Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

TimDapAnxin giới thiệu tới bạn đọc Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 Sở GD&ĐT Cà Mau. Tài liệu gồm 6 câu hỏi bài tập, thời gian làm bài 120 phút. Mời các bạn tham khảo.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: Nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.

(Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên chiếc bánh thành công là gì? (0.5 điểm)

Câu 2. Hãy xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm, Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để đốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời. (0.5 điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Đam mê là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng? (1.0 điểm)

Câu 4. Anh chị hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về chủ đề: Tuổi trẻ với đam mê.

Câu 2. (5,0 điểm)

Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang lừ lừ những cánh quạ đàn.

... Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại rẻo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.

(Trích Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục - năm 2008)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sống và trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với hình tượng sông Hương ở thượng nguồn trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm nổi bật cái tôi trữ tình của mỗi nhà văn.

Đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Theo tác giả những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là:

- Đam mê.

- Ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì.

0.5

0.25

0.25

2

Thí sinh chọn 01 trong các biện pháp tu từ sau:

- Lặp cú pháp/ điệp từ/liệt kê.

- Tác dụng: Làm cho lời văn nhịp nhàng, sinh động, hấp dẫn; nhấn mạnh quyết tâm và làm rõ giá trị của việc cần nỗ lực cam kết để thực hiện đam mê của mỗi người…

0.5

0.25

0.25

3

Thí sinh trình bày cách hiểu của bản thân và lí giải hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo:

- Đam mê được hình thành từ sự yêu thích và thế mạnh, năng lực tiềm ẩn của bản thân mỗi người.

- Đam mê là sự gặp gỡ của sở thích, nhiệt huyết và khả năng thực hiện sở thích.

Từ đó hình thành những kế hoạch, những dự định đúng đắn và có khả năng thực hiện đam mê, không rơi vào mơ mộng, hão huyền, phi thực tế.

1.0

0.5

0.5

4

HS cần nêu rõ:

- Đam mê chính đáng, tích cực của bản thân (định hướng/ mong muốn nghề nghiệp, cuộc sống tương lai…)

- Trình bày ngắn gọn kế hoạch thực hiện niềm đam mê ấy.

* Lưu ý:

- Nếu HS trả lời không có đam mê, cũng phải nêu được một mong muốn nào đó trong cuộc sống...

- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh trình bày được đam mê của bản thân và định hướng thực hiện đam mê một cách hợp lí.

1.0

0.25

0.75

II

LÀM VĂN

7.0

1

Hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về tuổi trẻ với đam mê.

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành hay tổng - phân - hợp.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Bàn về tuổi trẻ với đam mê.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận để triển khai vấn đề cần nghị luận theo các cách khác nhau. Cần đảm bảo một số ý sau:

1.1. Giải thích:

- Đam mê là sự say mê, nhiệt huyết để biến những sở thích, sở trường của mỗi người thành hiện thực.

=> Đam mê của tuổi trẻ là niềm đam mê chính đáng, tích cực, thúc đẩy tuổi trẻ nỗ lực phấn đấu khẳng định bản thân.

1.2. Phân tích - bình luận:

+ Tuổi trẻ cần phải có đam mê. Vì niềm đam mê đã mang đến cho tuổi trẻ sự hứng khởi, tiếp thêm động lực để hướng tới hoàn thành mục tiêu đề ra.

+ Phê phán những người trẻ sống không có đam mê; đam mê mà không kiên trì theo đuổi.

+ Cần phải phân biệt đam mê với mê muội thái quá, cần có những đam mê chân chính phù hợp.

1.3. Bài học và liên hệ bản thân:

- Tuổi trẻ cần có đam mê.

- Chuẩn bị những hành trang cần thiết để thực hiện đam mê.

1.0

0.25

0.5

0.25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu:

Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo:

Có diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

0.25

2

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó liên hệ với hình tượng sông Hương ở thượng nguồn trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm nổi bật cái tôi trữ tình của mỗi nhà văn.

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận về vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của sông Đà qua đoạn trích trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”của Nguyễn Tuân. Từ đó liên hệ với vẻ đẹp hoang dại và đầy cá tính của sông Hương ở thượng nguồn trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm nổi bật cái tôi trữ tình của mỗi nhà văn.

0.5

c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng

3.5

* Khái quát chung về tác giả và tác phẩm

0.5

* Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích trên:

- Thông qua việc cảm nhận đoạn trích, học sinh cần làm rõ vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của sông Đà. Có thể tham khảo một số ý sau:

+ Sự hùng vĩ của cảnh đá bờ sông.

+ Sự hung bạo, dữ dội qua việc miêu tả sự phối hợp giữa nước, đá, sóng, gió ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng; những hút nước xoáy tít đáy ở quãng Tà Mường Vát và âm thanh tiếng nước thác.

- Nghệ thuật: Nhân hóa, so sánh phóng đại, liên tưởng, phép điệp cấu trúc, ngôn từ giàu hình tượng…

2.0

1.5

0.5

* Liên hệ với hình tượng sông Hương ở thượng nguồn trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm nổi bật cái tôi trữ tình của mỗi nhà văn:

- HS giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và làm nổi bật vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính của sông Hương ở thượng nguồn.

- Làm nổi bật cái tôi trữ tình của mỗi nhà văn:

+ Với Nguyễn Tuân: Đó là cái tôi tài hoa, uyên bác.

+ Với Hoàng Phủ Ngọc Tường: Đó là cái tôi tài hoa, mê đắm.

1.25

0.75

0.5

d. Sáng tạo

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện sự tinh tế, khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0.5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00 điểm

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 Sở GD&ĐT Cà Mau. Để có kết quả cao hơn trong học tập, TimDapAnxin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Soạn bài lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà TimDapAntổng hợp và đăng tải.

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!