Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 năm 2020 do TimDapAntổng hợp và đăng tải với đầy đủ các môn: Toán, Văn, Tiếng Anh, Vật lý, Địa lý, Lịch sử, Sinh học, GDCD, Công nghệ, Tin học, có đáp án chi tiết cho từng đề thi. Đây là nguồn tài liệu phong phú và hữu ích, được biên soạn kỹ lưỡng, cho thầy cô tham khảo ra đề và các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho các bài thi cuối học kì 2 sắp tới đạt kết quả cao. 

1. Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7

Bài 1: Số cân năng của 20 học sinh được ghi lại như sau:

28 35 29 37 30 35 37 30 35 29
30 37 35 35 42 28 35 29 37 20

a, Lập bảng tần số, tìm mốt của dấu hiệu.

b, Tìm trung bình công của dấu hiệu

Bài 2: Chứng minh hai đơn thức A = 16{x^2}.{\left( {\frac{1}{2}x} \right)^4}.{y^3}B = x.{\left( {xy} \right)^3}.\frac{1}{2}{x^2}là hai đơn thức đồng dạng

Bài 3: Tìm nghiệm của mỗi đa thức sau:

a, f\left( x \right) = 3x + 4

b, g\left( x \right) = {x^2} - 4

c, h\left( x \right) = {x^2} - 5x + 4

Bài 4: Cho đa thức M\left( x \right) = {x^2} - 4x + 6N\left( x \right) = 3{x^2} - 2x + 1. Tính đa thức A\left( x \right) = 2M\left( x \right) - N\left( x \right), sau đó tìm bậc, hệ số cao nhất, hệ số tự do của A(x)

Bài 5: Cho tam giác MNP vuông tại M. Trên tia đối của tia PM lấy điểm A sao cho P là trung điểm của đoạn thẳng AM. Qua P dựng đường thẳng vuông góc với AM cắt An tại C

a, Chứng minh rằng tam giác CPM bằng với tam giác CPA

b, Chứng minh CM = CN

c, Từ A vẽ đường thẳng vuông góc với đường thẳng BP tại D. Vẽ tia Nx là tia phân giác của góc MNP. Vẽ tia Ay là tia phân giác của góc PAD. Tia Ay cắt các tia NP, tia Nx, tia NM lần lượt tại E, H, K. Chứng minh tam giác NEK cân

Bài 6: Tìm các giá trị của x và y thỏa mãn {\left| {2x - 27} \right|^{2027}} + {\left( {3y - 8} \right)^{2020}} = 0

Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán lớp 7

Bài 1:

a, Bảng tần số của dấu hiệu

Số cân 28 29 30 35 37 42  
Tần số 2 3 4 6 4 1 N = 20

b, Trung bình cộng của dấu hiệu\overline X  = 33 (kg)

Bài 2:

A = 16{x^2}.{\left( {\frac{1}{2}x} \right)^4}.{y^3} = {x^6}{y^3}B = x.{\left( {xy} \right)^3}.\frac{1}{2}{x^2} = \frac{1}{2}{x^6}{y^3}. Hai đơn thức này là đơn thức đồng dạng

Bài 3:

a,x = \frac{{ - 4}}{3}                           b,x =  \pm 2                             c,x = 1,x = 4

Bài 4:

A\left( x \right) =  - {x^2} - 6x + 5. Bâc của A(x) là 2, hệ số cao nhất: -1, hệ số tự do: 5

Bài 5: Học sinh tự vẽ hình

a, Chứng minh được tam giác CPM bằng với tam giác CPA theo trường hợp canh - góc - cạnh

b, Từ tam giác CPM bằng tam giác CPA suy ra CM = CN

c, Trong tam giác MNP có \widehat {MPN} + \widehat {MNP} = {90^0}

Trong tam giác PAD có \widehat {APD} + \widehat {PAD} = {90^0}

\widehat {MPN} = \widehat {APD}(góc đối đỉnh)

\Rightarrow \widehat {MNP} = \widehat {PAD}

Lại có Nx là tia phân giác của góc MNP và Ay là tia phân giác của góc PAD

\Rightarrow \widehat {HNP} = \widehat {DAE}

Trong tam giác vuông AED có \widehat {DAE} + \widehat {EAD} = {90^0}

\widehat {NEK} = \widehat {AED}(góc đối đỉnh)

Suy ra \widehat {HNP} + \widehat {NEH} = {90^0}, tam giác NHE vuông tại H, hay NH vuông góc với KE

Xét tam giác NKE có NH vừa là đường phân giác, vừa là đường cao của tam giác, suy ra tam giác NKE cân tại N

Bài 6:

Để {\left| {2x - 27} \right|^{2027}} + {\left( {3y - 8} \right)^{2020}} = 0 thì \left\{ \begin{array}{l}
{\left| {2x - 27} \right|^{2027}} = 0\\
{\left( {3y - 8} \right)^{2020}} = 0
\end{array} \right.

Với {\left| {2x - 27} \right|^{2027}} = 0 \Rightarrow 2x - 27 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{27}}{2}

Với {\left( {3y - 8} \right)^{2020}} = 0 \Rightarrow 3y - 8 = 0 \Leftrightarrow y = \frac{8}{3}

2. Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 7

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !”

(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)

Câu 1 (1 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1 điểm) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thái độ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn ?

Câu 3 (1 điểm) Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó ?

Câu 4 (7 điểm) Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết bài văn chứng minh luận điểm: Bác Hồ sống thật giản dị.

Đáp án đề thi Ngữ văn 7 học kì 2 năm 2020

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

- Đoạn văn được trích từ văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”

-Tác giả là Phạm Văn Đồng

 

0,5 đ

 

0,5 đ

 

Câu 2

 

- Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt: Nghị luận.

- Thái độ tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn: Kính trọng khâm phục ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ

0,5 đ

 

0,5 đ

 

Câu 3

 

- Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” Sử dụng phép tu từ: Liệt kê

- Tác dụng:

+ Làm cho câu văn thêm sinh động hấp dẫn

+ Nhấn mạnh làm rõ, cụ thể hơn đức tính giản dị của Bác Hồ trong lối sống.

+ Bồi dưỡng cho ta tình cảm kính yêu Bác Hồ.

0,5 đ

 

 

0,5đ

Câu 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Yêu cầu:

- Xác định và viết đúng kiểu bài chứng minh, đúng chủ đề.

- Bố cục: 3 phần rõ ràng.

- Không sai nhiều lỗi chính tả, không mắc nhiều lỗi diễn đạt.

- Luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, dẫn chứng xác thực.

 

Mở bài:

Khẳng định sự giản dị của Bác Hồ trong bữa ăn, căn nhà, việc làm, quan hệ với mọi người, lời nói, bài viết.

0,5đ

Thân bài:

* Giản dị trong bữa ăn:

- Chỉ vài ba món giản đơn.

- Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.

- Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.

* Giản dị trong căn nhà:

- Vẻn vẹn có 3 phòng.

- Lộng gió và ánh sáng.

* Giản dị trong việc làm:

- Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.

- Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên...

* Trong quan hệ với mọi người:

- Viết thư cho một đồng chí.

- Nói chuyện với các cháu miền Nam.

- Đi thăm nhà tập thể của công nhân.

* Giản dị trong lời nói, bài viết:

- Câu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

- “ Nước Việt Nam là một...”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết bài:

Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.

0,5đ

* Lưu ý.

- Hướng dẫn trên chỉ mang tính định hướng, giáo viên chấm cần căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm phù hợp.

 

3. Đề thi học kì 2 Tiếng Anh 7 mới

A. VOCABULARY AND GRAMMAR:

I. Find the words which has a different sound in the part underline. (0,6p)

1. A. played B. frightened C. excited D. bored

2. A. diverse B. drive C. invention D. crime

3. A. designs B. sails C.pedals D. pollutes

II. Find the words which has a different stress pattern. (0,4p)

1. A. exist B. avoid C. support D. notice

2. A. hungry B. disease C. spacious D. danger

III. Choose the correct option A, B, C or D to complete the sentences. (2,5ps)

1. _______________ is not very far from your house to school.

A. This

B. That

C. There

D. It

2. The film was so boring. ____________________ , Jack saw it from beginning to end.

A. Therefore

B. Despite

C. However

D. Although

3. I ___________________ go on foot when I was in primary school.

A. has to

B. used to

C. can

D. may

4. It must be ____________________ to see elephants racing.

A. amaze

B. amazed

C. amazing

D. amazement

5. Give a ___________________ before you turn left or right.

A. rule

B. turn

C. sound

D. signal

6. We didn’t go out __________ it was raining.

A. although

B. because

C. in spite of

D. despite

7. An is a hard-working student. I think An___________ pass the exam easily.

A. would

B. has

C. was

D. will

8. In order to save energy, don’t forget to __________ the lights before you leave.

A. turn

B. turn on

C. turn off

D. turn of

9. The energy consumption__________ as much as possible.

A. will reduced

B. will be reduced

C. be reduced

D. reduced

10. My father __________ a lot last year but this year he doesn’t any more.

A. used to smoke

B. smokes

C. gets used to smoke

D. smoking

IV. Complete the sentences, using the word(s) from the cued pictures. (1,0p)

Đề thi tiếng Anh 7 kì 2

1. Solar panel is installed on the _ _ _ _ of a house to receive the energy from the sun.

2. Solar _ _ _ _ _ _ can be cheap, clean and effective.

3. The personal hover _ _ _ _ _ _ _ floats above the ground.

4. It is dangerous if these _ _ _ _ _ _ crash land.

5. A _ _ _ _ can float.

B. READING:

I. Read the passage and tick (∨) True or False. (1,5ps)

Energy is one of the problems that many people are interested in. It is not an unfamiliar word. It is heard, said, discussed day after day. It is close to everyone’s daily life. You turn on a lamp and it is energy that gives you light. You turn on a TV and it is energy that gives you pictures and sound. You ride a motorcycle and it is energy that gives you movement. You cook your meals and it is energy that gives you heat to boil rice.

The problem is that the demand for energy is rising and that the price of energy is getting higher and higher. The supply of energy on earth is limited. It cannot provide us forever. The shortage of energy in the future is inevitable. Therefore, saving energy is a must if we want to continue to live in a safe and sound world.

* Notice: familiar: thân thuộc

demand: nhu cầu

inevitable: chắc chắn xảy ra

Statements

True

False

1. Many people aren’t interested in the problems of energy.

 

 

2. The word “energy” is familiar and close to everyone’s daily life.

 

 

3. Energy is heard, said, discussed day after day.

 

 

4. We can’t watch TV without energy.

 

 

5. The supply of energy on earth is unlimited. It can provide us forever.

 

 

6. If we want to continue to live in a safe and sound world, we have to save energy.

 

 

II. Read the passage again and answer the questions (1,0p)

1. How is the price of energy nowadays?

→………………………………………………………………………………………….

2. What should you do to save energy at home?

→…………………………………………………………………………………………..

C. WRITTING:

I. Rewrite the sentences so that they have the same meaning as the original ones. (1,0p)

1. We will use renewable energy in the future.

→ Renewable energy ………………………….………………………………………..…

2. This is our school.

→ This school is ……………………………..………………………………………….…

II. Rearrange the words to make meaningful sentences. (2,0ps)

1. Solar energy/ in the world/ by many countries/ will be used/.

→ …………………………………………………..………………………………………...

2. to another/ How/ you travel from / will/ one place/?

→ …………………………………………………..…………………………………………

3. to save/ will reduce/ our energy/ the use of electricity/ We/.

→ …………………………………………………..…………………………………………

4. traffic/ are/ rush-hours/ always/ There/ jams/ during.

Tham khảo đáp án tại đây: Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Tiếng Anh có đáp án năm 2019 - 2020

4. Đề thi Vật lý 7 học kì 2 năm 2020

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm). Chọn đáp án đúng

Câu 1: Dùng mảnh vải khô để cọ xát thì có thể làm cho vật nào sau đây nhiễm điện?

A. Một ống bằng gỗ;

B. Một ống bằng thép;

C. Một ống bằng giấy;

D. Một ống bằng nhựa;

Câu 2: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Vật đó mất bớt điện tích dương;

B. Vật đó nhận thêm electron;

C. Vật đó mất bớt electron;

D. Vật đó nhận thêm điện tích dương;

Câu 3: Vật nào sau đây đang có dòng điện chạy qua?

A. Một thanh thủy tinh đã được cọ xát bằng lụa;

B. Một chiếc đèn pin mà bóng bị đứt dây tóc;

C. Một chiếc tivi đang tường thuật một trận bóng đá;

D. Một chiếc bút thử điện được đặt trong quầy bán đồ điện;

Câu 4: Vật nào sau đây là vật cách điện?

A. Một đoạn ruột bút chì;

B. Một đoạn dây thép;

C. Một đoạn dây nhôm;

D. Một đoạn dây nhựa;

Câu 5: Tác dụng phát sáng của dòng điện thể hiện qua hoạt động của dụng cụ nào dưới đây?

A. Đèn LED;

B. Đèn dây tóc;

C. Bình nóng lạnh;

D. Chuông điện;

Câu 6: Trong y học, người ta dùng điện để châm cứu chữa bệnh dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng nhiệt;

B. Tác dụng từ;

C. Tác dụng sinh lí;

D. Tác dụng hóa học;

Câu 7: Đơn vị đo cường độ dòng điện là:

A. Niutơn (N);

B. Ampe (A);

C. Đêxiben (dB);

D. Hec (Hz)

Câu 8: Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 1 là 12V, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 là 7V. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là:

A. 19V;

B. 5V;

C. 7V;

D. 12V;

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguồn điện?

A. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch điện kín;

B. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế;

C. Nguồn có hai cực là cực âm và cực dương;

D. Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó;

Câu 10: Công việc nào sau đây không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?

A. Sử dụng các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V để làm thí nghiệm;

B. Tự sửa chữa các thiết bị điện được dùng với mạng điện dân dụng;

C. Sử dụng các dây dẫn, các dụng cụ sửa chữa điện có vỏ bọc cách điện;

D. Tuyệt đối không cho dòng điện có cường độ trên 70mA đi qua cơ thể người;

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm).

Bài 1 (1,0 điểm). Điền số thích hợp vào chỗ trống:

a) 3A = …. mA;

b) 80mA = … A;

c) 600mV = …. V;

d) 750mV = …kV

Bài 2 (1,5 điểm). Vào những ngày thời tiết khô hanh, khi chải đầu bằng lược nhựa, ta thấy các sợi tóc như bị dựng đứng lên. Hãy giải thích tại sao.

Bài 3 (2,0 điểm). Khi đặt hai quả cầu đã nhiễm điện A và B treo trên hai sợi chỉ mảnh gần nhau, ta thấy chúng đẩy nhau. Hỏi hai quả cầu A và B nhiễm điện như thế nào?

Bài 4 (1,5 điểm). Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 gọi là U1, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 gọi là U2.

Đề thi Lý 7 hk 2

a) So sánh các hiệu điện thế U1 và U2.

b) Biết cường độ dòng điện chạy trong mạch chính I = 0,54A, cường độ dòng điện I1 đi qua đèn Đ1 lớn gấp đôi cường độ dòng điện I2 đi qua đèn Đ2. Tính I1, I2.

Đáp án đề thi HK2 môn Lý 7 năm 2020

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm).Mỗi câu chọn đúng được 0,4đ

u

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

B

C

D

A

C

B

A

D

B

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm).

Bài

Đáp án

Điểm

1

(1,0đ)

a) 3A = 3000mA

0,25đ

b) 80mA = 0,08A

0,25đ

c) 600mV = 0,6V

0,25đ

d) 750mV = 0,00075kV

0,25đ

2

(1,5đ)

Khi chải đầu bằng lược nhựa, ta đã cọ xát lược với tóc làm lược và tóc bị nhiễm điện, chúng nhiễm điện khác loại.

0,75đ

Lược và tóc nhiễm điện khác loại nên lược hút tóc, kéo các sợi tóc thẳng ra, mặt khác, các sợi tóc nhiễm điện cùng loại nên chúng đẩy nhau làm cho các sợi tóc thẳng ra.

0,75đ

3

(2,0đ)

- Hai quả cầu nhiễm điện cùng loại.

Có hai khả năng xảy ra: + Hai quả cầu cùng nhiễm điện tích âm

+ Hai quả cầu cùng nhiễm điện tích dương

0,5đ

0,75đ

0,75đ

4

(1,5đ)

a) Vì Đ1 và Đ2 mắc song song nên U1 = U2

0,5đ

b) Vì Đ1 và Đ2 mắc song song nên I1 + I2 = I

Mà I1 = nên ta có: 2I2 + I2 = I hay 3I2 = 0,54

Þ I2 = 0,54:3 = 0,18A;

I1 = 2.0,18 = 0,26A

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Tham khảo thêm ma trận đề thi tại đây: Đề thi học kì 2 môn Vật lý 7 năm học 2019 - 2020

5. Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 2

A. Trắc nghiệm (3đ)

I. Khoanh vào các câu trả lời đúng

Câu 1: Loài động vật không có chai mông, túi má và đuôi; sống theo đàn

A. Đười ươi

B Tinh tinh

C. Gôrila

D. Vượn

Câu 2: Sự sinh sản của ếch giống cá ở điểm nào?

A. Thụ tinh ngoài

B. Thụ tinh trong

C. Có hiện tượng ghép đôi

D. Không có hiện tượng ghép đôi

Câu 3: Thế nào là động vật biến nhiết

A. Thân nhiệt ổn định trong môi trường nhiệt độ thay đổi

C. Nhiệt độ máu tương đối cao hơn và duy trì cân bằng về nội môi về nhiệt chủ yếu nhờ các quá trình trao đổi chất bên trong

B. Nhiệt độ cơ thể không ổn định phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

D. Cả 3 ý trên đều sai

Câu 4: Mèo, báo có đặc điểm đi lại rất êm, đó là nhờ

A. Các ngón chân có vuốt

C. Dưới các ngón chân có nệm thịt dày

B. Các ngón chân có lông

D. Dưới các chân có vuốt

Câu 5: Khi phân loại người ta xếp cá vào lớp

A. Lớp cá

C. Lớp bò sát

B. Lớp thú

D. Lớp lưỡng cư

Câu 6: Loại động vật nào sau đây không thuộc lớp thú

A. Cá nhám

C. Cá heo

B. Lươn

D. Cả B và C

II. Nối cột A với cột B và ghi kết quả vào cột C (1đ)

Cột A (Tên động vật)

Cột B (Hệ hô hấp)

A + B

1. Trùng biến hình

a. Da và phổi

1 + ……….

2. Ếch đồng

b. Phổi và túi khí

2 + ……….

3. Châu chấu

c. Phổi

3 + ……….

4. Chim bồ câu

d. Chưa phân hóa

4 + ……….

 

e. Hệ ống khí

 

III. Điền vào chỗ trống (0,5đ)

Thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. Da khô có vảy sừng; cổ dài, mắt có mi (1)............................. và (2)...............................; màng nhĩ nằm trong hốc tai. Đuôi và thân dài; chân (3)..............................., có vuốt sắc. Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất cử động uốn liên tục, phối hợp với (4).............................. làm con vật tiến lên phía trước

B. Tự luận (7đ)

Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài cua chim bồ câu để thích nghi với đời sống bay lượn (3đ)

Câu 2: So sánh hệ tuần hoàn của ếch và thỏ (3đ)

Câu 3: Giải thích vì sao trong dạ dày của chim và gà thường có sạn, sỏi (1đ)

Tham khảo đáp án tại đây: Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Sinh có đáp án năm học 2019 - 2020.

6. Đề kiểm tra Lịch sử 7 học kì 2 năm 2020

I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) Từ câu 1 đến câu 9 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu 1: Ở Đàng trong chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để:

A. lập làng, lập ấp phục vụ nhân dân.

B. khẩn hoang mở rộng vùng cai trị.

C. tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ với việc chiếm dụng nhiều đất đai.

D. củng cố cơ sở cát cứ.

Câu 2: Ở các thế kỷ XVI – XVII, tư tưởng, tôn giáo nào vẫn được chính quyền đề cao?

A.Nho giáo.

B. Phật giáo.

C. Đạo giáo.

D. Thiên chúa giáo.

Câu 3. Nơi Nguyễn Huệ đã chọn làm trận địa đánh quân xâm lược Xiêm là:

A. Sông Bạch Đằng

B. Sông Như Nguyệt

C. Rạch Gầm-Xoài Mút

D. Chi Lăng –Xương Giang.

Câu 4.Trong 5 ngày đêm, Quang Trung đã quét sạch ……quân Thanh.

A. 26 vạn

B. 27 vạn

C. 28 vạn

D. 29 vạn

Câu 5: Vua Quang Trung dung chữ gì để làm chữ viết chính thức cho đất nước?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Nôm.

C. Chữ Nôm và chữ Hán.

D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 6. Để khôi phục nền kinh tế nông nghiệp, vua Quang Trung đã ban hành:

A. Chiếu khuyến khích kinh tế.

B. Chiếu phát triển đất nước.

C. Chiếu khuyến nông.

D. Chiếu lập học.

Câu 7. Năm 1815,nhà Nguyễn đã ban hành luật

A.Hồng Đức

B.Gia Long

C.Hình luật

D.Hình thư.

Câu 8. Điền vào chỗ chấm:

Dưới thời Nguyễn,nước ta chia làm …………….

A. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

B. 32 tỉnh và một phủ trực thuộc.

C. 31 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

D.33 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

Câu 9: Nối thời gian cột A với sự kiện cột B sao cho phù hợp.

Cột A

Ghép nối

Cột B

1. Hạ thành Quy Nhơn

1 với…

2 với…

3 với…

4 với…

A. 1777.

2. Lật đỗ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong

B. 1773.

3. Đánh tan quân xâm lược Xiêm

C. 1789.

4. Đánh tan quân xâm lược Thanh

D. 1785.

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1. (4 điểm) Vua Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) như thế nào? Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ Dậu?

Câu 2. (3 điểm) Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?

Đáp án đề thi Lịch sử 7 học kì 2 năm 2020

Phần trắc nghiệm (3 điểm):

Câu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 9

Đáp án

D

A

C

D

Câu

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

1B, 2A, 3D, 4C

Đáp án

B

C

B

A

B/ Tự luận: (7điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(4đ)

*Vua Quang Trung đã đại phá quân Thanh (năm 1789):

- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.

- Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân và mở cuộc duyệt binh lớn.

- Đến Thanh Hóa, Quang Trung tiếp tục tuyển quân và làm lễ tuyên thệ.

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo tiến quân ra Bắc.

- Đêm 30 Tết, quân ta tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.

- Đêm mùng 3 Tết, quân ta tấn công đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới.

- Mờ sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh đại bại.

- Trưa mùng 5 Tết, vua Quang Trung tiến vào Thăng Long.

* Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ dậu vì:

- Lợi dụng sự chủ quan,kiêu ngạo của địch, khi chúng chiếm được Thăng Long một cách dễ dàng.

- Đánh đòn bất ngờ lớn đối với quân địch khi đang vào dịp Tết Kỷ Dậu,chúng đang vui vẻ đón Tết. Quang Trung cũng phán đoán: quân Thanh sẽ nghĩ quân ta cũng phải ăn Tết nên cứ thanh thản không phòng thủ. Từ đó mà quân ta thừa cơ ra đòn chớp nhoáng tấn công toàn diện và giành chiến thắng vào dịp Tết Kỉ Dậu.

 

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

0,5

 

 

1,5

 

 

 

 

Câu 2

(3đ)

 

 

 

 

 

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.

- Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế.

- Năm 1815, Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

- Năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước ta làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc.

- Nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau để củng cố quân đội.

- Ngoại giao: Nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc của các nước phương Tây.

 

0,5

0,5

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

Mời các bạn xem toàn bộ đề, đáp án và ma trận tại: Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Lịch sử năm học 2019 - 2020.

7. Đề thi Địa 7 HK2 năm 2020

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,25đ)

Câu 1. Ý nào sau đây nói về khí hậu của châu Đại Dương.

A. Nóng ẩm và điều hòa.

B. Địa trung hải.

C. Ôn đới hải dương.

D. Ôn đới lục địa.

Câu 2. Gió tín phong thổi đến châu Đại Dương có hướng:

A. Đông Bắc.

B. Tây Nam.

C.Tây Bắc.

D. Đông Nam.

Câu 3. Châu Âu có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vào loại:

A. Cao;

B. Rất cao;

C. Trung bình;

D. Rất thấp.

Câu 4. Tỉ lệ gia tang dân số tự nhiên của châu Âu năm 2001

A. quá thấp.

B. trung bình.

C. khá cao.

D. quá cao.

Câu 5. Dòng sông nào sau đây dài nhất châu Âu?

A. Rai-nơ

B. Đa-nuyp

C. Vôn-ga

D. Sông Đôn

Câu 6. Đồng bằng Đông Âu có độ cao trung bình là:

A. 28 m.

B. 800 m.

C. 1800 m

D. 100-200 m.

Câu 7. Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không phải của môi trường Địa trung hải

A. Mùa hè khô nóng

B. Thưc vật phổ biến là rừng lá rộng

C. Mưa nhiều vào mùa thu đông

D. Sông ngòi không bị đóng băng

Câu 8. Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc lãnh thổ Đông Âu:

A. Rừng lá cứng.

B. Nửa hoang mạc.

C. Thao nguyên.

D. Rừng lá kim.

Câu 9. Đặc điểm chung địa hình khu vực Bắc Âu là:

A. Núi, đồng bằng có nguồn gốc do bang hà tạo thành.

B. Địa hình băng hà cổ, nhiều hồ, đầm do bang hà tạo thành.

C. Nhiều hồ, đầm, núi và cao nguyên.

D. Địa hình núi, cao nguyên.

Câu 10. Bờ biển châu Âu có đặc điểm đặc trưng là:

A. Cắt xẻ mạnh, nhiều bán đảo, vũng, vịnh, biển ăn sâu vào đất liền.

B. Rất khúc khuỷu, ảnh hưởng của biển ăn sâu vào đất liền.

C. Nhiều bán đảo, vịnh, biển ăn sâu vào đất liền.

D. Đường bờ biển dài, bị cắt xẻ.

Câu 11. Thực vật châu Nam Cực không tồn tại do

A. Khô hạn, không có mưa

B. Không có con người sinh sống

C. Khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt

D. Bị bão tuyết phá hoại

Câu 12. Điểm khác biệt của địa hình châu Nam Cực với các châu lục trên thế giới là

A. 100% diện tích là đồng bằng

B. Nằm dưới mực nước biển

C. Có nhiều cao nguyên nhất

D. Là một cao nguyên băng khổng lồ

II. Nối ý ở cột bên trái với ý ở cột bên phải sao cho đúng với kiến thức địa lí đã học (1 điểm)

Môi trường tự nhiên

Ghép

Nơi phân bố

1. Rừng xích đạo xanh quanh năm.

1 +

a. Duyên hải phía tây của vùng Trung An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni.

2. Rừng thưa và xa van

2 +

b. Đồng bằng Pam-pa.

3. Thảo nguyên

3 +

c. Đồng bằng A-ma-dôn.

4. Hoang mạc và bán hoang mạc

4 +

d. Phía Tây eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti và đồng bằng Ô-ri-nô-cô.

 

 

f. Vùng núi Andet

B. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Hãy trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi, thực vật của châu Âu?

Câu 2: (2 điểm) Nêu đặc điểm vị trí, diện tích, bờ biển châu Âu?

Câu 3: (2 điểm) Hãy nêu những điểm khác nhau của địa hình Bắc Mỹ và địa hình Nam Mỹ.

Xem đáp án tại đây: Đề thi Địa lý lớp 7 học kì 2 năm 2019 - 2020.

8. Đề kiểm tra học kì 2 môn GDCD 7 năm 2020

Thời gian: 45 phút

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch?

A. Hôm nào Hân cũng tự học nghiêm túc, trừ khi có phim hay hoặc bóng đá quốc tế.

B. Đang nấu ăn, các bạn đến rủ Vân đi chơi, Vân cũng đi.

C. Tối nào Lan cũng ngồi vào bàn học đúng giờ.

D. Minh luôn luôn thay đổi lịch làm việc và tự học.

Câu 2: Con dại cái mang là nói về trách nhiệm của

a. Gia đình

b. Xã hội

c.Nhà trường

d.Gia đình và xã hội

Câu 3: Trẻ em Việt nam có quyền:

a. Quyền chăm sóc, quyền bảo vệ

b. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ

c. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ, quyền được chăm sóc

d. Quyền bảo vệ, vui chơi giải trí

Câu 4: Trẻ em được nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe thuộc nhóm quyền nào?

A. Quyền được chăm sóc

B. Quyền được bảo vệ

C. Quyền được giáo dục

D. Quyền được tôn trọng

Câu 5: Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào góp phần bảo vệ môi trường?

A. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở

B. Khai thác nước ngầm bừa bãi

C. Sử dụng phân hóa học vượt quá mức quy định

D. Xã rác bừa bãi nơi công cộng

Câu 6: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào gây ô nhiễm môi trường?

A. Giữ gìn vệ sinh xung quanh trường học và nơi ở

B. Bảo vệ nguồn nước và động vật quý hiếm

C. Sử dụng phân hóa học vượt quá mức quy định

D. Khai thác khoáng sản hợp lí

Câu 7: Liên hợp quốc chọn ngày nào làm ngày “ Môi trường thế giới?

A. Ngày 2 tháng 5 hàng năm

B. Ngày 3 tháng 5 hàng năm

C. Ngày 4 tháng 5 hàng năm

D. Ngày 5 tháng 5 hàng năm

Câu 8: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là

A. Nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia

B. Nhiệm vụ quan trọng, mang tính dài hạn

C. Nhiệm vụ ít quan trọng, chưa chú ý

D. Quốc sách hàng đầu của quốc gia

Câu 9: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Đền Hùng.

B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.

Câu 10: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể?

A. Áo lụa Hà Đông.

B. Tranh dân gian làng Hồ.

C. Trống đồng Đông Sơn.

D. Hội chọi trâu Đồ Sơn.

Câu 11: Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 12: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 13: Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?

A. Tôn giáo.

B. Tín ngưỡng.

C. Mê tín dị đoan.

D. Truyền giáo.

Câu 14: Lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời.)được gọi là?

A. Tôn giáo.

B. Tín ngưỡng.

C. Mê tín dị đoan.

D. Công giáo.

Câu 15: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là?

A. Tôn giáo.

B. Tín ngưỡng.

C. Mê tín dị đoan.

D. Truyền giáo.

Câu 16: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là?

A. Tôn giáo.

B. Tín ngưỡng.

C. Mê tín dị đoan.

D. Truyền giáo.

II. Tự luận: (6đ)

Câu 1: Trình bày nội dung quyền được giáo dục của trẻ em? (1đ)

Câu 2: Theo em, trẻ em phải làm gì để trở thành người tốt? (3đ)

Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường? Em làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? (2đ)

--HẾT--

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn GDCD

I/ Trắc nghiệm: (4đ)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

C

A

C

A

A

C

D

A

B

C

D

C

B

B

A

C

II. Tự luận: (6đ)

Câu 1: Trình bày nội dung quyền được giáo dục của trẻ em? (1đ)

+ Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.

+ Được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa thể thao.

Câu 2: Theo em, trẻ em phải làm gì để trở thành người tốt?

+ Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

+ Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác.

+ Yêu quý, tôn trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn.

+ Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.

+ Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại sức khỏe.

Câu 3. (2đ) HS nêu được:

a/ Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. (1 đ).

b/ HS nêu được những việc bản thân làm được như sau: (nêu được 4 ý mỗi ý 0.25đ)

- Tham gia vệ sinh trường, lớp, nơi ở.

- Trồng và chăm sóc cây xanh.

- Tuyên truyền vận động bạn bè, người dân bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường hoặc các hoạt động do địa địa phương tổ chức.

9. Đề thi cuối học kì 2 lớp 7 môn Công nghệ

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Mục đích của nhân giống thuần chủng là:

A. Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có.

B. Lai tạo ra được nhiều cá thể đực.

C. Tạo ra giống mới.

D. Tạo ra được nhiều cá thể cái.

Câu 2: Khi nuôi gà với loại hình sản xuất trứng nên chọn:

A. Gà Tam Hoàng.

B. Gà có thể hình dài.

C. Gà Ri.

D. Gà có thể hình ngắn.

Câu 3: Dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau là cách phân loại nào sau đây:

A. Theo mức độ hoàn thiện của giống .

B. Theo địa lí.

C. Theo hình thái, ngoại hình.

D. Theo hướng sản xuất.

Câu 4: Trồng nhiều ngô, khoai, sắn... thuộc phương pháp sản xuất thức ăn gì?

A. Phương pháp sản xuất thức ăn thô.

B. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein.

C. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Lipit.

D. Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit.

Câu 5: Nếu thấy vật nuôi có hiện tượng bị dị ứng ( phản ứng thuốc) khi tiêm vắc xin thì phải:

A. Tiêm vắc xin trị bệnh cho vật nuôi.

B. Tiếp tục theo dõi.

C. Dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y đến giải quyết kịp thời.

D. Cho vật nuôi vận động để tạo ra khả năng miễn dịch.

Câu 6: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì?

A. Bệnh truyền nhiễm.

B. Bệnh không truyền nhiễm.

C. Bệnh kí sinh trùng.

D. Bệnh di truyền.

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1: Thức ăn vật nuôi là gì? Nêu vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi? (2đ)

Câu 2: Em hãy trình bày tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh? Muốn hình thành kiểu chuồng nuôi hợp vệ sinh ta phải làm như thế nào ? (2đ)

Câu 3: Vắc xin là gì?Tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi? (2đ)

Câu 4: Em hãy cho biết phương pháp chế biến thức ăn giàu đạm và khoáng được vận dụng ở địa phương trong chăn nuôi ? (1đ)

……………….Hết…………………

Đáp án và hướng dẫn chấm đề kiểm tra Công nghệ 7 HK2

I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Đáp án đúng 0,5 điểm/câu

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

B

D

D

C

A

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(2 điểm)

. +Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh:

-Nhiệt độ thích hợp;

-Độ ẩm: 60-75%;

-Độ thông thoáng tốt;

-Độ chiếu sáng thích hợp;

-Không khí ít khí độc.

+ Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh, khi xây chuồng nuôi phải thực hiện đúng kĩ thuật và chọn địa điểm, hướng chuồng, nền chuồng, tường bao, mái che và bố trí các thiết bị khác.

 

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,75

 

 

 

 

Câu 2

(2 điểm)

- Thức ăn vật nuôi: là những loại thức ăn mà vật nuôi có thể ăn được và phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hóa của vật nuôi.

- Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi:

-Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.

-Cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên .

- Tạo ra sản phẩm chăn nuôi.

- Chống được bệnh tật.

 

1

 

0.25

0.25

0.25

0.25

 

 

Câu 3

(2 điểm)

-Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm gọi là vắc- xin.

-Vắc-xin được chế từ chính mầm bệnh (vi khuẩn hoặc vi rút) gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa bệnh.

+Khi đưa vắc-xin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôiđãckhảnăngmiễndịch.

 

0,25

0.75

 

1

 

Câu 4

(1 điểm)

- Tận dụng nguồn cá tạp để nấu hoặc phơi khô.

- Tận dụng nguồn:vỏ trứng,vỏ ốc,sò…

0.5

0.5

10. Đề thi học kì 2 Tin học 7 năm 2020

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (Khoanh tròn vào câu trả lời đúng)

Câu 1: (0,5 đ) Trong Microsoft Excel, ngầm định văn bản được căn thẳng:

A. Lề trái

B. Lề giữa

C. Lề phải

D. Đều hai bên

Câu 2: (0,5 đ) Lợi ích của việc xem trước khi in:

A. Cho phép kiểm tra trước những gì sẽ in ra.

B. Kiểm tra lỗi chính tả trước khi in.

C. Kiểm tra được vị trí ngắt trang đang ở đâu.

D. Tất cả các ý trên đều sai.

Câu3: (0,5 đ) Để sắp xếp dữ liệu tăng dần ta chọn:

Đề thi học kì 2 Tin học 7

Câu 4: (0,5 đ) Theo em lọc dữ liệu dùng để làm gì?

A. Cho trang tính đẹp hơn.

B. Để danh sách dữ liệu có thứ tự.

C. Để dễ tra cứu.

D. Tất cả các ý trên.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 5: (2đ) Em hãy nêu các bước để thực hiện việc định dạng phông chữ trong các ô tính?

Câu 6: (6đ) Cho bảng tính sau:

Bảng điểm lớp em

 

A

B

C

D

E

F

G

1

TT

Họ và tên

Toán

Văn

Anh

ĐTB

2

1

Hoàng An

8

6

8

 

 

3

2

Nguyễn Duy Hùng

9

5

6

 

 

4

3

Lê Thị Lành

7

6

6

 

 

5

4

Võ Xuân Khánh

8

8

8

 

 

6

5

Lê Tình

9

7

8

 

 

a. Sử dụng hàm thích hợp để tính tổng điểm của từng bạn.

b. Sử dụng công thức thích hợp để tính ĐTB của từng bạn.

c. Nêu cách sắp xếp cột ĐTB theo thứ tự giảm dần.

d. Nêu cách lọc học sinh có ĐTB cao nhất.

Đáp án đề kiểm tra Tin học 7 học kì 2

I. Trắc nghiệm khách quan:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

C

A

C

A

B

C

II. Tự luận:

Câu 5: (2đ)

B1: Chọn ô( hoặc các ô) cần định dạng.

B2: Nháy mũi tên ở ô Font.

B3: Chọn Font chữ thích hợp.

Câu 6: (4đ)

a. F2= SUM ( C2:E2) ( các bạn khác tính tương tự)

b. G2=(C2+D2+E2)/3 hoặc G2=F2/3 (các bạn khác tính tương tự)

c. B1: Nháy chuột một ô trong cột ĐTB

B2: Nháy nút Đề thi học kì 2 Tin học 7 có đáp án trên thanh công cụ để sắp xếp giảm dần.

d.

B1: - Nháy chuột tại 1 ô trong vùng có dữ liệu cần lọc.

- Mở vùng chọn Data/ Filter/ AutoFilter.

B2: Lọc: Nháy vào nút Đề thi học kì 2 Tin học 7 trên hàng tiêu đề, chọn ở cột ĐTBàchọn học sinh có ĐTB cao nhất.

..........HẾT............

Như vậy, Tìm Đáp Án đã giới thiệu tới các bạn Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 có đáp án năm 2020 (đầy đủ các môn). Mời các bạn tải về để xem từng đề và bộ đề của các môn riêng lẻ, để có thể làm quen với nhiều dạng đề khác nhau, cũng như ôn luyện kiến thức kỹ lưỡng trước kì thi quan trọng sắp tới. Chúc các em học tốt.  

 Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên Tìm Đáp Án.

Mời các bạn tham khảo:

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Toán:

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn:

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Tiếng Anh

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Vật lý