Mời các bạn tham khảo Bộ 4 Đề thi giữa học kì 2 Giáo dục địa phương 7 năm học 2023 - 2024. Đề thi GDĐP 7 giữa học kì 2 được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng, bám sát kiến thức trong SGK, giúp các em ôn luyện hiệu quả trước kỳ thi, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.

Lưu ý: Toàn bộ 4 đề thi và đáp án trong file tải về, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ

1. Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương - Đề 1

Môn học/Hoạt động giáo dục: Giáo dục địa phương tỉnh Thanh Hóa 7

Thời gian: 45 phút

I. Trắc nghiệm: 3 điểm

Khoanh tròn vào đáp án có câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Thanh Hóa có mấy hệ thống sông?

A. 2

B.3

C.4

D.5

Câu 2. Làng nghề làm mắm tép Đình Trung thuộc huyện

A. Hà Trung

B, Nga Sơn

C. Hoằng Hóa

D. Yên Định

Câu 3. Lê Lợi là nhà chính trị, lãnh đạo đấu tranh khởi nghĩa vùng núi Thanh Hóa chống lại ách đô hộ của quân

A. Thanh

B. Minh

C. Hán

D. Nguyên

Câu 4.Tên gọi Thanh Hóa bắt đầu từ năm nào?

A. 1841

B.1842

C.1843

D. 1844

Câu 5. Nhà sử học đầu tiên của Việt Nam là

A. Đào Duy Từ

B. Lê Văn Hưu

C. Bùi Khắc Nhất

D. Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 6.Nguồn thu nhập chính của làng nghề truyền thống thuộc giá trị

A. du lịch

B. văn hóa

C. kinh tế

D. nhân văn

II.Tự luận: 7 điểm

Câu 1. Hãy kể tên những cá nhân kiệt xuất, anh hùng dân tộc, danh nhân của Thanh Hóa? (ít nhất 8 danh nhân)

Câu 2. Trình bày những khó khăn thách thức của làng nghề?

Đáp án và hướng dẫn chấm

Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

A

B

A

B

C

Phần II. Tự luận ( 7 điểm)

Câu

Ý

Hướng dẫn chấm

Điểm

1

Hãy kể tên những cá nhân kiệt xuất, anh hùng dân tộc, danh nhân của Thanh Hóa? (ít nhất 8 danh nhân)

3,0 đ

Lê Lợi, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ, Búi Khắc Nhât, Lương Đắc Bằng, Nhữ Bá Sỹ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quát, Lê Lai, Nguyễn Hoàng

3,0

2

Trình bày những khó khăn thách thức của làng nghề?

4,0 đ

-Tình trạng sản xuất nhỏ, lẻ, khép kín, hiệu quả kinh tế không cao.

-Đầu tư của nhà nước, liên kết đầu tư, á dụng công nghệ tiên tiến chưa đáp ứng yêu cầu phát triển

-Nguyên lệu giảm đáng kể do người đi đánh tép ít, ruộng sâu, đầm trũng bị thu hẹp, nước sông ô nhiễm

-Cạnh tranh với hàng công nghiệp

-Công tác giới thiệu quảng bá hạn chế..

1,0

1,0

1,0

0,5

0,5

2. Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương - Đề 2

Ma trận đề thi giữa học kì 2 Giáo dục địa phương 7

TT

Chương/chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng số câu TN/ tổng số ý TL

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TN

TL

TL

TN

TL

1

CHỦ ĐỀ 5:

Tên gọi, vị thế của Hà Nội từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XIX

Nêu được Hà nội trong các thời kì có tên gọi như thế nào?

2

2

4

2

Hiểu biết về tên gọi của Hà Nội qua các thời kì. Tìm hiểu làng nghề truyền thống Hà Nội.

Trách nhiệm của công dân – học sinh đối với truyền thống thanh lịch, văn minh của Thủ đô.

1

1

5

2

CHỦ ĐỀ 6

Nhân dân Hà Nội cùng nhân dân cả nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc Thế kỉ X đến thế kỉ XIX

- Tìm hiểu về lịch sử nhân dân cả nước chông giặc ngoại xâm như thế nào?

2

1

1

3

Số câu TN/ Số ý TL
(Số YCCĐ

4

2

1

1

10

1

12

Điểm số

1,5

1,5

5

2

3

7

10

Tổng số điểm

15%

15%

50%

20%

30%

70%

100%

Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 Giáo dục địa phương 7


Nội dung

Đơn vị kiến thức

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu hỏi

Câu hỏi

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

TN

CHỦ ĐỀ 5:

Tên gọi, vị thế của Hà Nội từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XIX

Nêu được Hà nội trong các thời kì có tên gọi như thế nào?

Nhận biết

-HS biết và nêu được Hà Nội trong các thời kì có tên gọi thế nào

-

4

4

Hiểu biết về tên gọi của Hà Nội qua các thời kì. Tìm hiểu làng nghề truyền thống Hà Nội.

Thông hiểu

-HS hiểu về tên gọi của Hà Nội qua các thời kì đồng thời tìm hiểu về làng nghề truyền thống ở Hà Nội

2

2

Trách nhiệm của công dân – học sinh đối với truyền thống thanh lịch, văn minh của Thủ đô?

Vận dụng

HS nêu được trách nhiệm của bản thân.

1

1

Vận dụng cao

CHỦ ĐỀ 6

Nhân dân Hà Nội cùng nhân dân cả nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc Thế kỉ X đến thế kỉ XIX

Tìm hiểu về lịch sử nhân dân cả nước chông giặc ngoại xâm như thế nào?

Nhận biết

HS biết về lịch sử nhân dân cả nước chông giặc ngoại xâm như thế nào

4

4

Chứng minh rằng: “về mặt chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, Hà Nội thực sự là thủ đô anh hùng của một dân tộc anh hùng. Lịch sử đánh giặc của Hà Nội là một khúc tra hùng tráng trong bản trường ca anh hùng của dân tộc”

Vận dụng cao

HS chứng minh Hà nội luôn cùng cả nước chiến thắng mọi âm mưu xâm lược của mọi dế quốc hung mạnh.

1

1

Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 7

ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II

Hoạt động giáo dục: Giáo dục địa phương 7

(Thời gian làm bài: 45 phút )

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng ( Từ câu 1-8 mỗi đáp án đúng được 0,25đ, câu 9,10 mỗi đáp án đúng 0,5đ)

Câu 1: Nghề làm lụa nổi tiếng ở Hà Nội thuộc Phường ( huyện ) nào ?

A. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc Chương Mỹ, Hà Nội.

B. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc Quốc Oai, Hà Nội.

C. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội.

D. Ở làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.

Câu 2: Nghề truyền thống là gì?

A. Là nghề đã được hình thành từ lâu đời.

B. Là nghề có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt.

C. Là những nghề được lưu truyền và phát triển đến ngày nay và có giá trị cao về kinh tế.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Nhân dân Thăng Long mấy lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên?

A. 1 lần

B. 2 lần

C. 3 lần

D. 4 lần

Câu 4: Ai đã đổi tên Thăng Long thành Hà Nội vào năm 1831?

A. Minh Mạng

B. Lý Thái Tổ

C. Chu Văn An

D. An Dương Vương

Câu 5: Hãy cho biết Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm bao nhiêu?

A. 1789

B. 1790

C. 1791

D. 1792

Câu 6: Trận Tốt Động- Chúc Động chống quân Minh của nhà Lê được diễn ra vào năm nào?

A. 1425

B. 1426

C. 1427

D. 1428

Câu 7: Tên nào sau đây không phải là tên cũ của Hà Nội?

A. Tống Bình

B. Long Đỗ

C. Đông Thành

D. Đông Đô

Câu 8. Địa điểm nào không thuộc về Hà Nội?

A. Chùa Một Cột

C. Văn Miếu Quốc Tử Giám

B. Hồ Gươm

D. Phố cổ Hội An

Câu 9: Tháp Rùa Hà Nội được xây dựng vào năm bao nhiêu?

A. Năm 1886 ( Thời kì Pháp chiếm đóng Hà Nội )

B. Năm 1570 ( Thời kì chúa Trịnh )

C. Năm. 1461 ( Thời kì vua Lê Thánh Tông, Lê Tư Thành)

D. Năm 1430 ( Thời kì vua Lê Thái Tổ, Lê Lợi )

Câu 10: Hà nội có bao nhiêu phố phường?

A. 26

B. 36

C. 40

D. 46

II. TỰ LUẬN (7đ)

Câu 1: (2 đ) Chứng minh rằng: “về mặt chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, Hà Nội thực sự là thủ đô anh hùng của một dân tộc anh hùng. Lịch sử đánh giặc của Hà Nội là một khúc tra hùng tráng trong bản trường ca anh hùng của dân tộc”

Câu 2 (5 đ): Trách nhiệm của công dân – học sinh đối với truyền thống thanh lịch, văn minh của Thủ đô?

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 Giáo dục địa phương 7

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) ( Từ câu 1-8 mỗi đáp án đúng được 0,25 đ, câu 9,10 mỗi đáp án đúng 0,5đ)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

D

D

C

A

A

B

C

D

A

B

II. TỰ LUẬN. (7đ)

Câu 1: (2 đ) Chứng minh rằng: “về mặt chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, Hà Nội thực sự là thủ đô anh hùng của một dân tộc anh hùng. Lịch sử đánh giặc của Hà Nội là một khúc tra hùng tráng trong bản trường ca anh hùng của dân tộc”

Với vai trò là kinh đô, Hà Nội luôn là đầu não trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Trong trang sử thời Hùng Vương dựng nước còn đượm màu sắc huyền thoại của Hà Nội với làng Gióng là nơi sinh ra Phù Đổng Thiên Vương và với núi Sóc Sơn là nơi tiễn biệt người anh hùng vào cõi bất tử. Với hàng nghìn năm chống họa xâm lăng của các đế chế Đại Hán, Hà Nội cùng chung với vận mệnh cả nước, chứng kiến sự thất bại của An Dương Vương dẫn đến hơn một nghìn năm Bắc thuộc và thất bại của triều Hồ dẫn đến 20 năm Minh thuộc. Hà Nội đã cùng cả nước vùng lên trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc nhằm giải phóng kinh thành, giải phóng cả nước. Tiếp đó, trong hơn một thế kỷ chống thục dân Pháp, phát xít Nhật đến đế quốc Mỹ, Hà Nội luôn sục sôi ngọn lửa yêu nước và đã cùng cả nước lập nên nhiều chiến công hiển hách, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Câu 2 ( 5 đ): Trách nhiệm của công dân – học sinh đối với truyền thống thanh lịch, văn minh của Thủ đô?

- Tự hào về truyền thống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

- Có ý thức thực hiện các hành vi ứng xử thanh lịch, văn minh, đấu tranh loại trừ biểu hiện xấu, thiếu văn hóa để xây dựng một Hà Nội thanh lịch, văn minh.

* Kể những việc em đã làm thể hiện trách nhiệm của một học sinh đối với truyền thống thanh lịch văn minh của Thủ đô?

- Thể hiện từ trong sinh hoạt cá nhân đến giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội. Thể hiện trong cách ăn uống, nói năng, trong trang phục, trong cách đi, đứng, ngồi, nằm, trong giao tiếp, ứng xử …

- Có hành vi, giao tiếp ứng xử có văn hóa, lịch sự, nhã nhặn, trong sáng.

- Biết học hỏi, chọn lọc, kế thừa truyền thống, biết tiếp thu những cái hay, cái mới và thể hiện trong đời sống hàng ngày.

* Người thanh lịch, văn minh sẽ nhận được tình cảm gì từ những xung quanh?

- Sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng.

- Sẽ được nhiều người khen ngợi, tự hào và học hỏi từ mình.

Trên đây TimDapAnđã giới thiệu tới các bạn Đề thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 7 năm học 2023 - 2024. Hy vọng đây là tài liệu hay và hữu ích giúp các em ôn luyện trước kì thi hiệu quả. Để luyện thêm các đề thi khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi giữa kì 2 lớp 7 trên TimDapAnnhé. Chúc các em đạt điểm cao trong bài thi sắp tới của mình.