĩa văn chương.

D. Thạch Sanh.

3. Để tóm tắt được tác phẩm Cô bé bán diêm của An - đéc - xen cần phải nhớ những chi tiết quan trọng nào được nêu dưới đây?

A. Em nhớ những ngày bà còn sống - Hình ảnh ngỗng quay - Hình ảnh cây thông - Hình ảnh bà về đón em lên thiên đường.(3)

B. Cả (1) (2) (3) đều sai.

C. Em bị lạnh và phải ngồi thu lu trong một xó tối tăm - Em nghĩ đến việc quẹt một que diêm để sưởi ấm - Những hình ảnh hiện lên khi em đốt diêm - Hình ảnh một em bé đã chết.(2)

D. Em bé bán diêm hồi tưởng lại ngày bà nội còn sống - Hình ảnh hiện ra khi em quẹt que diêm thứ nhất, que thứ hai, que thứ ba... que cuối cùng - Hình ảnh em bé chết vì lạnh nhưng trên môi vẫn nở nụ cười.(1)

4. Để tóm tắt được đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" (trích "Đôn Ki - hô - tê" của Xéc-van-tec) cần phải nắm rõ những chi tiết quan trọng nào?

A. Chi tiết phát hiện ra những chiếc cối xay gió và nghĩ đấy là những tên khổng lồ - Cuộc chiến giữa Đôn Ki - hô - tê và cối xay gió - Chi tiết miêu tả hai thầy trò sau trận chiến.(2)

B. Cuộc bàn luận giữa Đôn Ki - hô - tê và Xan-chô về những tên khổng lồ - Cuộc chiến giữa hai thầy trò và cối xay gió.(3)

C. Chi tiết hai thầy trò phát hiện ra những chiếc cối xay gió - Cuộc chiến giữa Đôn Ki - hô - tê và những chiếc cối xay gió. (1)

D. Cả (1) (2) (3) đều sai.

5. Muốn viết được một văn bản tóm tắt, cần phải làm theo những bước nào? Hãy chọn một phương án đúng nhất?

A. Đọc kỹ văn bản - sắp xếp nội dung - viết thành văn bản.

B. Đọc văn bản - xác định những nội dung cần tóm tắt - viết thành văn bản.

C. Đọc văn bản - xác định nội dung chính cần tóm tắt - sắp xếp các nội dung - viết thành văn bản.

D. Đọc văn bản - xác định nội dung cần tóm tắt - viết thành văn bản - đọc lại văn bản đã tóm tắt và đối chiếu với tác phẩm gốc.

6. Để tóm tắt được đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố cần phải nêu lên được những nhân vật quan trọng nào?

A. Anh Dậu - chị Dậu - tên cai lệ - người nhà ông lí.

B. Chị Dậu - bà cụ hàng xóm - tên cai lệ - mấy đứa con.

C. Anh Dậu - chị Dậu - mấy đứa con - người nhà ông lí

D. Anh Dậu - bà cụ hàng xóm - chị Dậu - tên cai lệ.

7. Để tóm tắt được truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao cần phải nắm được những chi tiết nào sau đây?

A. Lão ốm một trận "thập tử nhất sinh" - Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó - Lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội - Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.(3)

B. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng - Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại "cậu Vàng" - Vì muốn để lại mảnh vườn cho con nên lão phải bán chó - Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.(2)

C. Cả (2) và (3)

D. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại "cậu Vàng" - Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp - Lão bán chó và xin Binh Tư một ít bả chó.(1)

8. Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì?

A. Ghi lại một cách trung thành, chính xác nội dung chính của một văn bản nào đó để người chưa đọc nắm được văn bản ấy.

B. Ghi lại một cách cẩn thận các sự kiện của văn bản để làm dẫn chứng trong bài văn nghị luận văn học.

C. Ghi lại một cách đầy đủ diễn biến của câu chuyện để giúp người chưa đọc hiểu được toàn bộ câu chuyện đó.

D. Ghi lại một cách tương đối đầy đủ các chi tiết tiêu biểu của văn bản để người chưa đọc biết được chi tiết của văn bản đó.

9. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

A. Ghi lại đầy đủ mọi chi tiết của văn bản tự sự.

B. Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.

C. Kể lại một cách sáng tạo nội dung của văn bản tự sự.

D. Phân tích nội dung, ý nghĩa và giá trị của văn bản tự sự.

10. Sắp xếp lại các bước tóm tắt văn bản tự sự sau đây theo một trình tự hợp lí?

(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng.

(2) Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí

(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó.

(4) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.

A. (2) - (3) - (4) - (1).

B. (4) - (3) - (2) - (1).

C. (1) - (2) - (3) - (4).

D. (3) - (1) - (2) - (4).

Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 13: Tóm tắt văn bản tự sự

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

D

A

C

A

C

A

B

D

............................................

Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 8 bài 13: Tóm tắt văn bản tự sự. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm