Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 có đáp án

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 11: Câu cá mùa thu (Thu Điếu) có kèm theo đáp án gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm là tài liệu để các em tham khảo trong quá trình ôn luyện, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11.

Đề được trình bày một cách ngắn gọn và cụ thể, nội dung bám sát chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn 11. Hỗ trợ các em ôn bài một cách hiệu quả và chuẩn bị kiến thức để bước vào những kì thi quan trọng. Mời các em tham khảo:

1. Nguyễn Khuyến có đóng góp lớn vào sự phát triển của nền văn học dân tộc ở thể loại nào?

A. Hát nói.

B. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

C. Thơ Nôm.

D. Thể thơ song thất lục bát.

2. Nhận định nào nói đúng về chuyện câu cá được nhắc đến trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?

A. Câu cá là một việc làm thường xuyên của nhân vật trữ tình - tác giả khi mùa thu đến.

B. Chuyện câu cá được nói đến chỉ như một cái cớ để nhà thơ thể hiện cảm giác thu và bộc lộ tâm trạng của mình.

C. Câu cá là một trong những công việc để kiếm ăn của người nông dân vùng đồng bằng.

D. Câu cá là một trong các thú vui của những ông quan về ở ẩn, trong đó có Nguyễn Khuyến.

3. Nét nghĩa nào sau đây phù hợp với từ "lơ lửng" trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?

A. Di chuyển hoặc biến đổi trạng thái một cách rất nhanh, chỉ trong khoảnh khắc, đến mức như có muốn làm gì cũng không thể kịp.

B. Cách đánh thức hoặc mức độ hoạt động không gây ra tiếng ồn hoặc một chuyển động có thể làm ảnh hưởng đến không khí yên tĩnh chung.

C. Ở trạng thái di động nhẹ ở khoảng giữa, lưng chừng, không dính vào đâu, không bám vào đâu.

D. Nổi lên thành những vệt, những nếp nhăn nhỏ thoáng qua thấy qua trên bề mặt phẳng.

4. Cái gì không được miêu tả trong sáu câu thơ đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?

A. Bầu trời.

B. Mặt nước ao.

C. Âm thanh.

D. Tầng mây.

5. Sáu câu thơ đầu trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến được viết theo phương thức

A. Biểu cảm.

B. Tự sự.

C. Miêu tả.

D. Thuyết minh.

6. Nội dung trong các sáng tác của Nguyễn Khuyến thể hiện điều gì?

A. Châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước. (3)

B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

C. Tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè. (1)

D. Phản ánh cuộc sống của những con người lao động khổ cực, thuần hậu chất phác. (2)

7. Cảnh vật mùa thu được nhắc đến trong sáu câu thơ đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có đặc điểm

A. Vừa trong vừa tĩnh lặng.

B. Vừa lạnh lẽo vừa hiu hắt.

C. Vừa tươi tắn vừa mát mẻ.

D. Vừa sinh động vừa giàu sức sống.

8. Câu thơ "Cá đâu đớp động dưới chân bèo" trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến hiểu cách nào hợp lí hơn?

A. Có con cá nào đó đớp dưới chân bèo.

B. Cá đâu có đến đớp chân bèo!

C. Đâu có cá đớp dưới chân bèo!

D. Cá ở đâu cũng đớp chân bèo.

9. Bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến được viết bằng

A. Chữ Nôm, thể thất ngôn tứ tuyệt.

B. Chữ quốc ngữ, thể thất ngôn tứ tuyệt.

C. Chữ Hán, thể thất ngôn tứ tuyệt.

D. Chữ Nôm, thể thất ngôn bát cú.

10. Ý nào không đúng khi nói về nét đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa thu?

A. Đó là con người bình dị, gắn bó sâu sắc với quê hương.

B. Đó là con người biết hướng về sự thanh sạch, cao quý và đầy tinh thần trách nhiệm đối với cuộc đời.

C. Đó là con người thấu hiểu mọi lẽ biến đổi của cuộc đời và tìm cho mình một lối sống thanh quý nhất.

D. Đó là con người biết rung động với những vẻ đẹp đơn sơ của chốn thôn dã thanh bình.

Đáp án trắc nghiệm Ngữ văn 11: Câu cá mùa Thu (Thu Điếu)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

C

C

C

B

A

A

D

C

TimDapAnxin giới thiệu tới các em Đề kiểm tra 15 phút lớp 11 môn Ngữ văn có kèm theo đáp án. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em ôn tập và đạt kết quả cao. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu khác tại Tài liệu học tập lớp 11 do TimDapAntổng hợp và đăng tải như: Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Trắc nghiệm Sinh học 11,...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm