Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 4 năm 2022 - 2023 theo Thông tư 22 bao gồm đề tổng hợp 3 môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh có đáp án và bảng ma trận đề thi kèm theo giúp các em ôn tập, hệ thống, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho các bài thi giữa học kì 2.

1. Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Toán

Câu 1: (0,5 điểm) Phân số chỉ phần đã được tô màu ở hình dưới là:

Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Toán

A. \frac{4}{5}
B.\frac{5}{4}
C. \frac{5}{8}
D. \frac{1}{4}

Câu 2: (0,5 điểm) Cho các phân số \frac{1}{2} ; \frac{4}{5} ; \frac{2}{4}, \frac{7}{6} phân số lớn hơn 1 là:

A.\frac{1}{2}
B. \frac{4}{5}
C. \frac{2}{4}
D. \frac{7}{6}

Câu 3: (0,5 điểm) Rút gọn phân số \frac{25}{100}ta được phân số tối giản là:

A.\frac{5}{20}
B. \frac{1}{4}
C. \frac{1}{5}
D. \frac{100}{4}

Câu 4: (0,5 điểm) Phân số bằng với phân số \frac{5}{6}là:

A.\frac{10}{12}
B. \frac{12}{10}
\mathrm{C} \cdot \frac{5}{3}
D. \frac{10}{6}

Câu 5: (0,5 điểm) Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 15 000 000m2 = … km2

A. 15

B. 150

C. 1500

D. 15 000

Câu 6: (0,5 điểm) Hình bình hành có độ dài đáy là 14cm, chiều cao là 1dm. Diện tích hình bình hành là :

A. 70cm2

B. 24cm2

C. 140cm2

D. 48cm2

II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Tính:

a. 15+\frac{9}{3}=

b. \frac{4}{9}-\frac{5}{18}

c. \frac{3}{5} \times \frac{5}{7}=

d. \frac{4}{7}: \frac{2}{7}=

Câu 2: (2 điểm) Một ô tô giờ đầu đi được 2/5 quãng đường, giờ thứ hai đi được hơn giờ đầu 1/7 quãng đường. Hỏi sau hai giờ, ô tô đó đi được bao nhiêu phần của quãng đường?

Bài giải

Câu 3: (2 điểm) Một mảnh vườn hình chữ nhật chiều dài là 18m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Trung bình cứ 1m2 vườn đó người ta thu được 5kg cà chua. Hỏi trên cả mảnh vườn đó người ta thu được bao nhiêu ki-lô-gam cà chua?

Bài giải

………………………………………….................................…………………....

Câu 4: (1 điểm) So sánh hai phân số sau bằng cách hợp lí:

\frac{99}{104} \text { và } \frac{97}{102}

Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Toán

I. Trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng (0,5 điểm)

Câu 1: B

Câu 2: D

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: A

Câu 6: C

II. Tự luận:

Câu 1: (2 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

a, 18

b,\frac{1}{6}

c, \frac{3}{7}

d, 2

Câu 2: (2 điểm)

Giờ thứ hai ô tô đi được số phần quãng đường là:

\frac{2}{5}+\frac{1}{7}=\frac{19}{35} (quãng đường)

1 điểm

Sau hai giờ, ô tô đó đi được số phần quãng đường là:

\frac{2}{5}+\frac{19}{35}=\frac{33}{35} (quãng đường)

1 điểm

Đáp số: \frac{33}{35}quãng đường

 

Câu 3: (2 điểm)

Chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật là:

18 x \frac{2}{3}= 12 (m)

0,5 điểm

Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:

18 x 12 = 216 (m2)

0,5 điểm

Cả mảnh vườn thu được số cà chua là:

5 x 216 = 1080 (kg)

0,75 điểm

Đáp số: 1080kg

0,25 điểm

Câu 4: (1 điểm)

Phần bù của \frac{99}{104} là: \frac{5}{104}

0,25 điểm

Phần bù \frac{97}{102}của là:\frac{5}{102}

0,25 điểm

Vì: \frac{5}{104}<\frac{5}{102}

0,25 điểm

Nên: \frac{99}{104}>\frac{97}{102}

0,25 điểm

2. Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt

I. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Chiều ngoại ô

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.

Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.

Theo NGUYỄN THỤY KHA

Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng và làm các bài tập dưới đây:

Câu 1: Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô như thế nào? (M1-0,5đ)

A. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp, hấp dẫn.

B. Cảnh buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh.

C. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt.

D. Cảnh buổi chiếu ở ngoại ô thật buồn tẻ.

Câu 2: Câu văn nào trong bài tả vẻ đẹp của ruộng rau muống? (M1-0,5đ)

A. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người.

B. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống.

C. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.

D. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn.

Câu 3: Vào những buổi chiều hè, tác giả thường cùng bạn bè của mình làm gì? (M2-0,5đ)

A. đọc sách.

B. đi dạo.

C. gặt lúa.

D. Hái rau muống

Câu 4. Điều gì làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô? (M2-0,5đ)

A. Ngắm cảnh đồng quê thanh bình.

B. Ngắm cảnh đồng quê và thả diều cùng lũ bạn.

C. Được hít thở bầu không khí trong lành.

D. Được chơi những trò chơi yêu thích.

Câu 5. Tác giả muốn gửi gắm điều gì vào những cánh diều? (M3-1,0đ)

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 6. Nếu là nhân vật tôi trong câu chuyện trên thì em thích nhất điều gì của buổi chiều ngoại ô? Vì sao? (M4-1đ)

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 7. Từ cùng nghĩa với từ “bao la” là: (M1-1,0đ)

A. Bát ngát

B. Cao vút

C. Thăm thẳm

D. Mát mẻ

Câu 8. Câu "Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng." thuộc kiểu câu nào?: (M2-0,5đ)

A. Câu cầu khiến

B. Câu kể Ai làm gì?

C. Câu kể Ai là gì?

D. Câu kể Ai thế nào?

Câu 9. Đặt một câu theo kiểu Ai là gì? để giới thiệu về một bạn trong lớp em: (M3-1,0đ)

.............................................................................................................................................

Câu 10: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong các câu sau: (M2-0,5đ)

Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi :

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.

A. Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.

B. Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê .

C. Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu .

D. Cả ba ý trên đều đúng.

II. Phần viết :

1. Chính tả: (Nghe – viết) bài Kim tự tháp Ai Cập (SGK Tiếng Việt 4/....)

2. Tập làm văn: Hãy tả một cây ăn quả mà em yêu thích.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4

I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói (KT từng cá nhân): (3 điểm)

1.1* Nội dung kiểm tra: Gồm 18 bài đã học từ tuần 19 đến tuần 27, giáo viên ghi tên bài , số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 105 tiếng / phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2/. Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

2.1. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

2.2. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm )

2. 3. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

2. 4. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm )

* Lưu ý : Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu: (7 điểm)

Câu 1: B. Cảnh buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh. (M1-1,0 điểm)

Câu 2: C. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. (M1-0,5 điểm)

Câu 3: B. đi dạo. (M2-0,5 điểm)

Câu 4: B. Ngắm cảnh đồng quê và thả diều cùng lũ bạn. (M2-0,5 điểm)

Câu 5: (M3-1,0 điểm) Tác giả muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.

Câu 6: (M4-0,5 điểm) Em sẽ thích cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt...

Câu 7: A. Bát ngát (M1-1,0 điểm)

Câu 8: D. Câu kể Ai thế nào? (M2-0,5 điểm)

Câu 9: (M2-1,0 điểm) HS đặt câu theo kiểu câu Ai là gì?

VD. Bạn Mai là lớp trưởng lớp tôi.

Bạn Hà là bạn thân nhất của tôi.

Câu 10: A. Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. (M3-0,5 điểm)

II. BÀI KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Kiểm tra viết chính tả: (2 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: (2 điểm).

- Mắc từ 03 lỗi trở lên (âm đầu, vần, tiếng, không viết hoa đúng quy định, thiếu hoặc thừa chữ…) trừ 0,5 điểm, mắc từ 6 lỗi trở lên trừ 01 điểm.

- Viết chữ không rõ ràng, không đảm bảo độ cao, khoảng cách, đặt dấu thanh không đúng vị trí, trình bày bẩn…trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm)

- Đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Viết được bài văn tả cây cối đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng các yêu cầu của đề bài độ dài bài viết khoảng 12 câu trở lên.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng thể loại văn miêu tả.

+ Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. Trình bày bài viết sạch sẽ. Không liệt kê như văn kể chuyện.

- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 8,0; 7,5; 6,0; 5,5; 5,0; 4,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 0,5

Bài văn mẫu tham khảo 1

Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.

Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.

Vào mùa xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi.

Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, trông rất đẹp mắt. Mùa thu là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước.

Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn.

Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu.

Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.

>> Tham khảo các mẫu còn lại tại đây Văn mẫu lớp 4: Tả cây bưởi trong vườn nhà em

Bài văn mẫu tham khảo 2

Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.

Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.

Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.

Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.

>> Chi tiết các bài văn mẫu: Tả cây ăn quả lớp 4 Hay Chọn Lọc

3. Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Anh

Choose the correct answer.

1. What do you do ………… Math lessons?

A. in

B. on

C. at

D. during

2. I like beef. It’s my favourite …………

A. drink

B. milk

C. food

D. juice

3. I’m ……….. I’d like some orange juice.

A. hungry

B. thirsty

C. angry

D. hurry

4. How ___________ is this bag?

A. much

B. many

C. lot of

D. some

5. Would you like ___________ water?

A. many

B. X

C. some

D. any

Read the passage and complete the sentence.

My brother’s name is Dat. He is 10 and he studies at Cambridge Primary School. He often gets up at six o’clock in the morning. He usually has breakfast at six thirty. Then, he goes to school by bus. He has got Maths and Science in the morning and his class starts at seven o’clock . He studies to eleven o’clock. He and his friends have lunch in the canteen. He learns English and History in the afternoon. His class finishes at five p.m . He is at home at five thirty and helps her mother to clear the table and cook the dinner. He watches TV, then goes to bed at 11 p.m.

1. Dat studies at __________________.

2. He _______________ at six o'clock in the morning.

3. His class starts at __________________.

4. He has lunch in _________________.

5. He __________________ at 11 p.m.

Read and choose the correct words.

1. This is my uncle. He is (a/an) worker.

2. (Do/ Would) you like some orange juice? - No, thanks.

3. (What/ Where) does he do at Tet? - He cleans the house.

4. (What/ How ) is your favorite food? - Pork.

5. What does (he/ his) mother look like?

ĐÁP ÁN

Choose the correct answer.

1 - D; 2 - C; 3 - B; 4 - A; 5 - C;

Read the passage and complete the sentence.

1. Dat studies at _________Cambridge Primary School_________.

2. He _______gets up________ at six o'clock in the morning.

3. His class starts at _________seven o’clock_________.

4. He has lunch in _________the canteen________.

5. He ____goes to bed_____ at 11 p.m.

Read and choose the correct words.

1. This is my uncle. He is ( a /an) worker.

2. (Do/ Would ) you like some orange juice? - No, thanks.

3. ( What / Where) does he do at Tet? - He cleans the house.

4. ( What / How ) is your favorite food? - Pork.

5. What does (he/ his ) mother look like?

4. Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 các môn học khác

Mời các em cùng tham khảo chi tiết toàn bộ: Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Toán | Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt | Đề thi giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Anh.