Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn
Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021 có đáp án và hướng dẫn giải cho từng phần giúp các bạn học sinh nhằm củng cố lại kiến thức, nâng cao kỹ năng giải đề, biết cách phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài để đạt được kết quả học tập cao, chuẩn bị cho bài thi học kì 1 lớp 6 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn - Đề 1
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng.
“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa”.
(SGK Ngữ văn 6, tập 1)
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?
A. Thánh Gióng
B. Sơn Tinh, Thủy Tinh
C. Sự tích Hồ Gươm
D. Con Rồng, cháu Tiên
Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng với thể loại truyền thuyết ?
A. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện lịch sử,nhân vật lịch sử của dân tộc.
B. Những câu chuyện hoang đường.
C. Cuộc sống hiện thực được tác giả tái hiện lại bằng tưởng tượng.
D. Lịch sử dân tộc được phản ánh chân thật qua các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.
Câu 4: Hình ảnh “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt.” có ý nghĩa như thế nào?
A. Nhân vật xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì.
B. Thể hiện sức mạnh của nhân dân, của dân tộc khi có giặc ngoại xâm.
C. Đứa bé cất tiếng nói đầu tiên, đòi đi đánh giặc.
D. Nhân dân muốn giữ mãi hình ảnh cao đẹp, rực rỡ của người anh hùng cứu nước.
Câu 5: Trong các từ sau từ nào là từ mượn?
A. Chân núi
B. Vang dội
C. Hoảng hốt
D. Sứ giả
Câu 6: “Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm”. Từ “lẫm liệt” được giải nghĩa theo cách nào?
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B. Đưa ra từ đồng nghĩa
C. Đưa ra từ trái nghĩa
D. Không phải ba cách trên
Câu 7: Trong câu “Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.” có sử dụng mấy cụm động từ?
A. 1 cụm
B. 2 cụm
C. 3 cụm
D. 4 cụm
Câu 8: Trong các từ sau, từ nào là danh từ?
A. Phun
B. Tráng sĩ
C. Đón
D. Đi
PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
a) Xác định cụm danh từ trong câu sau:
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.”
b) Chỉ ra lỗi sai trong câu sau và sửa lại:
“Mỗi năm chính phủ phải dùng tiền hỗ trợ để hỗ trợ cho nhiều gia đình nghèo.”
Câu 2: (1,5 điểm) Nêu ý nghĩa của chi tiết niêu cơm thần trong văn bản Thạch Sanh.
Câu 3: (5 điểm) Kể về người thân mà em yêu quý.
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn - Đề 1
Phần/Câu |
Nội dung |
Điểm |
||||||||||||||||||
Phần I. Trắc nghiệm: (2 điểm) |
|
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. |
||||||||||||||||||
Phần II. Tự luận: (8 điểm) |
||||||||||||||||||||
Câu 1: (1,5 điểm) |
a) HS xác định được cụm danh từ: một con ếch, một giếng nọ b) HS chỉ ra lỗi sai: lặp từ, bỏ từ “hỗ trợ” - Viết lại câu đúng: Mỗi năm chính phủ phải dùng tiền để hỗ trợ cho nhiều gia đình nghèo. |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
||||||||||||||||||
Câu 2: (1,5 điểm) |
Đây là chi tiết thần kì có nhiều ý nghĩa: - Niêu cơm thần kì làm lui quân 18 nước chư hầu tượng trưng cho tình thương,lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, yêu hòa bình của nhân dân ta. - Thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống đầy đủ, ấm no, sung túc của ông cha ta. |
0,75 điểm 0,75 điểm |
||||||||||||||||||
Câu 3: (5 điểm) |
||||||||||||||||||||
I. Hình thức: - Bài văn đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài - Kiểu bài: Tự sự - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, đặt câu thông thường. |
||||||||||||||||||||
II. Nội dung: 1. Mở bài: - Giới thiệu về người thân em định kể. 2. Thân bài: - Kể (kết hợp tả) về ngoại hình, tính cách của người thân đó. - Kể về tính tình, thái độ, sở thích, công việc của người thân đó gắn liền với những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, với những người xung quanh… - Kể một kỉ niệm đẹp, ấn tượng, sâu sắc của mình với người thân đó. 3. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình với người thân đó. (Lời hứa hẹn nếu có) |
0.5 điểm 4 điểm 0,5 điểm |
|||||||||||||||||||
III. Biểu điểm: - Điểm 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, hành văn lưu loát, kể chi tiết đầy đủ các sự việc chính, bố cục rõ ràng. - Điểm 4: Bài viết cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên, diễn đạt chưa thật lưu loát, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 3: Đạt 2/3 yêu cầu. Nội dung đảm bảo, trình bày hợp lý, không mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 2: Bài tương đối đạt yêu cầu nhưng nội dung sơ sài. - Điểm 1: Bài không đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Để giấy trắng hoặc lạc đề. * Căn cứ vào bài làm của HS, giáo viên chấm cho các thang điểm còn lại. |
Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn - Đề 2
Phần I (5 điểm):
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi:
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập I, trang 100)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian gì?
Câu 2: Trong đoạn văn trên, câu văn nào thể hiện rõ nhất nội dung ý nghĩa của truyện? Giải thích lý do em chọn câu văn đó?
Câu 3: Xác định một cụm danh từ trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo.
Câu 4: Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, em rút ra bài học gì cho bản thân mình?
Phần II. Tập làm văn (5 điểm)
Học sinh chọn một trong hai đề văn sau:
Đề 1: Kể về một chuyến tham quan mà em nhớ mãi.
Đề 2: Em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện dân gian mà em yêu thích để kể lại truyện đó.
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn - Đề 2
Phần I (5 điểm):
Câu 1 (1 điểm):
- Học sinh nêu đúng tên văn bản: “Ếch ngồi đáy giếng” (0,5 điểm)
- Thể loại truyện ngụ ngôn (0,5 điểm)
Câu 2 (1 điểm):
- Học sinh hiểu được nội dung đoạn văn, xác định đúng câu văn thể hiện rõ nhất nội dung ý nghĩa của truyện:
“Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. (0,5 điểm).
- Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu miễn sao chạm vào các ý:
+ Câu văn cho thấy hiểu biết của ếch hạn hẹp (0,25 điểm)
+ Tính cách của con ếch: chủ quan, kiêu ngạo,… (0,25 điểm)
Câu 3 (2 điểm):
- Học sinh xác định đúng một cụm danh từ có trong đoạn văn (1 điểm)
- Phân tích đúng cấu tạo của cụm danh từ đó (1 điểm)
Có thể phân tích được một trong các cụm danh từ sau:
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
|||
t2 |
t1 |
T1 |
T2 |
s1 |
s2 |
một |
con |
ếch |
|||
một |
giếng |
nọ |
|||
vài |
con |
nhái, cua, ốc |
bé nhỏ |
||
cả |
giếng |
||||
các |
con |
vật |
kia |
||
một |
vị |
chúa tể |
Câu 4 (1 điểm):
Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế, nêu ra được bài học của bản thân (1 điểm)
Có thể đưa ra các ý kiến sau:
- Phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình,…
- Biết hạn chế của bản thân, không chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác,….
Phần II. Tập làm văn (5 điểm)
Học sinh viết bài văn cần đảm bảo yêu cầu chung sau đây:
1. Về hình thức
- Viết đúng thể loại văn tự sự
- Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc
- Các sự việc được sắp xếp theo trình tự hợp lý
- Diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu thông thường.
2. Nội dung:
Học sinh có thể có những cách diễn đạt riêng song cần đảm bảo kiến thức sau:
Đề 1: Kể về một chuyến tham quan mà em nhớ mãi.
a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về chuyến tham quan mà em nhớ mãi
b. Thân bài: Kể lại diễn biến chuyến tham quan
- Thời gian, không gian (khi nào, ở đâu?,...)
- Tâm trạng của em lúc được đi tham quan
- Những sự việc diễn ra trên đường đi, tại nơi tham quan,...
- Kết thúc chuyến tham quan
c. Kết bài: Ý nghĩa của chuyến đi tham quan và liên hệ bản thân
Đề 2: Em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện dân gian mà em yêu thích để kể lại truyện đó.
a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật em đóng vai và câu chuyện em sẽ kể
b. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện
- Sự việc mở đầu
- Sự việc phát triển
- Sự việc cao trào
- Sự việc kết thúc
c. Kết bài: Ý nghĩa của câu chuyện và liên hệ bản thân
* Biểu điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, rõ ý.
- Điểm 4: Bài làm đạt các yêu cầu cơ bản trên, có thể mắc lỗi diễn đạt nhỏ không làm ảnh hưởng đến nội dung.
- Điểm 2,5: Bài chỉ đạt ½ số yêu cầu trên, nội dung còn sơ sài nhưng không mắc quá nhiều lỗi thông thường.
- Điểm 1: Bài cơ bản chưa đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt yếu kém.
- Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề.
Ghi chú: Căn cứ vào đối tượng và bài làm thực tế của học sinh, dựa vào thang điểm trên giáo viên cho các mức điểm còn lại cho phù hợp.
Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn - Đề 3
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: 2 điểm
Đọc đoạn văn sau, ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A. Con Rồng cháu Tiên.
B. Thánh Gióng.
C. Bánh chưng bánh giầy.
D. Sơn Tinh Thủy Tinh.
Câu 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3.Từ nào dưới đây là từ mượn?
A. Voi
B. Khỉ
C. Mã
D. Hươu
Câu 4. Từ nào dưới đây là từ ghép?
A. Ruộng đồng
B. Cuồn cuộn
C. Mênh mông
D. Tươi tốt
PHẦN II TỰ LUẬN: 8 điểm
Câu 1. (1,5 điểm):
a. Truyện “Thánh Gióng” thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian đó?
b. Trong truyện trên, tiếng nói đầu tiên của cậu bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
Theo em, chi tiết này có Ý nghĩa gì?
Câu 2. (1,5 điểm)
a. Tìm các cụm danh từ trong câu văn sau:
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt.
b. Đặt một câu văn nói về việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ trường lớp của em. (Trong đó có một cụm danh từ - chỉ rõ).
Câu 3. (5 điểm) Kể về một người bạn thân mà em yêu quí.
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn - Đề 3
Phần/ Câu |
Nội dung |
Điểm |
Phần I: (2 điểm) |
HS chọn đúng, đủ đáp án mỗi câu : 0,5đ Câu 1: D Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: A, D (Với câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn đúng, nếu học sinh chọn sai hoặc thiếu đáp án thì không cho điểm.) |
0,5 đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
Phần II (1,5đ) Câu 1a Câu 1b |
* HS xác định được: -“Thánh Gióng” là truyện truyền thuyết. - Đặc điểm của truyện truyền thuyết: + Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. + Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. * HS nêu được đúng ý nghĩa chi tiết: + Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước: ý thức đối với đất nước được đặt lên hàng đầu, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi giết giặc cứu nước. + Gióng là hình ảnh của nhân dân lao động Việt Nam: lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng khi nước nhà gặp nguy biến thì đứng lên cứu nước đầu tiên. + Câu nói của Thánh Gióng còn thể hiện niềm tin chiến thắng, lòng quyết tâm chống giặc ngoại xâm, thể hiện sức mạnh tự cường của dân tộc ta. * Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa. |
0,25đ 0,5đ 0,75đ |
Câu 2 (1,5 điểm) 2a 2b |
*HS tìm đúng cụm danh từ - Một cái. - Một tráng sĩ. *HS đặt đúng câu có dùng cụm danh từ - chỉ rõ. (có CDT = 0,75đ, chỉ rõ = 0, 25đ) |
0,5đ 1đ |
Câu 3 (5 điểm) |
* Yêu cầu: - Hình thức: + Đúng thể loại: Văn kể chuyện + Bố cục rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài. + Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu thông thường. + Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. - Nội dung: a. Mở bài: Giới thiệu về người bạn thân sẽ kể. b. Thân bài: - Đặc điểm hình dáng (tên, tuổi, khuôn mặt, mái tóc…) - Đặc điểm tính tình, sở thích…của người bạn thân. - Quan hệ tình cảm thân thiết, những kỉ niệm gắn bó với người bạn thân đó. c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm nghĩ về người bạn thân mà mình yêu quí. * Biểu điểm chấm: 1. Mở bài, kết bài: Hợp lí, hấp dẫn 2. Thân bài: - Điểm 5: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, đúng kiểu bài văn tự sự, lời văn sinh động, liên tưởng phong phú, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 4: Bài làm đảm bảo đủ các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung, mắc khoảng 3 lỗi diễn đạt nhưng không làm sai ý người viết. - Điểm 2,5 : Đạt ½ yêu cầu trên, nội dung sơ sài nhưng đủ ý chính, diễn đạt hạn chế nhưng mắc không quá 6 lỗi thông thường. - Điểm 1: Bài làm không đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém, không thể được hiện nội dung. - Điểm 0: Để giấy trắng hoặc lạc đề. Lưu ý: Căn cứ vào bài làm của học sinh giáo viên cân nhắc cho các mức điểm còn lại. Điểm bài tập làm văn làm tròn đến 0,5. |
1đ 4đ |
Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020
- 25 Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 - 2021
- Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021
- Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021 - Đề 1
- Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021 - Đề 2
- Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021 - Đề 3
Bộ đề thi học kì 1 môn Văn lớp 6 năm 2020 - 2021 bao gồm 3 đề thi mới nhất bao gồm 2 phần: Trắc nghiệm và tự luận giúp các em học sinh chuẩn bị cho bài thi cuối học 1, củng cố cách làm các dạng bài tập môn Ngữ văn và toàn bộ chương trình học môn Văn trong chương trình học kì 1.
Ngoài ra, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK cũng như SBT môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Môn Địa lý, Môn Lịch sử, Môn Tin học ....và các đề thi học kì 1 lớp 6 được TimDapAnsưu tầm, chọn lọc các đề hay và hấp dẫn cho các em học sinh ôn luyện, hệ thống lại các kiến thức đã học chuẩn bị cho các bài thi học kì, kiểm tra 45 phút, 15 phút trong năm học.