Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 3 gồm đề kiểm tra Toán và đề kiểm tra Tiếng Việt được TimDapAnsưu tầm, chọn lọc tổng hợp các dạng Toán, Tiếng Việt trọng tâm, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố, rèn luyện kỹ năng, chuẩn bị tốt cho đề thi lớp 3 giữa học kì 2. Đề thi giữa học kì 2 lớp 3 bao gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận với các câu hỏi có đáp án chi tiết cho từng dạng bài tập, các em học sinh tham khảo ôn tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán 3 và kiểm tra kiến thức chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 lớp 3.
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 3
I. Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 3 môn Toán
Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 3 - Đề 1
1. Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
a) Số gồm: chín nghìn, chín chục được viết là:
A. 9990
B.9900
C.9090
D.9009
b) Bốn số nào được viết theo thứ tự từ lớn đến bé?
A.5872; 5728; 5278; 5287
B.5782; 5827; 5287; 5278
C.7852; 7582; 7285; 7258
D.7258; 7285; 7582; 7852
2. Cho hình tròn tâm O
Hãy viết tên đoạn thẳng vào chỗ trống (…)
- Bán kính…….
- Đường kính……….
- O là trung điểm của ……….
3. a) Đặt tính rồi tính:
7368 – 5359
………………..
………………..
………………..
1405 x 6
………………..
………………..
………………..
b) Tìm x:
2009 : x = 7
………………..
………………..
………………..
4. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 224m, chiều rộng bằng 1/4 chiều dài. Tính chu vi mảnh đất đó.
Bài giải
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
5. Trong một năm:
a) Những tháng nào có 30 ngày?
b) Những tháng nào có 31 ngày?
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
Đáp án Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 3 - Đề 1
1.
a, C. 9090
b, C. 7852; 7582; 7285; 7258
2.
- Bán kính OA, OB
- Đường kính AB
- O là trung điểm của AB
3.
a, 7368 – 5359 = 2009
1405 x 6 = 8430
b, 2009 : x = 7
x = 2009 : 7
x = 287
5.
a) Những tháng nào có 30 ngày là: tháng 4, 6, 9, 11
b) Những tháng nào có 31 ngày: tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 3 - Đề 2
MÔN: TOÁN - Thời gian: 40 phút
Bài 1.(1 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng (M1)
a) Số liền trước số 2000 là:
A. 2001 |
B. 2099 |
C. 1999 |
D. 1899 |
b) Cho dãy số 4793; 4739; 4379; 4397. Hãy sắp xếp số sau theo thứ tự từ bé đến lớn là:
Bài 2. Đặt tính rồi tính (M2)
a) 4839 + 3624 ........................... ........................... ........................... ........................... |
b) 9090 - 1989 ........................ ........................ ........................ ........................ |
c) 476 x 4 ......................... ......................... ......................... ......................... |
d) 2240 : 7 ........................... ........................... ........................... |
a) 5294 + 879 ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... |
b) 9900 - 9099 ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... |
c) 526 x 37 ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... |
d) 5569 : 8 ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... ........................... |
Bài 3. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng (M1)
a) Số La Mã IX đọc là:
A. Chín |
B. Tám |
C. Mười một |
D. Mười |
b) Ngày 29 tháng 3 năm 2018 là ngày thứ năm. Ngày 03 tháng 4 cùng năm là thứ mấy?
A. thứ ba
B. thứ tư
C. thứ năm
D. thứ sáu
Bài 4. Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB sau đây (điền M dưới vạch phù hợp)
Bài 5. (2 điểm)
a) Tìm y: y x 9 = 2772 : 2 |
b) Tính giá trị biểu thức: 1753 x (482 : 2 - 237) |
Bài 6. Điền vào chỗ trống.
Đồng hồ A chỉ………………………… ……………………………………….. |
Bài 7. Có 3 xe chở dầu, mỗi xe chở được 2790l dầu. Số dầu đó chia đều cho 9 cửa hàng. Hỏi mỗi cửa hàng nhận được bao nhiêu lít dầu?
Bài giải:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Bài 8. Điền đáp án đúng vào chỗ chấm.
Cứ 60 cái bánh đựng đều trong 5 hộp. Cô giáo mua về cho lớp 3A 6 hộp bánh như vậy và chia đều cho học sinh, mỗi học sinh 2 cái. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu học sinh?
Bài 9. Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Trong hình bên, MN là đường kính.
- Trong hình bên, OQ là bán kính.
- Trong hình bên, OP là đường kính.
- Trong hình bên, Q là tâm của hình tròn.
Đáp án Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 3 - Đề 2
Bài 1:
a, C. 1999
b, Thứ tự đúng: 4379; 4397; 4739; 4793.
Bài 2:
a) 4839 + 3624= 8463
b) 9090 - 1989= 70101
c) 476 x 4= 1904
d) 2240: 7= 320
Bài 3:
a, A. Chín
Bài 4,5: Học sinh tự giải
Bài 6:
Đồng hồ A chỉ: 13 giờ 50 phút hay 2 giờ kém 10 phút
Bài 7. Có 3 xe chở dầu, mỗi xe chở được 2790l dầu. Số dầu đó chia đều cho 9 cửa hàng. Hỏi mỗi cửa hàng nhận được bao nhiêu lít dầu?
Giải:
Số dầu ở cả 3 xe là:
2790 x 3 = 8370 (lít)
Mỗi cửa hàng nhận được bao nhiêu lít dầu là:
8370 : 9 = 930 (lít).
Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 3 - Đề 3
Câu 1: 1 Điểm.
a. Số liền sau của 6359 là:
A. 6358
B. 6349
C . 6360
D .6369
b, Trong các số: 8572, 7852 -5872 – 8752 số lớn nhất là:
A -8572
B -8752
C -7852
D -5872
Câu 2: 1 điểm.
Trong cùng một năm, ngày 27 tháng 3 là thứ 5, ngày 30 tháng 3 là thứ mấy?
Câu 3: 0,5 điểm.
Số gồm có 4 trăm, năm vạn, bảy ngàn, linh tám là:
A. 57408
B. 4578
C. 54708
D. 5478
Câu 4: 0,5 điểm
Số lớn nhất của số có bốn chữ số và số bé nhất có hai chữ số, tích của chúng là:
A. 99990
B. 89991
C.9999
D. 10000
Câu 5: 1 điểm
Chu vi hình vuông là 20 m cạnh của chúng là:
A. 80m
B. 5m
C . 4m
D. 16m
II. Tự luận
Câu 1: 2 điểm. (Đặt tính và tính):
A. 1729 + 3815
B. 1927 x 4
C. 7280 – 1738
D. 8289: 9
Câu 2: 1 điểm.
Tìm Y: 4536 : Y = 9
Câu 3: 2 điểm.
Một trại gà trong 3 ngày thu được 3150 quả trứng. Hỏi trong 8 ngày như thế trại gà sẽ thu được bao nhiêu quả trứng?
Câu 4: 1 điểm.
Em đọc tên các hình tam giác, tứ giác trong hình sau.
Đáp án Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 3 - Đề 3
Câu 1:
- Đáp án: C . 6360
- Số lớn nhất: B -8752
Câu 2: Là chủ nhật
Câu 3:
A. 57408
Câu 4:
Đáp số: 99990
Câu 5:
Đáp số B. 5m
II. Tự luận
Câu 1:
B. 1729 + 3815 = 5544
B. 1927 x 4 = 7708
C. 7280 – 1738 = 5542
D. 8289 : 9 = 921
Câu 2:
Y = 504
Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 3 - Đề 4
Trường:……………………..… Họ tên:…………………………. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC ................ Môn: Toán lớp 3 Thời gian: 40 phút |
I. TRẮC NGHIỆM
1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Số gồm có: 9 nghìn, 1 chục và 6 đơn vị là số:
A. 9016
B. 9106
C. 9116
D. 916
b) Số lớn nhất có 4 chữ số mà chữ số ở mỗi hàng đều khác nhau là:
A. 9999
B. 9012
C. 9876
D. 9123
2. Điền kết quả thích hợp vào:
3. Khoanh vào kết quả đúng của 8m 2dm = ........ dm?
A. 82 dm.
B. 802 dm.
C. 820 dm.
D. 10 dm.
Phần 2: Tự luận
1. Đặt tính rồi tính:
805 + 6478
…………….
…………….
…………….
1317 x 5
…………….
…………….
…………….
3204 : 3
…………….
…………….
…………….
2. Tìm x:
7547- x = 729
…………….
…………….
x – 4020 = 111
…………….
…………….
3. Có 40 lít dầu đựng đều trong 5 can. Hỏi 4 can dầu có bao nhiêu lít dầu?
Bài giải
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
Đáp án Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 3 - Đề 4
I. Trắc nghiệm
Câu 1.
a, A. 9016
b, C. 9876
Câu 2. 328 + 6 x 6
Số cần điền lần lượt vào ô trống: 334, 2004.
Câu 3:
A. 82 dm.
II. Tự luận
Câu 1:
805 + 6478 = 7283
1317 x 5 = 6585
3204 : 3 = 1068
Câu 2:
7547- x = 729
x = 7547 - 729
x = 6818
x – 4020 = 111
x = 111 + 4020
x = 4131
Câu 3:
1 can dầu có số lít dầu là:
40 : 5 = 8 lít
4 can dầu có số lít dầu là:
4 x 8 = 32 lít
Đáp số 32 lít.
Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 3 - Đề 5
Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Số gồm có: 9 nghìn, 1 chục và 6 đơn vị được viết là:
A. 9016
B. 9106
C. 9116
D. 916
Câu 2. Số lớn nhất có 4 chữ số mà chữ số ở mỗi hàng đều khác nhau là:
A. 9999
B. 9012
C. 9876
D. 9123
Câu 3. 18m 2dm = ........ dm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 182dm
B. 1802dm
C. 1820dm
D. 18200dm
Câu 4. Trong cùng một năm, ngày 8 tháng 3 là thứ hai. Hỏi ngày ngày 12 tháng 3 là thứ mấy?
A.Thứ tư
B. Thứ năm
C. Thứ sáu
D. Thứ bảy
Câu 5. Tính giá trị biểu thức:
5532 – 1004 : 4.
A. 1132
B. 1234
C. 5182
D. 5281
Câu 6. Có 135kg gạo đựng đều trong 9 bao. Hỏi 5 bao có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
A. 15kg
B. 75kg
C. 90kg
D. 105kg
Phần 2: Tự luận
Bài 1. (2 điểm) Đặt tính rồi tính:
a) 6281 + 3625
b) 7813 – 5659
c) 2428 × 4
d) 7053 : 6
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
Bài 2. Tìm x, biết:
a) 7547 – x = 729
b) x + 4020 = 1826 × 5
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
Bài 3. Cứ 60 cái bánh đựng đều trong 5 hộp. Cô giáo mua về cho lớp 3A 6 hộp bánh như vậy và chia đều cho học sinh, mỗi học sinh 2 cái. Hỏi lớp 3Acó bao nhiêu học sinh?
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
Bài 4. (1 điểm) Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng AB, CD, PQ, HK, IG.
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………………………...........
Đáp án đề 5
Phần 1. Trắc nghiệm
Câu 1.
Phương pháp:
Xác định chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị, từ đó viết được số đó.
Cách giải:
Số gồm có: 9 nghìn, 1 chục và 6 đơn vị được viết là 9016.
Chọn A.
Câu 2.
Phương pháp:
Dựa vào lí thuyết về số tự nhiên để viết số thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Cách giải:
Số lớn nhất có 4 chữ số mà chữ số ở mỗi hàng đều khác nhau là 9876.
Chọn C.
Câu 3.
Phương pháp:
Áp dụng kiến thức: 1m = 10dm.
Cách giải:
Ta có 1m = 10dm nên 18m = 180dm.
Do đó: 18m 2dm = 18m + 2dm = 180dm + 2dm = 182dm.
Chọn A.
Câu 4.
Phương pháp:
Đếm lần lượt từ ngày 8, 9, 10, 11, 12 rồi xác định thứ tương ứng.
Cách giải:
Ngày 8 tháng 3 là thứ hai nên ta có:
- Ngày 9 tháng 3 là thứ ba ;
- Ngày 10 tháng 3 là thứ tư ;
- Ngày 11 tháng 3 là thứ năm ;
- Ngày 12 tháng 3 là thứ sáu.
Chọn C.
Câu 5.
Phương pháp:
Biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.
Cách giải:
5532 – 1004 : 4
= 5532 – 251
= 5281
Chọn D.
Câu 6.
Phương pháp:
- Tính số gạo có trong 1 bao ta lấy số gạo có trong 9 bao chia cho 9.
- Tính số gạo có trong 4 bao ta lấy số gạo có trong 1 bao nhân với 5.
Cách giải:
1 bao gạo như thế có số ki-lô-gam gạo là:
135 : 9 = 15 (kg)
5 bao gạo có số ki-lô-gam gạo là:
15 × 5 = 75 (kg)
Đáp số: 75kg
Chọn B.
Phần 2. Tự luận
Bài 1.
Phương pháp:
- Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Tính : Cộng, trừ hoặc nhân lần lượt từ phải sang trái.
Phép chia ta đặt theo cột dọc, sau đó chia lần lượt từ trái sang phải.
Cách giải:
Bài 2.
Phương pháp:
a) x là số trừ, muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
b) - Tính giá trị vế phải trước.
- x là số hạng chưa biết, muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Cách giải:
a) 7547 – x = 729
x = 7547 – 729
x = 6818
b) x + 4020 = 1826 × 5
x + 4020 = 9130
x = 9130 – 4020
x = 5110
Bài 3.
Phương pháp:
- Tính số cái bánh có trong 1 hộp ta lấy số cái bánh có trong 5 hộp chia cho 5.
- Tính số cái bánh cô giáo mua về ta lấy số cái bánh có trong 1 hộp nhân với 6 (vì cô giáo mua 6 hộp bánh)
- Tìm số học sinh của lớp 3A ta lấy số cái bánh cô giáo mua về chia cho 2 (vì mỗi bạn được chia 2 cái bánh)
Cách giải:
1 hộp có số cái bánh là:
60 : 5 = 12 (cái bánh)
Cô giáo mua về số cái bánh là:
12 × 6 = 72 (cái bánh)
Lớp 3Acó số học sinh là:
72 : 2 = 36 (học sinh)
Đáp số: 36 học sinh.
Bài 4.
Phương pháp:
Điểm M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu :
+) M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
+) Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB (AM = MB).
Cách giải:
- Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm M.
- Trung điểm của đoạn thẳng CD là điểm I.
- Trung điểm của đoạn thẳng PQ là điểm N.
- Trung điểm của đoạn thẳng HK là điểm O.
- Trung điểm của đoạn thẳng IG là điểm N.
Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 3 - Đề 6
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Số bé nhất trong các số: 6289, 6299, 6298, 6288 là
A. 6289
B. 6299
C. 6298
D. 6288
Câu 2: Số liền trước của số 9999 là
A. 9899
B. 9989
C. 9998
D. 9889
Câu 3: Ngày 1 tháng 6 là ngày thứ ba. Vậy ngày 8 tháng 6 là ngày thứ mấy
A. Thứ hai
B. Thứ ba
C. Thứ tư
D. Thứ năm
Câu 4: 9 m 4 dm =…dm
A. 94 dm
B. 904 dm
C. 940 dm
D. 13 dm
Câu 5: Kim dài đồng hồ chỉ số IX, kim ngắn chỉ số V. Hỏi đồng hồ cho biết mấy giờ
A. 5 giờ kém 15 phút
B. 5 giờ 9 phút
C. 5 giờ 45 phút
D. 5 giờ 15 phút
Câu 6: Một lớp học có 35 học sinh được chia đều thành 5 tổ. Hỏi 3 tổ như thế có bao nhiêu học sinh
A. 7 học sinh
B. 14 học sinh
C. 21 học sinh
D. 35 học sinh
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: Đặt tính rồi tính:
a) 6943 + 1347
b/ 9822 – 2918
c) 1816 x 4
d) 3192 : 7
Câu 2: Tìm x biết
a. 28 326 – x = 15327 + 6783
b. x x 6 = 3048 : 2
Câu 3: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 234 m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi khu đất đó.
Đáp án đề 6
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | D | C | B | A | A | C |
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Mỗi phép tính đúng được 0,75 điểm:
Câu 2 (2 điểm):
a. 28326 – x = 15327 + 6783
28326 - x = 22110
x = 28326 – 22 110
x = 6216
b. x × 6 = 1524
x = 1524 : 6
x = 254
Câu 3 (2 điểm):
Chiều rộng khu đất hình chữ nhật là
234 : 3 = 78 (m)
Chu vi khu đất là
(234 + 78 ) × 2 =624 (m)
Đáp số: 624 m
Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 3 - Đề 7
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Số lớn nhất trong các số: 9784, 9487, 9874, 9847
A. 9784
B. 9487
C. 9874
D. 9847
Câu 2: Số nhỏ nhất trong các số: 4031, 4310, 4301, 4013 là
A. 4031
B. 4013
C. 4310
D. 4301
Câu 3: Trong các độ dài: 200 m, 200 dm, 2000 cm, 2 km. Độ dài nào lớn nhất
A. 2km
B. 200m
C. 200km
D. 2000 cm
Câu 4: Tìm x biết: 8462 – x = 762
A. x = 8700
B. x = 6700
C. x = 7600
D. x = 7700
Câu 5: Điền dấu thích hợp 2m 2dm ... 2002 mm
A. >
B. <
C. =
Câu 6: 6387 + 7389 = …
A. 13676
B. 13776
C. 13766
D. 12776
Phần II. Tự luận (7 điểm):
Câu 1: Tính nhẩm theo mẫu
Mẫu: 6000 + 500 = 6500
a. 600 + 3000
b. 300 + 4000
c. 7000 + 70
d. 4000 + 500
Câu 2: Đặt tính rồi tính
a) 2541 + 4238
b) 5348 + 936
c) 4827 + 2634
d) 805 + 6475
Câu 3: Một cửa hàng buổi sáng bán được 456 m vải, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả ngày, cửa hàng bán được bao nhiêu m vải?
Đáp án Đề thi giữa kì 2 lớp 3 môn Toán - Đề 7
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm:
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a. 600 + 3000 = 3600
b. 300 + 4000 = 4300
c. 7000 + 70 = 7070
d. 4000 + 500 = 4500
Câu 2: (2 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
Buổi chiều cửa hàng bán được số m vải là
456 x 2 = 912 (m vải)
Cả ngày cửa hàng bán được số m vải là
456 + 912 = 1368 (m vải)
Đáp số: 1368 m vải
II. Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1
Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Viết
I. Chính tả:
1. Nghe viết Hội vật (từ Tiếng chống dồn lên...dưới chân) trang 59.
2. Điền vào chỗ trống l hay n?
......ăm gian.....ều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
.....ưng giậu phất phơ màu khói nhạt
.....àn ao lóng.....ánh bóng trăng....oe.
(Nguyễn Khuyến).
II. Tập làm văn:
- Viết một đoạn văn ngắn (Từ 5 đến 7 câu) kể về một ngày hội mà em biết, dựa theo gợi ý dưới đây:
a. Đó là hội gì?
b. Hội đó được tổ chức khi nào? ở đâu?
c. Mọi người đi xem hội như thế nào?
d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?
e. Hội có những trò vui gì (ném còn, kéo co, ca hát, nhảy múa...)?
g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
B. Kiểm tra Đọc
I. Đọc tiếng: (6 điểm)
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
- Đọc thầm bài thơ:
Đồng hồ báo thức
Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li, từng li
Anh kim phút lầm lì
Đi từng bước, từng bước.
Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang.
(Hoài Khánh)
Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên?
- Khoanh vào trước chữ cái nêu ý trả lời đúng: (1 điểm)
A. Có 2 sự vật
B. Có 3 sự vật
C. Có 4 sự vật
D. Có 5 sự vật
- Hãy kể tên những sự vật đó:.............................................................................
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ ở đâu? (1 điểm)
A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang.
B. Hàng ngày, Bác kim giờ chậm chạp, ì ạch nhích từng li, từng li.
C. Lúc nào cũng vậy, anh kim phút luôn nhường cho bé kim giây chạy trước.
Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào?(1 điểm)
Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm)
- Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì bác rất thận trọng.
Đáp án Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1
A. Kiểm tra Viết
I. Chính tả:
- GV đọc cho HS nghe viết bài viết “Hội vật” trong sách giáo khoa tiếng việt 3 tập 2 trang 59
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bầy đẹp đoạn văn: 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.5 điểm.
II. Tập làm văn
- HS viết được đoạn văn từ 5 đến 7 câu theo gợi ý ở đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm
- (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4.5, 4, 3.5, 3, 2.5, 2, 1.5, 1, 0.5)
B. Kiểm tra Đọc
I. Đọc tiếng: (6 điểm)
Đề bài: Cho học sinh bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2 từ tuần 19 đến tuần 26 (mỗi đoạn không quá 2 học sinh đọc).
Hướng dẫn cho điểm:
- HS đọc đúng, to, rõ ràng, đọc diễn cảm, tốc độ theo đúng yêu cầu (6 điểm)
- HS đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ theo đúng yêu cầu (5 điểm)
- HS đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (4 điểm)
- HS đọc đúng, tốc độ chậm (3 điểm)
- HS đọc còn đánh vần nhẩm (2 điểm)
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên?
- Có 3 sự vật: bác kim giờ, anh kim phút, bé kim giây
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ở đâu? (1điểm)
A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang.
Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào? (1 điểm)
VD: Ngày mai, chúng em thi giữa học kì 2.
Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm)
- Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì sao?
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thầm bài văn sau:
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo Vũ Tú Nam
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?
a. Tả cây gạo.
b. Tả chim.
c. Tả cây gạo và chim.
Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?
a. Mùa hè.
b. Mùa xuân.
c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.
Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai làm gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai là gì?
Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a. 1 hình ảnh.
b. 2 hình ảnh.
c. 3 hình ảnh.
Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?
a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
c. Nói với cây gạo như nói với con người.
Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
II. Đọc thành tiếng (Bài đọc 1)
Ông tổ nghề thêu
Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.
Trả lời câu hỏi: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
Đọc thành tiếng (Bài đọc 2)
Cuộc chạy đua trong rừng
Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch…
Trả lời câu hỏi: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
B. Kiểm tra Viết:
I. Chính tả: (Nghe viết) 15 phút
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.
Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước.
II. Tập làm văn (25 phút)
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
a. Việc tốt em đã làm là việc gì? Em làm khi nào? Vào dịp nào?
b. Việc làm đó đã diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
c. Tác dụng của việc làm đó đối với môi trường và đối với bản thân em.
d. Cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó?
Đáp án Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (4 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
a |
c |
c |
c |
a |
Điểm |
0, 5 điểm |
0, 5 điểm |
0, 5 điểm |
0, 5 điểm |
1 điểm |
Câu 6: Khi nào, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim? Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim khi nào?
(Hoặc: Bao giờ, ….Lúc nào ….., Tháng mấy,….)
II. Đọc thành tiếng (6 điểm)
- Bài đọc: 5 điểm
- Trả lời câu hỏi: 1 điểm
Đề 1. Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào?
Đề 2. Chú sửa soạn cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.
* Chấm điểm đọc (5 điểm)
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 1 điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm)
- Tốc độ đọc đoạn trích đạt yêu cầu không quá 1 phút: 0,5 điểm
- Giọng đọc phù hợp, biết thể hiện cảm xúc: 0,5 điểm .
II. Kiểm tra Viết
1. Chính tả (5 điểm)
- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, mắc ít hơn 3 lỗi chính tả, chữ viết chưa đẹp: 3 điểm
- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng: 4 điểm.
- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đều nét: 4,5 điểm.
- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp: 5 điểm.
* Lưu ý: Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm
2. Tập làm văn (5 điểm)
- Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, nói về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường. (khoảng 3 câu): 3 điểm
- Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, đúng yêu cầu (khoảng 4 câu): 4 điểm
- Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ: 4,5 điểm.
- Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý: 5 điểm
Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm phù hợp: 1- 2- 3- 4. Không cho điểm lẻ.
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3
Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4đ)
Cho văn bản sau:
Có những mùa đông
Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.
Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
(Trần Dân Tiên)
II. Đọc thầm văn bản trên và làm bài tập: (6đ)
* Đọc thầm và làm bài tập:
Câu 1: (0,5đ) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?
A. Cào tuyết trong một trường học.
B. Làm đầu bếp trong một quán ăn.
C. Viết báo.
D. Chạy bàn.
Câu 2: (0,5đ) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như để làm gì?
A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
B. Để theo học đại học.
C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.
D. Để rèn luyện thân thể.
Câu 3: (0,5đ) Bài văn này nhằm nói lên điều gì?
A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp.
B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp.
C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước.
D. Bác Hồ thử sức giá rét.
Câu 4: (0,5đ) Bác Hồ làm việc trong khoảng thời gian là bao lâu?
A. 5 giờ
B. 6 giờ
C. 7 giờ
D. 8 giờ
Câu 5: (1đ) Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước nào?
Câu 6: (1đ) Qua câu chuyện trên, em học được điều gì ở Bác?
Câu 7: (1đ) Bộ phận được in đậm trong câu: "Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống." trả lời cho câu hỏi nào?
A. Vì sao?
B. Để làm gì?
C. Khi nào?
D. Ai làm gì?
Câu 8: (1đ) Tìm một tên khác đặt tên cho câu chuyện trên. Viết tên câu chuyện vừa tìm được.
B. Kiểm tra Viết
I. Viết chính tả: (Nghe – viết) (4đ) (15 phút)
II. Viết đoạn, bài: (6đ) (25 phút)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn 5 -7 câu kể về một người thân của em (bố, mẹ, chú, dì,...)
Gợi ý:
- Người thân của em làm nghề gì?
- Hằng ngày, người thân của em làm những việc gì?
- Những việc ấy có ích như thế nào?
- Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì,...) như thế nào?
Đáp án Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4đ)
- Đọc to, rõ ràng: 1 điểm
- Đọc đúng, tốc độ đảm bảo 40 – 5- tiếng/phút, ngắt nghỉ đúng ở dấu câu: 2 điểm.
- Trả lời đúng, đủ ý câu hỏi: 1 điểm.
II. Đọc thầm văn bản và làm bài tập: (6đ)
Câu 1 (0,5đ) |
Câu 2 (0,5đ) |
Câu 3 (0,5đ) |
Câu 4 (0,5đ) |
A |
C |
C |
D |
Câu 5 (0,5đ) |
Câu 6 (1đ) |
Câu 7 (1đ) |
Câu 8 (1đ) |
Thủ đô nước Pháp |
M: Bác Hồ là một người giàu nghị lực,... |
B |
M: Giàu nghị lực. |
B. Kiểm tra Viết
I. Viết chính tả: (Nghe – viết) (4đ) (15 phút)
Bài viết:
Tiếng cười tuổi học trò
Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen.
Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng:
- Ồ! Dạo này em chóng lớn quá!
Dũng trả lời:
Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 4 điểm.
- Mắc lỗi chính tả (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (6 điểm) (25 phút)
- Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 câu theo yêu cầu của đề bài. Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ: 6đ
- Tùy theo mức độ sai sót về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm như sau:
+ Nội dung: 4 điểm (Viết được đoạn văn ngắn 5 -7 câu).
+ Diễn đạt: 2 điểm.
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4
Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc
I. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau:
Màu hoa
Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn, hoa đào đang nở rợp một màu hồng. Cô gọi:
– Đào ơi, sao bạn mang sắc màu đẹp thế?
– Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn ấy mà. Đấy, bạn soi gương xem, giống như đúc phải không ? Đôi môi thường cất lên những bài hát líu lo. Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi. Mỗi nụ cười toả những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Đấy, tôi cũng mang màu đôi môi của bạn. Và mùa xuân đến, tôi cũng nở những nụ cười. Tôi với bạn là một mà thôi.
Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào, thầm thì:
– Ừ, hai chúng mình là một.
Đi tiếp vào trong vườn, cô bé lại gặp không biết bao nhiêu là hoa khác nữa.
– Cô bé ơi! Tôi là hoa hồng đỏ đây. – Bông hồng nói. – Tôi là màu của mặt trời sau làn sương sớm. Màu ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông. Màu của lá cờ phấp phới. Màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn… Mặt trời chẳng bao giờ mất. Ngọn lửa chẳng bao giờ tắt. Dòng máu chẳng bao giờ ngừng… Cô bé ơi, đó là tôi đấy!
Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô.
Cô bé đi tiếp vào khu vườn và ngập chìm trong tiêng nói ríu rít của mọi loài hoa.
(Nguyễn Phan Hách, Tâm hồn hoa)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Hình ảnh nào tả vẻ đáng yêu của hoa đào và cô bé?
a. Hoa đào đang nở rợp một màu hồng.
b. Cô bé với hoa đào là một mà thôi.
c. Hoa đào và đôi môi cô bé đều ấm rực và nở những nụ cười, mỗi nụ cười toả ra những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người.
Câu 2: Những hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp của hoa hồng?
a. Có màu của mặt trời sau làn sương sớm chẳng bao giờ mất.
b. Có màu của ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông chẳng bao giờ tắt.
c. Ngập chìm trong tiếng nói ríu rít của mọi loài hoa.
d. Có màu của dòng máu chảy trong thân thể chẳng bao giờ ngừng.
Câu 3: Những câu văn nào cho thấy tình yêu của cô bé với vẻ đẹp của hoa?
a. Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào.
b. Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô.
c. Cô bé đi vào trong vườn hoa.
Câu 4: Bài văn nói lên điều gì?
a. Vẻ đẹp của các mùa trong năm.
b. Vẻ đẹp của cô bé trong vườn hoa.
c. Vẻ đẹp muôn màu của các loài hoa.
Câu 5: Trong bài “Màu hoa”, hoa hồng ví mình là “màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn”. Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì?
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh.
a) Màu của hoa đào như…
b) Hoa đào nở như…
c) Màu của hoa hồng như…
Câu 2: Câu “Cô bé áp bông hồng vào ngực.” thuộc kiểu câu gì?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
Câu 3: Bộ phận được in đậm trong câu “Mùa xuân, cô bé vào trong vườn.” trả lời câu hỏi nào?
a. Ở đâu?
b. Khi nào?
c. Vì sao?
Câu 4: Điền dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào ô trống.
Mùa thu .... (1) cô bé gặp biết bao sắc vàng kì diệu : những bông cúc vàng tươi rực rỡ .... (2) những cánh bướm vàng dập dờn trong nắng .... (3) những tia nắng thu vàng như những sợi tơ tằm đang thêu lên tất cả đất trời .... (4) cây cỏ .... (5) Mùa thu thật là đẹp!
B. Kiểm tra Viết
Hãy tưởng tượng em đang ở trong khu vườn xuân với hoa đào mang màu đôi môi cô bé, ấm rực và nở những nụ cười tươi,… với hoa hồng đỏ như màu lửa trong nắng mùa đông, như màu máu chảy trong thân thế,… tất cả gợi cho em rất nhiều cảm xúc về hoa. Hãy viết một đoạn văn ngắn tả vẻ đẹp của hoa đào (hoặc hoa hồng).
Đáp án Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4
A. Kiểm tra Đọc
I. ĐỌC HIỂU
Câu |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
c |
a, b, d |
a, b |
c |
Câu 5:
Trong bài “Màu hoa”, hoa hồng ví mình là “màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn”. Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em rất nhiêu cảm xúc. Với em, máu nuôi trái tim đập những nhịp rộn rã, máu nuôi nụ cười đỏ thắm đôi môi, máu nuôi đôi chân em biết đi thật xa, nuôi đôi mắt em biết nhìn thật rộng…! Máu ở trong mỗi người và quý giá biết bao! Máu của sự sống lúc nào cũng căng tràn sắc đỏ, không bao giờ nhạt phai. Biện pháp so sánh đã khiến hoa hồng trở thành dòng máu ấy – thành nguồn sống của con người và mãi mãi bất diệt cùng thời gian.
(Nghiêm Thị Hằng Nga)
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1:
a) Màu của hoa đào như màu đôi môi của người bạn nhỏ.
b) Hoa đào nở như nụ cười toả những tia sáng diệu kì.
c) Màu của hoa hồng như màu của mặt trời sau làn sương sớm.
Câu 2: -b
Câu 3: -b
Câu 4: Điền dấu câu : (1), (2), (3), (4) : dấu phẩy ; (5) : dấu chấm.
B. Kiểm tra Viết
Bài 1:
Mùa xuân đến, khu vườn khoác lên mình chiếc áo hoa lộng lẫy. Hoa đồng tiền đan thành chuỗi đỏ phía xa, hoa cúc vàng trải thành một vạt nắng, hoa lay-ơn vươn mình thanh cao, trắng muốt,… còn hoa đào rạng rỡ khoe sắc hồng. Cánh hoa đào xinh xinh, mỏng manh, thỉnh thoảng chợt rung rinh nhẹ nhàng khi được gió vuốt ve dịu dàng. Những nụ hoa còn non, khum khum xếp cánh lên nhau nhìn như đang chúm chím cười. Thấp thoáng những bông hoa đã nở, cánh hoa hồng tươi như vừa đón nhận nụ hôn của mặt trời rực rỡ. Nhuỵ hoa là những sợi chỉ mảnh màu hồng nhạt được cánh hoa ôm ấp, chở che. Những chiếc lá non tựa chiếc thuyền câu tô điểm thêm sắc xanh trên nền hồng ấm áp. Hoa đào còn là tiếng gọi vui tươi của ngày Tết, rủ muôn ngàn may mắn đến bên mỗi người!
(Nghiêm Thị Hằng Nga)
Bài 2:
Hoa hồng nở quanh năm nhưng đằm thắm hơn cả là khi đất trời vào xuân. Sáng tinh mơ, khi những giọt sương còn rót mật trên lá cũng là thời điểm cánh hoa hồng mềm và mượt nhất. Cánh hoa không mỏng manh như cánh hoa giấy, hoa đào mà dày mịn như một lớp nhung. Màu của hoa rất đỏ và tươi. Dưới ánh nắng mặt trời, hoa hồng hiện lên thật nồng nàn và quyến rũ. Khi hoa chưa nở, nhìn như một bàn tay bé khum khum. Lúc nhựa sống căng tràn cũng là lúc hoa nở bung như nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ. Hoa khoe ra nhụy vàng rung rinh và hương thơm ngào ngạt gọi ong bướm nơi nơi về bầu bạn hát mừng.
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 - Đề 5
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc.
1. Hai Bà Trưng (Trang 4 – TV3/T2)
2. Chú ở bên Bác Hồ (Trang 16 – TV3/T2)
3. Ông tổ nghề thêu (Trang 22 – TV3/T2)
4. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31 – TV3/T2)
5. Nhà ảo thuật (Trang 40 – TV3/T2)
6. Mặt trời mọc ở đằng… tây! (Trang 52 – TV3/T2)
7. Hội vật (Trang 58 – TV3/T2)
8. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử (Trang 65 – TV3/T2)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo Vũ Tú Nam
1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào? (0.5 điểm)
A. Tả cây gạo.
B. Tả chim.
C. Tả cây gạo và chim.
2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? (0.5 điểm)
A. Mùa hè.
B. Mùa xuân.
C. Vào hai mùa kế tiếp nhau.
3. Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào? (0.5 điểm)
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
4. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? (0.5 điểm)
A. 1 hình ảnh.
B. 2 hình ảnh.
C. 3 hình ảnh.
5. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào? (1 điểm)
A. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
B. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
C. Nói với cây gạo như nói với con người.
6. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: (0.5 điểm)
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
7. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: (1.5 điểm)
tuần tra, canh gác, xây dựng, bảo vệ, gìn giữ, non sông
a. Thành phố ngổn ngang gạch vữa vì đang được........
b. Các chú bộ đội ngày đêm giữ vững tay súng để........... biên cương.
c............ Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
8. Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây rồi chép lại vào dòng bên dưới. (1 điểm)
Với người Hà Nội Hồ Gươm là một mảnh tâm hồn của mình những ngày mùa thu nước Hồ gươm đầy ắp những ngày hè gió lộng tưởng như gió lặn trong lòng hồ chiều đến gió mưới cất cánh bay lên.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Viết một đoạn văn nói về một ngày hội mà em biết theo gợi ý sau:
a) Đó là hội gì?
b) Hội được tổ chức khi nào? Ở đâu?
c) Mọi người đi xem hội như thế nào?
d) Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?
e) Hội có những trò vui gì (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ném còn, ca hát, nhảy múa,…)?
g) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
Đáp án đề 5
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
1. (0.5 điểm) A. Tả cây gạo.
2. (0.5 điểm) C. Vào hai mùa kế tiếp nhau.
3. (0.5 điểm) C. Ai là gì?
4. (0.5 điểm) C. 3 hình ảnh.
5. (1 điểm) A. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
6. (0.5 điểm)
Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim vào khi nào?
7. (1.5 điểm)
a. Thành phố ngổn ngang gạch vữa vì đang được xây dựng.
b. Các chú bộ đội ngày đêm giữ vững tay súng để canh gác biên cương.
c. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
8. (1 điểm)
Với người Hà Nội, Hồ Gươm là một mảnh tâm hồn của mình. Những ngày thu, nước Hồ Gươm đầy ắp. Những ngày hè gió lộng, tưởng như gió lặn trong lòng hồ, chiều đến gió mới cất cánh bay lên.
B. KIỂM TRA VIẾT
I/ Chính tả (4 điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
* Về nội dung:
Bài viết đầy đủ các ý sau:
a) Đó là hội gì? (0.5 điểm)
b) Hội được tổ chức khi nào? Ở đâu? (0.5 điểm)
c) Mọi người đi xem hội như thế nào? (1 điểm)
d) Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì? (0.5 điểm)
e) Hội có những trò vui gì (chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ném còn, ca hát, nhảy múa,…)? (1 điểm)
g) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào? (0.5 điểm)
* Về hình thức:
- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm
- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm
Bài viết tham khảo:
Cứ vào đầu xuân, quê em lại háo hức tổ chức hội đua thuyền. Ngày thi đã tới, hai bên bờ sông Trà Giang nhộn nhịp, đông đúc như mở hội. Mọi người nóng lòng chờ đợi cuộc đua, họ mang theo cả cờ và trống đến để cổ vũ cho đội nhà. Những chiếc thuyền đua được trang trí đẹp mắt, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thối còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh "bắt đầu", những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục "tùng ! tùng !" vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt. Đây là một trò chơi dân gian rất bổ ích và lí thú.
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 - Đề 6
PHẦN 1. ĐỌC HIỂU
1. Đọc thành tiếng
Tháng giêng của bé
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả - những mặt trời vàng mơ
Tháng giêng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
(theo Đỗ Quang Huỳnh)
2. Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
a. Theo em, tháng giêng là tháng nào trong năm?
A. Tháng 1
B. Tháng 8
C. Tháng 12
b. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ năm chữ
B. Thơ tự do
C. Thơ lục bát
c. Bài thơ có bao nhiêu từ láy?
A. 2 từ láy
B. 3 từ láy
C. 4 từ láy
d. Câu thơ "Hạt mưa mải miết trốn tìm” được viết theo kiểu câu gì mà em đã học?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
e. Theo em, bài thơ đang miêu tả thiên nhiên vào mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
3. Trả lời câu hỏi:
a. Trong bài thơ có xuất hiện bao nhiêu hình ảnh nhân hóa? Hãy liệt kê.
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
b. Các hình ảnh trong bài thơ đã được nhân hóa bằng cách nào?
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
PHẦN 2. VIẾT
1. Chính tả: Nghe - viết:
Suối
Suối là tiếng hát của rừng
Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây
Từ giọt sương của lá cây
Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra.
(Vũ Duy Thông)
2. Tập làm văn
Em hãy tả lại một ngày hội mà mình đã từng được tham gia hoặc chứng kiến.
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
….…………………………………….….…………………………………….….………
Đáp án Đề 6
Phần 1. Đọc hiểu
1. Đọc thành tiếng
2. Trắc nghiệm
a. A
b. C
c. B
d. B
e. A
3. Trả lời câu hỏi
a. Bài thơ có 5 hình ảnh nhân hóa. Đó là: mầm cây, hạt mưa, cây đào, quất, đất trời.
b. Các sự vật đó được nhân hóa bằng cách dùng các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con người để miêu tả nó.
Phần 2. Viết
1. Chính tả
2. Tập làm văn
Bài tham khảo:
Vào những ngày đầu mùa xuân, làng em lại náo nức tổ chức ngày hội xuân với những hoạt động vui chơi hấp dẫn. Trong đó, được nhiều người mong chờ nhất chính là ngày thứ ba của hội xuân: ngày hội đấu vật.
Ngày hội đấu vật chính là ngày mà các đấu sĩ đấu vật tham gia thi đấu, tìm ra người mạnh nhất. Để chuẩn bị cho ngày hội này, các tuyển thủ đã ra sức tập luyện chăm chỉ suốt cả năm. Danh sách và thứ tự thi đấu đã được chọn lựa và sắp xếp một cách công bằng thông qua việc bốc thăm từ cả tháng trước đó. Tuy chỉ là hội thi của làng, nhưng không phải ai muốn thi cũng được đâu nhé. Ban giám khảo sẽ thống nhất những tiêu chí về hình thể, kĩ năng và cả lịch sử thi đấu để chọn những người đủ khả năng vào thi ở ngày hội.
Vào ngày hội, người dân kéo nhau đến xem đông lắm, thậm chí có cả những người xứ khác nữa. Họ tụ tập quanh sân đấu, say mê ngắm nhìn và cổ vũ nhiệt tình. Thậm chí có người sau hôm đó, về nhà bị khàn cả giọng. Trên sân đấu có nền cát, từng cặp đấu sĩ bắt đầu lên sân. Họ để mình trần, đóng khố - trang phục dân dã của người Việt xưa. Sau tiếng trống ra hiệu của trọng tài, họ lao vào nhau, cầm vai, cầm chân, ra sức vật ngã đối phương. Tất cả sức mạnh, kĩ xảo đều được đem ra sử dụng. Chẳng mấy chốc mà ai cũng vã mồ hôi, ánh lên dưới nắng xuân phơi phới. Cuối cùng, sẽ có người thắng kẻ thua, nhưng dù là ai cũng có một nụ cười hạnh phúc trên môi. Bởi họ đến tham gia hội thi là để giao lưu, làm quen với người cùng chí hướng, chứ không phải chỉ vì phần thưởng.
Với em, ngày hội đấu vật là lễ hội mà em yêu thích nhất. Bởi nó đã truyền cho em những nhiệt huyết tươi mới, giúp em có thêm động lực để rèn luyện bản thân.
Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3 - Đề 7
A. Kiểm tra Viết
I. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau:
Một con chó hiền
Có một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán.
Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt. Giờ đây, khi kể lại cho các bạn nghe, tôi vẫn như trông thấy con chó tội nghiệp kia. Con chó nhỏ nhoi là sinh vật duy nhất lúc đó thường ném cho cô Phô-xơ những ánh nhìn thân thiện. Cô Phô-xơ dành cho con chó những miếng ăn ngon lành nhất của mình hằng ngày.
Mùa đông, con chó nằm ngủ dưới chân cô. Cô Phô-xơ đau lòng vô cùng khi thấy nó bị đánh đập. Cô dạy cho nó thói quen không vào các nhà ăn trộm những mẩu xương nhỏ, đành lòng ăn những mẩu bánh nghèo cô dành cho. Mỗi khi cô buồn, nó lại tới trước mặt cô, nhìn sâu vào trong mắt cô, tựa hồ nó quyến luyến cô gái nghèo. Nhưng rồi bà chủ đã quyết định đánh bả cho nó chết. Và con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo... Cô đã khóc thương nó và chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy.
(Theo Ô-nô-rê Đờ Ban-dắc)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Những chi tiết nào nói lên cảnh ngộ của cô Phô-xơ?
a. Nghèo, tội nghiệp, từ nhỏ đã phải đi hành khất để kiếm sống.
b. Phải ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán.
c. Kết bạn với bà chủ quán và được bà giúp đỡ.
d. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, chỉ còn kết bạn với một con chó nhỏ.
Câu 2: Nối từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải để được những câu văn mô tả tình thân giữa cô Phô-xơ và con chó nhỏ.
a) Cô Phô-xơ |
1. luôn nhìn cô thân thiện. |
2. dạy dỗ nó, dành cho nó những miếng ngon, đau lòng khi thấy nó bị đánh đập. | |
b) Con chó nhỏ |
3. nằm ngủ dưới chân cô, nhìn sâu vào mắt cô mỗi khi cô buồn. |
4. khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy. |
Câu 3: Vì sao giữa cô gái và con chó nhỏ lại có tình thân đó?
a. Vì cô đã nuôi nó từ nhỏ.
b. Vì cô đã cho nó nhiều thức ăn ngon.
c. Vì cô và con chó đều có cảnh ngộ tội nghiệp, đáng thương và cả hai đều giàu lòng yêu thương.
Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Nên kết thân với những người giàu có để được giúp đỡ.
b. Sống độc lập, không nên dựa dẫm người khác.
c. Con người ta sống phải biết yêu thương, chia sẻ với những số phận bất hạnh, tội nghiệp.
Câu 5: Em có cảm nhận gì khi đọc câu chuyện này?
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả một chú chó.
Nhà em có một chú chó nhỏ, em gọi nó là Cún Bông. Cún Bông có bộ lông... (1) trông rất... (2) Hai cái tai nhỏ... (3), đôi mắt... (4) Môi khi em đi học về, nó thường chạy ra tận cổng đón em, đuôi vẫy... (5) tỏ vẻ... (6). Em rất... (7) Cún Bông.
Câu 2: Những câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào?
a. Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người.
b. Cả cô Phô-xơ và con chó nhỏ đều rất đáng thương.
c. Con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo.
d. Cô đã khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông.
e. Phô-xơ là một cô gái có tấm lòng nhân hậu.
Câu 3: Bộ phận được in đậm trong câu "Cô Phô-xơ đau lòng khi thấy nó bị đánh đập." trả lời cho câu hỏi nào?
a. Là gì?
b. Làm gì?
c. Như thế nào?
Câu 4: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh.
a) Bàn chân của nó đen mượt như... trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt như...
b) Con chó như... đã an ủi Phô-xơ mỗi khi cô gặp chuyện buồn.
B. Kiểm tra Viết
Viết đoạn văn nói về công việc của một họa sĩ hoặc nghệ nhân mà em biết
Đáp án Đề thi giữa kì 2 lớp 3 - Đề 7
A. Kiểm tra Viết
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1: a, b, d
Câu 2: a - 2, a - 4; b - 1, b - 3
Câu 3: c
Câu 4: c
Câu 5:
Đọc xong câu chuyện này em thấy cô Phô-xơ và con chó trong câu chuyện đều rất đáng thương và tội nghiệp. Phô-xơ là một cô gái quê nghèo, không người thân thích, không mái nhà che đầu, từ nhỏ đã phải đi hành khất kiếm sống. Cô chỉ có người bạn duy nhất, thân thiết và cảm thông với cô, đó là con chó của ông chủ quán. Con chó nhỏ này thường ném cho cô những ánh nhìn thân thiện. Cô cũng thương con chó tội nghiệp đó. Tuy kiếm sống bằng nghề hành khất nhưng cô dành cho nó những miếng ăn ngon lành nhất của mình, cô còn dạy nó những điểu tốt. Cô và con chó đều là những thân phận nhỏ nhoi, biết thông cảm với nhau, dành cho nhau những điều tốt đẹp. Nó thể hiện tấm lòng nhân ái cao cả. Trong cuộc sống có những thân phận nhỏ bé, đáng thương và tội nghiệp nhưng họ biết tìm đến với nhau để chia sẻ, thông cảm với nhau trong những hoàn cảnh khó khăn.
(Theo Phạm Thị Nhiệm)
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Thứ tự các từ cần điền:
(1): vàng mượt ; (2): đẹp mắt ; (3): dựng đứng ; (4): tròn xoe ; (5): rối rít ; (6): mừng rỡ ; (7): yêu quý.
Câu 2: a, b, c;
Câu 3: c
Câu 4:
a) nhung, bông.
b) một người bạn.
B. Kiểm tra Viết
Chú Hòa -bạn thân của bố em- là một họa sĩ đầy tài năng và có cá tính sáng tạo. Hiện tại chú vừa quản lí một phòng tranh, lại vừa là giáo viên của lớp vẽ. Cứ mỗi khi sáng tác được bức họa nào, chú lại đưa cho bố em bình phẩm, góp ý. Hai người có vẻ tâm đầu ý hợp lắm. Nghe chú kể, chú đam mê vẽ kể từ khi còn bé. Cứ được bố mẹ cho tiền là chú lại dành mua giấy và bút. Đến nhà chú chơi, em thích nhất những bức tranh chú vẽ trong thời kì kháng chiến như: tranh vẽ rừng dừa bị bom Mĩ tàn phá hay cảnh tàu địch bị bộ đội ta đánh chìm trên sông Hàm Luông, bức khác lại là cảnh sinh hoạt đơn vị ở vùng giải phóng,... Những bức vẽ đó tới nay đã ngả sang màu vàng ố nhưng lại là tài sản vô giá với chú và bố. Em rất yêu quý chú và học tập được ở chú đức tính cần cù, sáng tạo.
Mời các bạn ấn vào nút "Tải về" để tải trọn 40 đề thi giữa kì 2 lớp 3 này về.
............................
Ngoài Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo môn học tốt Tiếng Việt 3 và bài tập môn Tiếng Việt 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Tiếng Việt hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao. Bên cạnh đó thì các em có thể tham khảo thêm Lý thuyết Tiếng Việt 3, Văn miêu tả lớp 3, Soạn bài Tiếng Việt lớp 3 cùng các phần Lý thuyết Toán 3, Toán lớp 3, Giải bài tập Toán 3 trên trang chủ.