Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hóa học lớp 10

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Đăk Song, Đăk Nông năm học 2016 - 2017. Đề thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian thực hiện bài thi là 45 phút. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Hóa học lớp 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực, An Giang năm học 2016 - 2017

SỞ GD & ĐT TỈNH ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT ĐĂK SONG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: HÓA HỌC - KHỐI: 10
(Đề gồm: 30 câu - Thời gian làm bài: 45 phút)

(Cho nguyên tử khối: N = 14, P = 31, H = 1, C = 12, Mg = 24, Be = 9, Ba = 137, Ca = 40)

Câu 1: Chu kì 1 có số nguyên tố là

A. 18 B. 1 C. 8 D. 2

Câu 2: Hợp chất của R với hiđro ở thể khí có dạng RH3. Oxit cao nhất của nguyên tố R có 56,34% oxi về khối lượng. R là

A. C. B. P. C. S. D. N.

Câu 3: Cho 8 gam kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). X là

A. Mg. B. Ca. C. Ba. D. Be.

Câu 4: Trong bảng tuần hoàn. Nhóm A gồm các nguyên tố

A. d, f B. s, p C. p, d D. s, d

Câu 5: Mg(OH)2 là chất có tính

A. axit. B. bazo. C. Trung tính. D. Lưỡng tính.

Câu 6: Hóa trị của C trong CO2

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 7: Nhóm IA gồm các nguyên tố: Li(z = 3), Na(Z = 11), K(Z = 19), Rb(Z = 37), Cs(Z = 55). Chiều tăng dần bán kính nguyên tử các nguyên tố là

A.Li, K, Na, Rb, Cs. B. Li, Na, K, Rb, Cs.
C. Cs, Rb, K, Na, Li. D. Cs, Rb, K, Na, Li.

Câu 8: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. Tính phi kim của các nguyên tố

A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Vừa tăng vừa giảm. D. Không đổi.

Câu 9: Nguyên tố Be thuộc chu kì 2, nhóm IIA. Điện tích hạt nhân của Be là

A. 4+ B. 5+ C. 2+ D. 6+

Câu 10: Nguyên tố hoá học X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIIA. Cấu hình electron của nguyên tử X là

A. 1s22s22p63s23p5 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p63s23p2 D. 1s22s22p63s23p3

Câu 11: Cho các nguyên tố Na(Z = 11), Mg(Z = 12), Al(Z = 13), Si(Z = 14). Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là

A. Al B. Si C. Mg D. Na

Câu 12: Cho các tính chất và đại lượng sau:

(a) Độ âm điện. (b) Số e lớp ngoài cùng.
(c) Nguyên tử khối. (d) Điện tích hạt nhân.

Số tính chất và đại lượng biến đổi tuần hoàn là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 13: Các nguyên tố nhóm VIIIA có số e lớp ngoài cùng là

A. 4 B. 6 C. 8 D. 2

Câu 14: Flo là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất. Flo là

A. Nguyên tố có bán kính nguyên tử nhỏ nhất. B. Nguyên tố dễ nhường e nhất.
C. Phi kim mạnh nhất. D. Kim loại mạnh nhất.

Câu 15: Cấu hình e của: 1s22s22p2. Vậy kết luận nào sau đây đúng khi nói về cacbon?

A. Có 4 e lớp ngoài cùng. B. Hạt nhân có 14 proton.
C. là nguyên tố s. D. Điện tích hạt nhân 14+.

Câu 16: Cho các kết luận sau:

(a) Trong mỗi chu kì, số e lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8 (trừ chu kì 1 và 7).
(b) Men-de-lê-ép phát minh và công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học năm 1869.
(c) Độ âm điện càng lớn thì tính kim loại càng yếu.
(d) Khi nhường e nguyên tử tạo thành ion dương.

Số kết luận đúng là

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Câu 17: Nguyên tử Be có 2 lớp e. Be thuộc

A. Chu kì 3. B. Nhóm IIA. C. Nhóm IIIA. D. Chu kì 2.

Câu 18: Các nguyên tố xếp ở chu kì 4 có số lớp electron trong nguyên tử là

A. 5 B. 6 C. 4 D. 3

Câu 19: Cho các nguyên tố 16S, 13Al, 14Si. Chiều giảm dần tính phi kim của các nguyên tố là

A. Al > Si > S B. Al > S > Si C. Si > S > Al D. S > Si > Al

Câu 20: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần

A. Điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Số lớp electron.
C. Số khối. D. Số e lớp ngoài cùng.

Câu 21: Nguyên tố Ca (Z = 20). Vị trí của Ca trong bảng tuần hoàn là

A. Chu kì 2, nhóm IIIB. B. Chu kì 2, nhóm IIA.
C. Chu kì 3, nhóm IIB D. Chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 22: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. Tính axit của các oxit

A.Tăng dần. B. Giảm dần.
C. Không đổi. D. Vừa tăng vừa giảm.

Câu 23: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p1. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn có thể là

A. Ô số 15, chu kỳ 3, nhóm VA. B. Ô số 15, chu kỳ 3, nhóm IIA.
C. Ô số 13, chu kỳ 2, nhóm IIIA. D. Ô số 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA.

Câu 24: M là nguyên tố nhóm IIIA, hóa trị cao nhất với oxi và công thức oxit lần lượt là

A. 2, MO2. B. 1, MO. C. 3, M2O3. D. 1, M2O.

Câu 25: Nguyên tố nhóm VIIIA (khí hiếm) hầu như không tham gia phản ứng hóa học vì

A. Có 8 lớp e bền vững. B. Là chất khí.
C. Nằm ở cuối mỗi chu kì. D. Có 8 e lớp ngoài cùng (riêng H 2e) bền vững.

Câu 26: Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. Tính kim loại các nguyên tố

A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Vừa tăng vừa giảm. D. Không đổi.

Câu 27: Nguyên tố S(Z = 16), nguyên tố S thuộc chu kỳ

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 28: X, Y là 2 nguyên tố cùng một nhóm A, nằm ở hai chu kì liên tiếp. Tổng số hiệu nguyên tử của X và Y là 32 (Zx < Zy ). Số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là

A. 14; 18. B. 7; 15. C. 12; 20. D. 15;17.

Câu 29: Trong bảng tuần hoàn, số chu kì nhỏ là

A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Câu 30: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO2. Vậy công thức hợp chất khí của R với Hiđro là

A. RH5 B. RH2 C. RH3 D. RH4

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!