Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 11 có đáp án

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 11: Bài ca ngất ngưởng có kèm theo đáp án gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm là tài liệu để các em tham khảo trong quá trình ôn luyện, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 11.

Đề tổng hợp những câu hỏi lí thuyết bám sát chương trình sách giáo khoa các em đã học, giúp các em ôn luyện và củng cố kiến thức một cách hệ thống. Các em có thể tự học bài ở nhà, tự kiểm tra đánh giá năng lực của mình khi đối chiếu đáp án. Mời các em tham khảo

1. Dòng nào nói đúng quan niệm của nhà nho ngày xưa?

A. Xem trọng "đức" hơn "tài".

B. Xem trọng "tài" hơn "đức".

C. Chỉ xem trọng "tài", phủ nhận "đức".

D. Chỉ xem trọng "đức", phủ nhận "tài".

2. Dòng nào không nói đúng về tác giả Nguyễn Công Trứ?

A. Thuở nhỏ, ông sống trong nghèo khổ nhưng giàu ý chí.

B. Thời kì làm quan, ông đã chứng tỏ là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa đến kinh tế, quân sự.

C. Ông là người đầu tiên có công đem đến cho thể loại hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.

D. Con đường làm quan của ông thuận lợi, suôn sẻ.

3. Nội dung ba câu kết Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ là

A. Nguyễn Công Trứ nêu ra những việc lớn mà mình đã làm được trong đời.

B. Nguyễn Công Trứ tổng kết về cuộc đời và con người mình.

C. Sự đánh giá của người đời về cuộc đời và con người của nhà thơ.

D. Sự ghi nhận của triều đình đối với công lao của Nguyễn Công Trứ.

4. Ý nào nói không đúng đặc điểm của thể "hát nói"?

A. Có sự chuyển hóa linh hoạt giữa các câu thơ dài ngắn khác nhau.

B. Gồm cả nhạc, cả thơ và lời nói.

C. Dùng hình thức biền văn, câu văn 4 chữ, 6 chữ, 8 chữ sóng đôi với nhau.

D. Số câu trong bài không cố định, dao động từ 7 đến 23 câu.

5. Mặc dù biết làm quan là gò bó, mất tự do, nhưng tại sao Nguyễn Công Trứ vẫn làm?

A. Vì đó là cách thể hiện bản lĩnh cá nhân trong khuôn khổ của chế độ phong kiến.

B. Vì để trọn đạo vua tôi và để cống hiến sức mình cho sự vững bền của triều đại.

C. Vì tác giả muốn làm quan để mang lại danh lợi và danh vọng cho bản thân.

D. Vì làm quan là yêu cầu bắt buộc với nam nhi dưới thời phong kiến.

6. Từ nào sau đây chỉ vị trí trong khoa cử?

A. Phủ doãn.

B. Tổng đốc.

C. Thủ khoa.

D. Tham tán.

7. Từ "ngất ngưởng" trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ có ý nghĩa chỉ

A. Chiều cao của ngoại hình.

B. Phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính.

C. Người có năng lực phi phàm.

D. Cách sống lập dị, khác thường.

8. Câu "Vũ trụ nội mạc phi phận sự" trong Bài ca ngất ngưởng cho thấy Nguyễn Công Trứ là con người

A. Có lòng yêu nước thiết tha.

B. Có tài năng xuất chúng, hơn người.

C. Có trách nhiệm cao với cuộc đời.

D. Có niềm tin sắt đá vào bản thân.

9. Hai câu nào trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng thể hiện được ước vọng sự nghiệp hiển hách cùng tấm lòng vì nước của tác giả?

A. "Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng".

B. "Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng"

C. "Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung".

D. "Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn gió đông".

10. Từ "ngất ngưởng" được sử dụng mấy lần trong bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ?

A. 7.

B. 4.

C. 6.

D. 5.

Đáp án trắc nghiệm Văn 11: Bài ca ngất ngưởng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

B

C

C

C

B

C

C

B

TimDapAnxin giới thiệu tới các em Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn 11 có kèm theo đáp án. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em ôn tập và đạt kết quả cao. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu khác tại Tài liệu học tập lớp 11 do TimDapAntổng hợp và đăng tải như: Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Trắc nghiệm Sinh học 11,...

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!