Đề kiểm tra 15 phút bài Trích diễm thi tập gồm các câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bám sát nội dung bài học do TimDapAnđăng tải nhằm hỗ trợ học sinh ôn luyện nâng cao kết quả học tập lớp 10.
Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10
Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án trên Tìm Đáp Án được biên soạn theo từng bài học trong chương trình SGK Ngữ văn 10 giúp các em học sinh ôn tập kỹ hơn nội dung từng bài.
Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 - Trích diễm thi tập
1. Theo Hoàng Đức Lương, lí do gì khiến cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời?
A. Thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lý của nhà nước (lệnh vua). (3)
B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
C. Thiếu người có điều kiện để dành tâm huyết sưu tầm, biên soạn. (1)
D. Thiếu người tài lực để biên soạn dù vẫn có những người yêu thích thơ văn. (2)
2. Văn bản Tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương thuộc thể loại nào?
A. Tựa.
B. Phú.
C. Truyện ngắn.
D. Truyện thơ.
3. Ngôn ngữ nào không cùng nhóm ngôn ngữ Việt Mường với tiếng Việt?
A. Tiếng Mường.
B. Tiếng Thổ.
C. Tiếng Dao.
D. Tiếng Chứt.
4. Nhận định nào không đúng với đặc điểm của chữ Nôm?
A. Chữ Nôm ra đời do nhu cầu ghi lại tiếng nói của dân tộc đồng thời khẳng định nền độc lập tự chủ của đất nước.
B. Chữ Nôm là thứ chữ sử dụng các yếu tố của chữ Hán để ghi âm Việt.
C. Chữ Nôm là thành quả sáng tạo của các trí thức người Việt.
D. Chữ Nôm là thứ chữ được sử dụng chính thức trong các văn bản hành chính của nhà nước khi đất nước giành được quyền độc lập tự chủ.
5. Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương được biên soạn trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Sau cơn binh hỏa, tranh giành giữa các tập đoàn phong kiến cát cứ, sách vở, thơ văn của dân ta bị đốt phá, mất mát nhiều nên việc sưu tầm thơ văn đời trước là công việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa.
B. Hoàng Đức Lương khâm mệnh vua mà tiến hành biên soạn bộ Trích diễm thi tập để lưu giữ lại những di sản tinh thần quý giá của cha ông.
C. Hoàng Đức Lương sinh trưởng và làm quan trong thời kì chiến tranh, loạn lạc, nhiều sách vở thơ văn quý giá của dân tộc bị mất mát. Để giữ gìn những di sản tinh thần ấy ông đã cất công sưu tầm, biên soạn văn thơ xưa thành bộ Trích diễm thi tập.
D. Sau cuộc kháng chiến chống Minh, tinh thần và ý chí độc lập tự chủ của dân tộc đang lên cao, việc sưu tầm thơ văn của người Việt (vốn bị mất mát nhiều trong thời kỳ Minh thuộc) là công việc rất có ý nghĩa.
6. Bài Tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương chủ yếu đề cập đến vấn đề gì?
A. Giới thiệu nội dung của các tác phẩm trong Trích diễm thi tập.
B. Nêu lí do ra đời và quá trình hình thành của bộ Trích diễm thi tập.
C. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm được tuyển chọn.
D. Giới thiệu phong cách nghệ thuật thơ của các tác giả.
7. Trong Tựa "Trích diễm thi tập", câu văn nào của tác giả thể hiện ý thức độc lập tự chủ về văn hóa, văn học giữa nước ta với Trung Quốc?
A. "Huống chi bản thảo còn sót lại, tờ giấy mỏng manh để trong cái níp cái hòm, trải qua mấy lần binh lửa, thì còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?"
B. "Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường."
C. "Đức Lương này làm thơ chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường, còn như thơ văn thời Lí, Trần thì không khảo cứu vào đâu được."
D. "Mỗi khi nhặt nhạnh ở giấy tàn vách nát được vài câu, thường cầm sách mà than thở, có ý đổ lỗi bậy cho hiền nhân quân tử lúc bấy giờ."
8. Chữ quốc ngữ ra đời vào thời gian nào?
A. Thế kỉ XIX.
B. Thế kỉ XVIII.
C. Thế kỉ XX.
D. Thế kỉ XVII.
9. Ý nào sau đây nói không chính xác về công việc biên tập Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương?
A. Phải hỏi quanh khắp nơi.
B. Thu lượm thêm thơ của các vị đang làm quan trong triều.
C. Tập hợp chủ yếu các tài liệu sẵn có trong thư viện.
D. Phải nhặt nhạnh thêm ở giấy tàn, vách nát.
10. Trong lời tựa Trích diễm thi tập, câu văn nào thể hiện sự nỗ lực của tác giả trong việc sưu tầm những sách vở cũ của tiền nhân?
A. "Tôi không tự lượng sức mình, muốn sửa lại điều lỗi cũ, quên rằng sách cũ không còn bao nhiêu, trách nhiệm nặng nề mà tài hèn sức mọn, tìm quanh hỏi khắp nhưng số thơ thu lượm được cũng chỉ là một hai phần trong số muôn nghìn bài."
B. "Những bậc danh nho làm quan trong lầu các hoặc vì bận việc không rỗi thì giờ để biên tập, còn quan nhàn tản chức thấp cùng những người phải lận đận về khoa trường, thì đều không để ý đến."
C. "Đức Lương này học làm thơ, chỉ trông vào bách gia nhà Đường, còn như thơ văn thời Lí, Trần thì không khảo cứu vào đâu được."
D. "Thỉnh thoảng, cũng có người thích thơ văn nhưng lại ngại vì công việc nặng nề, tài lực kém cỏi, nên đều làm được nửa chừng rồi bỏ dở."
- Làm online: Đề kiểm tra 15 phút bài Trích diễm thi tập
- Đề kiểm tra 15 phút bài Bình Ngô đại cáo - Tác giả Nguyễn Trãi
- Đề kiểm tra 15 phút bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
Nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập lớp 10, TimDapAncòn mang đến bộ kiến thức lý thuyết kèm bài tập đầy đủ các môn Địa lý 10, Toán 10, Tiếng Anh 10,.... hay bạn có thể tham khảo thêm về Soạn bài 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, .....