03 đề thi giữa học kì 2 Khoa học lớp 4 năm 2023-2024 sách Cánh Diều, Kết nối, Chân trời được TimDapAntổng hợp và đăng tải bao gồm đề thi và đáp án giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao trình độ, kiến thức môn Khoa học 4.

1. Đề thi giữa học kì 2 Khoa học lớp 4 Cánh Diều

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Nấm mốc thường sống ở đâu?

A. Trên da của động vật.

B. Trong dạ dày.

C. Trên bề mặt trái cây, quả mọng.

D. Trên thức ăn, hoa quả để lâu ngày.

Câu 2. Bộ phận nào là bộ phận của nấm đùi gà?

A. Thân nấm màu vàng giống hình đùi gà.

B. Thân nấm màu nâu giống hình đùi gà.

C. Thân nấm màu xám trắng giống hình đùi gà.

D. Thân nấm màu trắng giống hình đùi gà.

Câu 3. Khi làm bánh mì người ta cho loại nấm nào vào bột bánh để giúp bột nở ra làm cho bánh phồng, xốp?

A. Nấm hương.

B. Nấm sò.

C. Nấm men.

D. Nấm mỡ.

Câu 4. Câu nào đúng nhất?

A. Nên dự trữ thức ăn tươi sống một thời gian dài trong tủ lạnh.

B. Không nên dự trữ thức ăn tươi sống một thời gian dài trong tủ lạnh vì chúng vẫn có thể bị nhiểm nấm mốc.

C. Thực phẩm bị nhiễm nấm mốc rửa sạch là ăn được.

D. Thực phẩm bị nhiễm nấm mốc cắt bỏ hoặc nấu chín là ăn được.

Câu 5. Những loại nấm nào được dùng làm thức ăn?

A. Nấm đùi gà.

B. Nấm mèo (mộc nhĩ).

C. Nấm mốc.

D. Nấm kim châm.

Câu 6. Chất nào là thành phần cấu tạo xây dựng cơ thể và tham gia hầu hết vào các hoạt động sống ?

A. Chất đạm .

B. Chất béo.

C. Chất bột đường.

D. Chất khoáng.

Câu 7. Loại quả nào chứa nhiều chất béo?

A. Xoài.

B. Cam.

C. Bơ.

D. Táo.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)

Câu 8 (1 điểm). Nấm có thể sống ở những nơi nào?

Câu 9 (1 điểm). Gia đình em thường bảo quản thực phẩm như thế nào để tránh bị nhiễm nấm mốc? Nêu ví dụ.

Câu 10 (1 điểm). Chất béo có vai trò gì?

Đáp án:

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

D

D

C

B

A, B, D

A

C

II. Phần tự luận

Câu 8 (1 điểm). Nấm có thể sống ở nhiều nơi khác nhau như:

- Gỗ, rơm, rạ , lá cây mục.

- Đất ẩm, xác động vật nói chung.

- Chân tường ẩm, quần áo ẩm, thức ăn mốc ….

Câu 9 (1 điểm). Không dự trữ thức ăn tươi sống trong tủ lạnh ở thời gian dài vì chúng vẫn có thể bị nhiễm nấm mốc. Vệ sinh các dụng cụ chứa thực phẩm hoặc chế biến thực phẩm nhằm tránh lây nhiễm nấm mốc. Có thể bảo quản thức ăn tránh nhiễm nấm mốc là làm lạnh, phơi, sấy khô, ướp muối.

Câu 10 (1 điểm).

Vai trò của chất béo trong cơ thể như sau:

Dự trữ, cung cấp năng lượng

  • Tác dụng đầu tiên của chất béo đó chính là dự trữ, cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể, đặc biệt là cơ bắp. Hay nói cách khác, chất béo là hợp chất vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể và cả tế bào.
  • Nghiên cứu cho thấy, trong 1g chất béo có thể chứa đến 9 calo, trong khi protein và carbohydrate chỉ mang lại có 4 calo. Chất béo có khả năng dự trữ, điều tiết năng lượng, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của nhiệt độ.

Hỗ trợ hấp thụ vitamin

  • Chất béo có khả năng giúp vận chuyển, hấp thụ những loại vitamin như: A, E, D, K,... bổ sung cho cơ thể.
  • Chúng ta đều biết, vitamin và khoáng chất vô cùng cần thiết đối với sức khỏe, bảo vệ sức khỏe thị giác, tăng khả năng miễn dịch, chống lão hóa,...

Cung cấp axit cần thiết

  • Các loại axit béo thiết yếu như Acid α Linoleic (Omega-3), Acid Linoleic (Omega-6) cơ thể chúng ta thường không thể tự tổng hợp được. Chúng đều là những hợp chất do chất béo tổng hợp cung cấp cho cơ thể.
  • Omega-6 có nhiều trong những loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu cải, dầu mè, dầu phộng… Trong khi đó, Omega-3 có nhiều trong những loại dầu cá, dầu động vật…

2. Đề thi giữa học kì 2 Khoa học lớp 4 Kết nối

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1: Cây sẽ thế nào nếu không được tưới nước?

A. Cây sẽ di chuyển đến nơi có nước

B. Cây sẽ phát triển tốt và mạnh khỏe

C. Cây sẽ héo và cuối cùng sẽ chết

D. Cây vẫn bình thường

Câu 2: Tác dụng của nấm là gì?

A. Sử dụng trong công nghệ thực phẩm

B. Sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men

C. Dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym.

D. Cả A, B, C

Câu 3. Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là loại nấm nào?

Đề thi GHK2 Lớp 4 môn Khoa học

A. Nấm đùi gà

B. Nấm sò

C. Nấm yến

D. Nấm linh chi

Câu 4. Khi bị ngộ độc

A. Cơ quan tiêu hóa, thần kinh bị ảnh hưởng

B. Có thể tử vong nếu bị ngộ độc nặng

C. Cơ thể sẽ tăng cân mất kiểm soát

D. Cả A và B

Câu 5. Những loại nấm nào được dùng làm thức ăn?

A. Nấm hương.

B. Nấm men.

C. Nấm mốc.

D. Nấm kim châm.

Câu 6. Chất nào có vai trò giúp cơ thể dự trữ năng lượng và hấp thụ các vi - ta - min A, D, E, K?

A. Chất đạm.

B. Chất béo.

C. Chất bột đường.

D. Chất khoáng.

Câu 7. Thực phẩm nhiễm nấm mốc chúng ta cần

A. Nấu chín lên ăn sẽ không bị ngộ độc.

B. Cắt bỏ phần bị nấm mốc và ăn bình thường.

C. Bỏ toàn bộ thực phẩm bị nhiễm nấm mốc.

D. Phơi nắng thực phẩm sẽ có thể ăn như bình thường.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)

Câu 8 (1 điểm). Nêu lợi ích và tác hại của Nấm đối với đời sống con người?

Câu 9 (1 điểm). Em sẽ làm gì khi gặp nấm lạ?

Câu 10 (1 điểm). Hãy nêu tên của các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn và lấy ví dụ thực phẩm thuộc mỗi nhóm chất dinh dưỡng đó?

Đáp án:

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

C

D

A

D

A, D

B

C

II. Phần tự luận

Câu 8 (1 điểm).

- Nấm đối với đời sống con người:

+ Ích lợi: Một số nấm được dùng làm thức ăn có hình dáng, màu sắc khác nhau; Nấm men được ứng dụng trong chế biến thực phẩm tạo ra các sản phẩm lên men như bánh mì, rượu, bia,...

+ Tác hại: Một số nấm có hại với đời sống của con người và sinh vật. Trong đó có nhiều nấm gây hỏng thực phẩm như nấm mốc và nấm độc.

Câu 9 (1 điểm).

Nếu gặp nấm lạ thì không nên lại gần, không nên sờ bằng tay, càng không nên ăn thử để tránh bị dị ứng hoặc ngộ độc.

Câu 10 (1 điểm). Các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn là:

- Chất bột đường: Cơm, bánh mì, ngô, khoai…

- Chất đạm: Thịt, trứng, tôm, cá …

- Chất béo: Lạc, dầu mè, mỡ lợn, dầu ăn…..

- Vi - ta - min và chất khoáng: Rau, củ, nước ép trái cây….

3. Đề thi giữa học kì 2 Khoa học lớp 4 Chân trời

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 câu - 7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Người ta dựa vào đâu để phân loại thức ăn thành các nhóm?

A. Chất dinh dưỡng

B. Màu sắc

C. Mùi vị

D. Cách chế biến

Câu 2. Nấm thường sinh sôi nhanh ở trong điều kiện nào?

A. Cực nóng, khô

B. Lạnh, khô

C. Cực lạnh, ẩm

D. Nồm, Ẩm

Câu 3. Cơm là thực phẩm thuộc nhóm?

A. Chất đạm

B. Chất khoáng

C. Chất béo

D. Chất bột đường

Câu 4. Sự khác nhau giữa nấm men và nấm ăn là

A. Nấm ăn có kích cỡ nhất định còn nấm men thì không.

B. Nấm ăn có màu sắc nhất định còn nấm men thì không.

C. Hầu hết nấm ăn đều có thể quan sát bằng mắt thường còn nấm men phải quan sát bằng kính hiển vi.

D. Nấm ăn có hình dạng cố định còn nấm men thì không.

Câu 5. Thực phẩm sạch là gì?

A. Là thực phẩm được chế biến, bảo quản theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế

B. Là thực phẩm được chế biến ngoài lề đường

C. Là thực phẩm được bảo quản trong túi nilon

D. Là thực phẩm được chế biến theo cách của mỗi người

Câu 6. Chất nào là thành phần cấu tạo xây dựng cơ thể và tham gia hầu hết vào các hoạt động sống?

A. Chất đạm.

B. Chất béo.

C. Chất bột đường.

D. Chất khoáng.

Câu 7. Lượng nước trong cơ thể chiếm khoảng bao nhiêu trong lượng cơ thể?

A. Hai phần ba

B. Ba phần ba

C. Hai phần hai

D. Bốn phần ba

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu - 3,0 điểm)

Câu 8 (1 điểm). Nêu tác dụng của nấm?

Câu 9 (1 điểm). Gia đình em thường bảo quản thực phẩm như thế nào để tránh bị nhiễm nấm mốc? Nêu ví dụ.

Câu 10 (1 điểm). Tác hại của một số nấm độc và nấm mốc là gì?

Đáp án:

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

A

D

D

C

A

A

A

II. Phần tự luận

Câu 8 (1 điểm).

Nấm giàu chất chống oxy hóa và chất xơ. Đặc biệt là một nguồn nhiều vitamin B, selen, kẽm và đồng - các chất quan trọng trong việc sản xuất năng lượng trong tế bào, cần thiết cho một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Nấm cũng giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe nhận thức. Cụ thể:

  • Nấm tăng cường miễn dịch và cải thiện sức khỏe xương
  • Nấm hỗ trợ thúc đẩy sức khỏe đường ruột
  • Nấm tốt cho huyết áp
  • Nấm có liên quan đến phòng chống ung thư
  • Nấm hỗ trợ giảm cân hiệu quả
  • Nấm tăng cường sức khỏe não bộ

Câu 9 (1 điểm). Không dự trữ thức ăn tươi sống trong tủ lạnh ở thời gian dài vì chúng vẫn có thể bị nhiễm nấm mốc. Vệ sinh các dụng cụ chứa thực phẩm hoặc chế biến thực phẩm nhằm tránh lây nhiễm nấm mốc. Có thể bảo quản thức ăn tránh nhiễm nấm mốc là làm lạnh, phơi, sấy khô, ướp muối.

Câu 10 (1 điểm).

Tác hại của một số nấm độc và nấm mốc là:

+ Có thể bị ngộ độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe như: Đau bụng, nôn mửa, ...

+ Có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu ăn phải một số loài nấm có độc tính cao.

4. Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn khác

Trên đây là toàn bộ Bộ đề thi giữa kì 2 môn Khoa học lớp 4 Sách mới. Để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 lớp 4 sắp tới, ngoài việc ôn tập theo đề cương, các em cần thực hành luyện đề để nắm được các dạng đề thi cũng như làm quen với nhiều dạng đề khác nhau. Xem đầy đủ tại chuyên mục: Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 để có thể rèn luyện thêm các môn khác.




Xem thêm