Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 11 có đáp án

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 11: Thương vợ có kèm theo đáp án gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm là tài liệu để các em tham khảo trong quá trình ôn luyện, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11.

Đề thi xoay quanh những nội dung cơ bản các em đã được học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12. Đề được trình bày cụ thể và ngắn gọn giúp các em dễ hiểu và nắm bắt kiến thức. Mời các em tham khảo:

1. Câu thơ "Lặn lội thân cò khi quãng vắng" trong bài Thương vợ của Trần Tế Xương, có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?

A. "Con cò mà đi ăn đêm - Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao..."

B. "Nước non lận đận một mình - Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay".

C. "Cái cò là cái cò con - Mẹ đi xúc tép để con ở nhà".

D. "Con cò lặn lội bờ sông - Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non".

2. Đề tài bài Thương vợ của Tú Xương là

A. Viết về người vợ của nhà thơ.

B. Viết về tình cảm gia đình.

C. Viết về người phụ nữ.

D. Viết về tình yêu lứa đôi.

3. Hình ảnh bà Tú được gợi lên như thế nào trong hai câu thơ đầu bài Thương vợ của Tú Xương?

A. Nhỏ bé, tội nghiệp.

B. Tần tảo, đảm đang.

C. Thông minh, sắc sảo.

D. Vất vả, cô đơn.

4. Tác phẩm ... đã nói đến sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ?

A. Tự tình (bài II).

B. Thương vợ.

C. Khóc Dương Khuê.

D. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

5. Hai câu thực trong bài Thương vợ của Tú Xương sử dụng những biện pháp tu từ

A. Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.

B. Nhân hóa, đảo ngữ, hoán dụ.

C. Đảo ngữ, đối xứng, ẩn dụ.

D. Đối xứng, nhân hóa, ẩn dụ.

6. Vì sao hai câu kết trong bài Thương vợ của Tú Xương được coi là một lời chửi?

A. Vì có sự xuất hiện của cụm từ "ăn ở bạc".

B. Vì có sự xuất hiện của cụm từ "hờ hững".

C. Vì có sự xuất hiện của cụm từ "cha mẹ".

D. Vì có sự xuất hiện của cụm từ "thói đời".

7. Giá trị nội dung của bài thơ Thương vợ thể hiện ở chi tiết nào?

A. Phản ánh một cách đầy đủ gia cảnh của Tú Xương, đồng thời khắc hoạ hình ảnh bà Tú chịu thương chịu khó.

B. Bài thơ là nỗi niềm của những người chồng quanh năm sống nhờ vào sự tần tảo của người vợ.

C. Sự cảm thông chia sẻ đối với những khó khăn vất vả của người phụ nữ, đồng thời thể hiện thái độ trân trọng đối với những hi sinh của họ cho gia đình, xã hội.

D. Đề cao hình ảnh người phụ nữ trong xã hộ và những bất công mà họ gặp phải trong cuộc sống.

8. Nghĩa của từ "hờ hững" trong câu kết bài Thương vợ của Tú Xương là

A. (Làm việc gì) tỏ ra chỉ là làm lấy có, không có sự chú ý.

B. (Làm việc gì) chỉ vừa đến mức được cái vẻ như đã làm.

C. Chỉ có cái vẻ bên ngoài hoặc trên danh nghĩa, chứ sự thật không phải.

D. Tỏ ra lạnh nhạt trong quan hệ tình cảm, không chút để ý đến.

9. Mục đích của lời chửi trong hai câu kết bài Thương vợ của Tú Xương là

A. Để nói hộ lời trách của bà Tú với chồng.

B. Để Tú Xương tự trách mình.

C. Để Tú Xương trách cha mẹ mình.

D. Để Tú Xương trách bà Tú.

10. Câu thơ "Eo sèo mặt nước buổi đò đông" trong bài Thương vợ của Trần Tế Xương có thể không gợi lên điều gì?

A. Cảnh bà Tú buôn bán cực khổ nơi chợ búa, bến sông.

B. Cảnh bà Tú phải cãi vã với mọi người nơi chợ búa, bến sông.

C. Cảnh bà Tú phải bon chen nơi chợ búa, bến sông.

D. Những nguy hiểm mà bà Tú có thể gặp phải nơi chợ búa, bến sông.

Đáp án Trắc nghiệm Văn 11: Thương vợ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

B

B

C

D

C

D

B

D

TimDapAnxin giới thiệu tới các em Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 11 có kèm theo đáp án. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em ôn tập và đạt kết quả cao. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu khác tại Tài liệu học tập lớp 11 do TimDapAntổng hợp và đăng tải như: Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Trắc nghiệm Sinh học 11,...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm