Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2022 - 2023 Có đáp án và biểu điểm chuẩn theo Thông tư 22 kèm theo giúp các em ôn tập, hệ thống, củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho các bài thi giữa học kì 1.

1. Đề thi giữa kì 1 Toán 5

1.1. Đề thi giữa kì 1 Toán 5 Số 1

Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Các phép tính về phân số, tìm x… Số thập phân và phân số, hỗ số, so sánh…

Số câu

2

1

1

1

2

3

Câu số

1, 2

6

5

9

Số điểm

2

1

1

0,5

2

2,5

Đại lượng và đo đại lượng: các đơn vị đo diện tích, độ dài, khối lượng

Số câu

1

1

2

Câu số

4

3

Số điểm

1

1

2

Yếu tố hình học: diện tích, chu vi hình chữ nhật. Giải bài toán tỉ lệ thuận, tổng hiệu

Số câu

1

1

2

Câu số

7

8

Số điểm

1,5

2

3,5

Tổng

Số câu

2

1

1

2

1

1

1

4

5

Số điểm

2

1

1

2,5

1

2

0,5

4

6

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5

Họ và tên: …………….

Lớp: 5….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC ............
BÀI THI MÔN TOÁN
Thời gian làm bài : 40 phút

Bài 1: Hỗn số viết dưới dạng phân số là: (1 điểm) M1

A. \frac{17}{5}
B. \frac{15}{5}
C. \frac{6}{5}
D. \frac{5}{17}

Bài 2: a) Phần nguyên của số 9042,54 là: (0,5 điểm) M1

A. 54

B. 904254

C. 9042

D. 9042,54

b) Chữ số 5 trong số thập phân 9042,54 có giá trị là? (0,5 điểm) M2

A. Phần triệu

B. Phần mười

C. Phần trăm

D. Phần nghìn

Bài 3: a) 7cm 9mm = ..............cm số thích hợp viết vào chỗ chấm là: (0,5 điểm) M4

A. 7,09

B. 7,9

C. 0,79

D. 0,790

b) Điền dấu < ; > ; = ; thích hợp vào ô trống: (0,5 điểm) M2

0,009 ......... 56, 1

Bài 4: Chiều dài \frac{4}{5}m, chiều rộng \frac{1}{2}m. Chu vi của một hình chữ nhật là. (1 điểm) M3

A. \frac{5}{7}m
B. \frac{4}{10}m
C. \frac{13}{5}m
D. \frac{13}{10}m

Câu 5. (1 điểm): Tính: M2

a. \frac{3}{5}+\frac{1}{6}

b. 3\frac{4}{5}x\frac{1}{8}

Câu 6. Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: (1 điểm) M1

34,075; 34,257; 37,303; 34,175

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Câu 7. (1,5 điểm) Một người thợ may 30 bộ quần áo đồng phục hết 90 m vải. Hỏi nếu người thợ đó may 60 bộ quần áo đồng phục như thế thì cần bao nhiêu mét vải? M2

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Câu 8. (2 điểm) Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 200 m. Chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi diện tích khu đất đó bằng bao nhiêu hec-ta? M3

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Câu 9. (0,5 điểm) Tìm x: 150 - X + 35 = 100 M4

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5

PHẦN I. (4 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Khoanh đúng: ý A

1 điểm

Câu 2. (1 điểm) Khoanh đúng mỗi ý

0,5 điểm

a) Ý C ; b) Ý B

Câu 3. (1 điểm) Khoanh đúng mỗi ý

0,5điểm

a) Ý B ; b) Điền đúng dấu

Câu 4. (1 điểm) Khoanh đúng Ý C

1 điểm

PHẦN II. (6 điểm)

Câu 5. (1 điểm) Đặt tính và tính đúng mỗi phần

0.5 điểm

Câu 6. (1 điểm)

Câu 7. (1,5 điểm)

May một bộ đồng phục hết số mét vải là:

90 : 30 = 3 (m)

0,25 điểm

0.5 điểm

May 60 bộ đồng phục như thế hết số mét vải là:

3 x 60 = 180 (m)

0,25 điểm

0.25 điểm

Đáp số: 180 mét vải

0.25 điểm

Câu 8. (2 điểm)

Chiều rộng khu đất là:

200 x \frac{3}{4} = 150 (m)

0,25 điểm

0.5 điểm

Diện tích khu đất đó có số hec-ta là:

200 x 150 = 30000 (m2)

0,25 điểm

0. 5 điểm

Đổi: 30000 m2 = 3 ha

0.25 điểm

Đáp số: 3 ha

0.25 điểm

Câu 9 .(0,5 điểm)

150 - X + 35 = 100

150 – X = 100 – 35

150 – X = 65

X = 150 - 65

X = 85

1.2. Đề thi giữa kì 1 Toán 5 Số 2

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1.(1 điểm) a) Phân số nào dưới đây là phân số thập phân?

A. \frac{100}{57}
B. \frac{25}{100}
C. \frac{15}{20}
D. \frac{10}{55}

b) Hỗn số 5\frac{7}{100} viết dưới dạng số thập phân là:

A. 5,7

B. 5,007

C. 5,07

D. 5,70

Câu 2. (1 điểm)

a) Số thập phân gồm sáu mươi tám đơn vị, ba phần trăm được viết là:

A. 68,3

B. 6,83

C. 68,03

D. 608,03

b) Giá trị của chữ số 5 trong số 87,052 là:

A. \frac{5}{10}
B. \frac{5}{100}
C. \frac{5}{1000}
D. 5 đơn vị

Câu 3. (1 điểm)

a) Số bé nhất trong các số: 57,843 ; 56,834 ; 57,354 ; 56,345

A. 57,843

B. 56,834

C. 57,354

D. 56,345

b) Số tự nhiên x biết: 15,89 < x < 16,02 là:

A. 14

B. 15

C. 16

D. 17

Câu 4. (1 điểm) Một đội trồng rừng trung bình cứ 10 ngày trồng được 1500 cây thông. Hỏi trong 5 ngày đội đó trồng được bao nhiêu cây thông?

A. 3000 cây

B. 750 cây

C. 300 cây

D. 7500 cây

Câu 5. (1 điểm): Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

a) 4,35m2 = …………….dm2

b) 8 tấn 35kg = ………….tấn

c) 5 km 50m = …………..km

d) \frac{1}{4}ha =…..………...m2

Câu 6. (1 điểm): Điền dấu > ; < ; = thích hợp vào chỗ trống .

38,2 ……. 38,19

45,08 …… 45,080

62,123 ……. 62,13

90,9……89, 9

Câu 7. (1 điểm).Tính

a) \frac{1}{14}+\frac{3}{8}

b) 1-1\frac{1}{5}:1\frac{1}{2}=

Câu 8. (2 điểm) Giải bài toán sau:

Một căn phòng hình chữ nhật có chiều rộng 6m, chiều dài 9 m. Người ta lát nền căn phòng đó bằng loại gạch vuông cạnh 3dm. Hỏi để lát kín căn phòng đó cần bao nhiêu viên gạch? (diện tích phần mạch vữa không đáng kể)

Câu 9.(1 điểm) Hiện nay mẹ hơn con 30 tuổi, Biết rằng sau 3 năm nữa tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con. Tính tuổi hiện nay của mỗi người.

Tải trọn bộ: 71 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2022 - 2023 Tải nhiều

Đáp án: Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5

Mỗi câu trả lời đúng: 1 điểm. mỗi ý đúng 0,5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

a- B; b- C

a- C; b- B

a- D; b- C

B

Câu 5. (1 điểm): Viết đúng mỗi ý 0,25 điểm

a) 4,35m2 = 435 dm2

b) 8 tấn 35kg = 8, 035 tấn

c) 5 km 50m = 5,05 km

d) \frac{1}{4}ha = 2500 m2

Câu 6. (1 điểm): Điền đúng mỗi ý 0,25 điểm.

38,2 > 38,19

45,08 = 45,080

62,123 <  62,13

90,9 > 89, 9

Câu 7 (1 điểm). Mỗi ý đúng 0,5 điểm

Câu 8 (2 điểm)

Diện tích nền căn phòng là: 6 x 15 = 90 (m2) (0,5 điểm)

Diện tích của 1 viên gạch: 3 x 3 = 9 (dm2) (0,5 điểm)

Đổi 90 m2 = 9000 dm2 (0,25 điểm)

Để lát kín nền căn phòng cần số viên gạch là :

9000 : 9 = 1000 (viên) (0,5 điểm)

Đáp số: 1000 viên (0,25 điểm)

Câu 9. (1 điểm)

Lí luận, Vẽ sơ đồ, tìm được hiệu số phần bằng nhau: 0,25 điểm.

Tìm tuổi mẹ, tuổi con hiện nay 0,5 điểm.

Đáp số: 0,25 điểm

Lưu ý: Câu trả lời không phù hợp với phép tính thì không cho điểm.

Danh số sai: không cho điểm

Câu trả lời đúng, phép tính đúng, kết quả sai cho 1/2 số điểm của câu đó.

HS làm theo cách khác đúng thì cho điểm tối đa.

Lời giải chi tiết như sau:

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Toán

Hiệu số phần bằng nhau là:

3 - 1 = 2 ( phần)

Số tuổi của con 3 năm nữa là:

30 : 2 x 1 = 15 ( tuổi )

Số tuổi của con hiện nay là :

15 - 3 = 12 ( tuổi)

Số tuổi của mẹ hiện nay là:

12 + 30 = 42 (tuổi)

Đáp số: Mẹ: 42 tuổi

Con: 12 tuổi

1.3. Đề thi giữa kì 1 Toán 5 Số 3

Câu 1. Nối số thập phân với cách đọc tương ứng:

1) 52,18

a)

Bốn trăm linh sáu phẩy năm trăm bảy mươi ba.

2) 324,21

b)

Ba trăm hai mươi tư phẩy hai mươi mốt.

3) 406,573

c)

Năm mươi hai phẩy mười tám

Câu 2. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

a) Số thập phân gồm có tám mươi hai đơn vị, sáu phần mười, bảy phần trăm, một phần nghìn viết là:

A. 8,671

B. 82,671

C. 82,67

D. 8,2671

b) Chữ số 5 trong số thập phân 4,759 có giá trị là:

A. 5

B. \frac{5}{10}

C. \frac{5}{100}

D. \frac{5}{1000}

c) 8\frac{5}{7} viết dưới dạng phân số là:

A. \frac{56}{7}

B. \frac{61}{7}

C. \frac{72}{7}

D. \frac{81}{7}

Câu 3. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:

a. 82,3 …….. 82,29

31,5 ……... 31,500

b. 9,843 ………. 9,85

80,7 ……….. 79,7

Câu 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 37 000 m2 = ……….. ha

5km = …………….. m

b) 12m2 5dm2 = ……….… m2

8 tạ 60kg = …………. tạ

Câu 5. Tính:

\text { a) } 1 \frac{1}{3}+2 \frac{1}{2}=

\text { b) } 3 \frac{2}{5}-1 \frac{1}{10}=

Câu 6. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng là 80m, chiều dài bằng \frac{5}{4} chiều rộng.

a) Tính diện tích thửa ruộng đó.

b) Biết rằng trung bình cứ 50m2 thu hoạch được 30 kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc ?

Câu 7. Tính bằng cách thuận tiện nhất: (1 điểm)

125 x 12 + 12 x 874 + 12

 Đáp án: Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5

Câu 1: (1,0 điểm)

Nối các phép toán như sau:

1 - c

2 - b

3 - a

Câu 2: (1,5 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm

Đáp số:

a) khoanh vào B. 82,671 ;

b) khoanh vào C. ;

c) khoanh vào B.

Câu 3: (1,0 điểm) Mỗi phép tính điền dấu đúng cho 0,25 điểm

a. 82,3 > 82,29

31,5 = 31,500

b. 9,843 < 9,85

80,7 > 79,7

Câu 4: (2 điểm) Mỗi ý điền đúng cho 0,5 điểm

a) 37 000 m2 = 3,7 ha

5km = 500 m

b) 12m2 5dm2 = 12,05 m2

8 tạ 60kg = 8,6 tạ

Câu 5: (1,0 điểm) HS làm đúng mỗi phần được 0,5 điểm, sai bị trừ 0,5 điểm.

\text { a) } 1 \frac{1}{3}+2 \frac{1}{2}=\frac{4}{3}+\frac{5}{2}=\frac{23}{6}

\text { b) } 3 \frac{2}{5}-1 \frac{1}{10}=\frac{17}{5}-\frac{11}{10}=\frac{23}{10}

Câu 6: (2,5 điểm)

Bài giải

Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là: (0,5 điểm)

80 : 4 x 5 = 100 (m)

Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó là: (0,5 điểm)

100 x 80 = 8 000 (m2)

Số thóc thu hoạch được trên cả thửa ruộng đó là: (0,75 điểm)

8 000 : 50 x 30 = 4800 (kg)

Đổi 4800 kg = 48 tạ (0,5 điểm)

Đáp số: 48 tạ thóc (0,25 điểm)

Câu 7: (1 điểm) Tính theo cách thuận tiện mới cho điểm. Nếu ra đáp số đúng nhưng không tính thuận tiện, không cho điểm.

125 x 12 + 12 x 874 + 12

= (125 + 874 + 1) x 12

= 1000 x 12

= 12 000

1.4. Đề thi giữa kì 1 Toán 5 Số 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Bài 1 (1,5 điểm). Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

a) Số thập phân Năm trăm linh hai phẩy sáu mươi tám được viết là:

A. 502,608 B. 52,608 C. 52,68 D. 502,68

b) Tìm x là số tự nhiên sao cho 39,24 < x < 40,01

A. 39 B. 40 C. 41 D. 42

c) Một bạn mua 25 quyển vở, giá 3000 đồng một quyển thì vừa hết số tiền đang có. Cũng với số tiền đó, nếu mua vở với giá 5000 đồng một quyển thì bạn đó mua được bao nhiêu quyển vở?

A. 75 quyển vở B. 45 quyển vở C. 50 quyển vở D. 15 quyển vở

Bài 2 (1,5 điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống

a) Trong số thập phân 83,562 , giá trị của chữ số 5 là 5/100

b) 37,5 > 37,258

c) Phân số 2/5 được viết thành phân số thập phân là 7/10

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1 (0,5 điểm).

Số 85,198 đọc là……………………………………………………………

Câu 2. (0,5 điểm) Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm

9,7…..8 < 9,718

Câu 3. (1 điểm) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

a. 5 tấn 362 kg = ………...…tấn b. 12m2 5dm2 =……...…. m2

Câu 4 (1 điểm): Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Toán trường Tiểu học Phú Cường, Hà Nội năm 2020 - 2021

Câu 5 (1 điểm): Tìm y

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Toán trường Tiểu học Phú Cường, Hà Nội năm 2020 - 2021 - Bài 5

Câu 6 (2 điểm):

Một cái sân hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 4m, chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi:

a) Diện tích của cái sân đó là bao nhiêu mét vuông ? (1,5đ)

b) Người ta lát cái sân đó bằng loại gạch đất nung hình vuông có cạnh 4dm. Hỏi người ta phải dùng hết bao nhiêu viên gạch để lát hết cái sân đó ?(Biết rằng diện tích phần mạch vữa không đáng kể) (0,5đ)

Câu 7 (1 điểm): Tính bằng cách thuận tiện nhất

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Toán trường Tiểu học Phú Cường, Hà Nội năm 2020 - 2021 - Bài 7

ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

* Lưu ý: Trong quá trình làm các bài tập, nếu HS có cách làm khác phù hợp thì vẫn cho điểm tối đa

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)

Bài 1 (1,5 điểm). Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu

1

2

3

Đáp án

D. 502,68

B. 40

D. 15 quyển vở

Điểm

0,5

0,5

0,5

Bài 2 (1,5 điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống (0,5đ/câu đúng)

a) S b) Đ c) S

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1 (0,5 điểm).

Số 85,198 đọc là Tám mươi lăm phẩy một trăm chín mươi tám

Câu 2. (0,5 điểm) Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm

9,708 < 9,718

Câu 3. (1 điểm) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

a. 5 tấn 362 kg = 5,362 tấn b. 12m2 5dm2 = 12,05 m2

Câu 4 (1 điểm): Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính

Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Toán - Bài 4

Câu 5 (1 điểm): Tìm y

Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Toán - Bài 5

Câu 6 (2 điểm):

Một cái sân hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 4m, chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi:

a) Diện tích của cái sân đó là bao nhiêu mét vuông ? (1,5đ)

b) Người ta lát cái sân đó bằng loại gạch đất nung hình vuông có cạnh 4dm. Hỏi người ta phải dùng hết bao nhiêu viên gạch để lát hết cái sân đó ? (Biết rằng diện tích phần mạch vữa không đáng kể) (0,5đ)

(HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng)

a) Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là

5 – 4 = 1 (phần)

Chiều dài của cái sân đó là

4 : 1 x 5 = 20 (m)

Chiều rộng của cái sân đó là

20 – 4 = 16 (m)

Diện tích của cái sân là

20 x 16 = 320 (m2)

Đổi 320 m2 = 32000 dm2

b) Diện tích của một viên gạch hình vuông là

4 x 4 = 16 (dm2)

Để lát cái sân đó, người ta cần sùng số viên gạch là

32000 : 16 = 2000 (viên gạch)

Đáp số: a) 320 m2 b) 2000 viên gạch

Câu 7 (1 điểm): Tính bằng cách thuận tiện nhất

Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn Toán - Bài 7

------------------------

2. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa học kì 1

2.1. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa học kì 1 Số 1

Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản:

- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu biện pháp nghệ thuật sử dụng.

- Liên hệ được các chi tiết trong bài với thực tế, rút ra được thông tin từ bài đọc.

Số câu

5

5

Số điểm

2,5

2,5

2

Kiến thức tiếng việt:

- Biết xác định CN, VN.

- Biết xác định từ láy, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, quan hệ từ

Số câu

1

1

2

1

5

Số điểm

1

1

2

0,5

4,5

Tổng số câu

5

1

1

2

1

10

Tổng số điểm

2,5

2

2,0

0,5

7

Ma trận câu hỏi đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

5

5

Câu số

1,2, 3, 4, 5

2,5

2

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

1

1

2

1

5

Câu số

7

6

8, 9

10

4,5

Tổng số câu

5

1

1

2

1

10

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

(Thời gian làm bài 100 phút)

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM)

I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 ĐIỂM)

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TV: (7 ĐIỂM) (40 phút)

Đọc bài văn sau:

THƯ GỬI CÁC THIÊN THẦN

Thưa các Thiên thần!

Con đã thấy các Thiên thần đùa vui nơi thiên đàng xanh thẳm không mảy may vướng bận những lo buồn trần thế.

Các Thiên thần có nhìn thấy không, những số phận, những mảnh đời còn nặng trĩu đau buồn. Con xin các Thiên thần hãy một lần xuống đây và đến bên những con người bất hạnh ấy, những bạn bè cùng trang lứa với con và những em bé thơ ngây của con.

Con xin thần Hoà Bình hãy xóa bỏ chiến tranh, để tất cả trẻ em được sống yên bình như con, được học hành vui chơi không phải ngày ngày lo sợ tiếng bom, tiếng đạn.

Con xin thần Tình Thương hãy gõ chiếc đũa thần của Người vào trái tim người lớn để họ hiểu và thêm yêu thương con trẻ, để tất cả trẻ em không phải lao động vất vả cực nhọc hay cầm súng ra chiến trận, hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc.

Con xin thần Tình Yêu hãy hàn gắn tình yêu của các ông bố, bà mẹ để con trẻ được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất, đói rét và biết bao hiểm nguy rình rập.

Và cuối cùng con xin thần Mơ Ước hãy tặng cho mỗi em bé trên trái đất này một ngôi sao xanh trong chiếc giỏ đựng vô vàn những ngôi sao của Người, để những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực.

Cảm ơn những làn gió tốt bụng đã mang giúp lá thư này đến cho các Thiên thần.

(Theo Ngô Thị Hoài Thu)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Trong lá thư, bạn Hoài Thu đã xin thần Hoà Bình điều gì?

a. Hàn gắn tình yêu của những ông bố, bà mẹ.

b. Hiểu trẻ thơ và thêm lòng yêu con trẻ.

c. Xóa bỏ chiến tranh.

Câu 2. Bạn Hoài Thu xin thần Tình Thương điều gì?

a. Những em bé được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

b. Trẻ em không còn phải lao động vất vả, cực nhọc; không cầm súng ra chiến trận hay bị hắt hủi, ghẻ lạnh trong những gia đình không hạnh phúc.

c. Tặng cho mỗi em bé một ngôi sao xanh.

Câu 3. Còn ở thần Mơ Ước, bạn ấy cầu xin điều gì?

a. Những ước mơ nhỏ bé, giản dị và hồn nhiên của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực.

b. Những em nhỏ được sống yên bình, được học hành vui chơi, ngày ngày không còn phải lo sợ tiếng bom, tiếng đạn.

c. Gõ chiếc đũa thần vào trái tim người lớn.

Câu 4. Đến thần Tình Yêu, điều cầu xin đó là gì?

a. Xuống trần gian và đến bên những con người bất hạnh.

b. Những em bé được sống dưới mái ấm gia đình hạnh phúc, không còn cảnh lang thang nay đây mai đó, đêm đêm màn trời chiếu đất, đói rét và biết bao hiểm nguy rình rập.

c. Mang lá thư này đến cho các Thiên thần.

Câu 5. Tất cả những điều bạn Hoài Thu cầu xin các Thiên thần đều nhằm mục đích gì?

a. Làm cho trẻ em trở nên giàu có.

b. Làm cho trẻ em trở nên thông minh, học giỏi.

c. Làm cho trẻ em được sống hạnh phúc.

Câu 6. Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau rồi xếp các từ đó vào nhóm thích hợp.

Con xin thần Mơ Ước hãy tặng cho mỗi em bé trên trái đất này một ngôi sao xanh trong chiếc giỏ đựng vô vàn những ngôi sao của Người, để những ước mơ của mọi trẻ thơ đều thành hiện thực.

- Từ chỉ người : …

- Từ chỉ vật : …

- Từ chỉ khái niệm : …

- Từ chỉ đơn vị : ...

Câu 7. Gạch chân dưới danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ in đậm dưới đây:

Nhưng thưa các Thiên thần, cũng ngay đêm nay thôi, nơi trần gian này, các Thiên thần có nhìn thấy không, những số phận, những mảnh đời còn nặng trĩu đau buồn.

Câu 8: Trong lá thư trên, bạn Hoài Thu đã dùng rất nhiều lần cụm từ nào? Điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 9:

a) Giải đố

Lá gì không nhánh không cành

Lá gì chỉ có tay mình trao tay?

(Là:............................................)

b) Điền từ vào chỗ .............

- Áo rách khéo vá hơn lành ..............may.

- Công thành ................toại.

- Ít chắt chiu hơn.....................phung phí.

- Nắng chóng trưa, .............chóng tối.

- Đoàn kết là .............., chia rẽ là chết.

Câu 10: Ngoài bốn Thiên thần mà bạn Hoài Thu đã gửi thư, em hãy viết một đoạn thư gửi cho các thiên thần khác để nói lên những mong ước của riêng em.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) (60 phút)

I. Chính tả nghe - viết: (2 điểm)

Trồng rừng ngập mặn

Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. Đê xã Thái Hải (Thái Bình), từ độ có rừng, không còn bị xói lở, kể cả khi bị cơn bão số 2 năm 1996 tràn qua. Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không chỉ cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận.

(Theo Phan Nguyên Hồng)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp, đây là cánh đồng thẳng cánh cò bay, kia là dòng sông Châu Giang hiền hòa, uốn lượn, và đây nữa là con đường quen thuộc nâng bước chân em mỗi buổi đến trường....Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp đó.

Đáp án:

A. KIỂM TRA ĐỌC

2. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

c

b

a

b

C

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 6. (1 điểm) (Mỗi từ đúng 0,1 đ)

  • Từ chỉ người: Thiên thần, em bé, trẻ thơ.
  • Từ chỉ vật: sao, trái đất, giỏ.
  • Từ chỉ khái niệm: ước mơ, hiện thực.
  • Từ chỉ đơn vị: ngôi, chiếc.

Câu 7. (1 điểm) (Mỗi từ đúng 0,3đ. Đúng cả 3 ý 1 đ)

Danh từ chỉ khái niệm là: trần gian, số phận, mảnh đời.

Cầu 8: (1 điểm)

  • Những mong ước của bạn Hoài Thu trong lá thư trên cho thấy bạn là người có trái tim nhân hậu, có những suy nghĩ sâu sắc, biết sống vì mọi người. ( 0,5đ)
  • Trong thư, bạn Hoài Thu đã nhiều lần dùng cụm từ "Con xin thần". Điều đó thể hiện nỗi khát khao, mong mỏi những điều mình cầu xin, mong ước được mọi người quan tâm, chia sẻ và biến thành hiện thực. ( 0,5đ)

Câu 9: (1 điểm)

a) ( 0,5đ) Giải đố

(Là: Lá thư.)

b) (0,5đ) Điền từ vào chỗ .......... (Mỗi từ đúng 0,1 đ) vụng, danh, nhiều, mưa, sống

Câu 10: (0,5 điểm) Ví dụ:

........, ngày... tháng... năm...

Thưa Thiên thần Hạnh Phúc!

Những ngày gần đây, trên nước Việt Nam, hàng triệu trái tim nhân ái đều đang hướng về Miền Trung - nơi đã xảy ra mưa bão, lũ lụt kinh hoàng, cướp đi sự sống của nhiều người và nhiều của cải, vật chất. Ở nơi đó còn có những người mẹ già, những đứa con thơ ngây của các nạn nhân vẫn ngồi ở nhà chờ họ về, để cùng ăn một bữa tối giản dị, nhưng đầy tình thương, tình yêu của họ. Cũng ở nơi đó, Thiên thần có biết không? Có những người bạn cùng lứa tuổi với con đã phải chịu nhiều mất mát, đau thương. Thưa Thiên thần, chắc Thiên thần cũng đã biết, nếu mất bố mẹ, thì ai sẽ nuôi các bạn ấy ăn học, những đêm mưa gió các bạn sẽ ngủ ở đâu ? Các bạn phải lang thang ở ngoài đường ư ? Vậy thưa Thiên thần, con xin người hãy gõ chiếc đũa thần của người xuống trái tim của họ để xoa dịu nỗi đau đó. Con xin cám ơn người ! Chúc người mạnh khoẻ.

Con:

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả (2 điểm):

* Cách cho điểm:

  • Tốc độ đạt yêu cầu: chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, độ cao, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1,0 điểm.
  • Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1,0 điểm.

II. Tập làm văn (8 điểm)

a) Yêu cầu:

  • Nội dung: Miêu tả được cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em.
  • Chú ý làm nổi bật đặc điểm của cảnh vật được miêu tả, đồng thời bộc lộ cảm xúc của bản thân.
  • Hình thức: bài đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng kiểu bài văn tả cảnh. Bài viết có cảm xúc, câu văn rõ nghĩa có hình ảnh, dùng từ chính xác, tả có trình tự hợp lí. Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả, từ, câu.

b) Cách cho điểm:

1. Mở bài (1 điểm): Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.

2. Thân bài (4 điểm)

  • Nội dung (1,5 điểm) Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian
  • Kĩ năng (1,5 điểm). Viết câu văn đúng ngữ pháp, diễn đạt rõ nghĩa.
  • Cảm xúc (1 điểm) Bộc lộ được tình cảm của mình đối với người thân, có thể nêu một vài kỉ niệm sâu sắc.

3. Kết bài (1 điểm). Nêu được cảm nghĩ, bày tỏ tình cảm của mình đối với cảnh mình tả.

4. Chữ viết, chính tả: (0.5 điểm) Trình bày sạch đẹp, không sai chính tả.

5. Dùng từ, đặt câu: (0.5 điểm) Viết không sai từ, câu.

6. Sáng tạo: (1 điểm) Bài viết có sáng tạo.

* Lưu ý: Điểm toàn bài = (Điểm đọc + điểm viết): 2

(Làm tròn điểm toàn bài: 0,5 thành 1)

Mẫu:

Từ nhà em đến trường có đi qua một quãng ngắn của cánh đồng làng. Đứng ở nơi đây, em được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của bàn tay người nông dân chăm chỉ.

Cánh đồng là sự tụ hội của những thửa ruộng nằm liền kề nhau dưới chân núi. Giữa những thửa ruộng là các lối đi rộng chừng nửa mét, cỏ mọc xanh um. Nhìn từ trên cao, mới có thể thấy rõ những lằn ranh này, nên cánh đồng sẽ như một tấm vải caro xanh đặc biệt. Còn nếu em đứng cạnh ruộng, phóng tầm mắt ra xa, thì sẽ chỉ thấy một biển xanh ngời choáng ngợp tầm mắt.

Cánh đồng nằm dưới chân núi, nên mát mẻ và nhiều gió. Phải gọi lòa lúc nào ở đây cũng lồng lộng gió trời. Hương cây cỏ, lúa xanh, nước suối hòa vào làn gió thơm ngọt mát lạnh khiến ai cũng phải say mê. Chắc đó chính là hương đồng gió nội mà bao người con xa quê vân vương vấn.

Em thích nhất, là hình ảnh những cánh cò trắng bay là là trên mặt ruộng vào những chiều tà. Nhìn hình ảnh ấy, lòng em cảm thấy bình yên đến lạ kì. Có lẽ, một phần cũng bởi em yêu cánh đồng lúa quê em quá đỗi!

>> Xem thêm: 57 bài văn Tả cánh đồng lúa quê em đạt điểm cao

2.2. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa học kì 1 Số 2

PHÒNG GD & ĐT ……

TRƯỜNG TIỂU HỌC……

Họ và tên HS: …………………………………….

Lớp: 5…

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2022 – 2023

Môn Tiếng Việt - Lớp 5

( Bài kiểm tra đọc)

Điểm đọc

Nhận xét của giáo viên

………………………..………….………………..………………

………………………..………….………………..………………

Đọc tiếng:.…

Đọc thầm:.…

PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thành tiếng. (3 điểm)GV kiểm tra từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối HKII môn Tiếng Việt lớp 5.

1. Đọc thầm bài văn và làm bài tập. (7 điểm)(Thời gian làm bài: 35 phút)

ĐÔI CÁNH THIÊN THẦN

Ngày xưa, một cậu bé luôn mặc cảm tự ti vì trên lưng cậu có hai vết sẹo rất rõ do cậu bị bệnh bẩm sinh và phải trải qua cuộc phẫu thuật rất vất vả. Cậu bé luôn cảm thấy xấu hổ và rất sợ bị bạn bè phát hiện. Vào giờ thể dục, cậu bé trốn vào một góc sân, nhanh chóng thay áo để mọi người không nhìn thấy vết sẹo. Thời gian dài trôi qua, rồi cái gì cũng phải đến. “Ôi, gớm quá!”, “A, quái vật”. Cậu bé vừa khóc vừa chạy vào trong lớp, trốn tránh tất cả. Đến giờ thể dục ngày hôm sau, các bạn nhỏ khác lại ngây thơ thốt lên những lời vô tâm. Ngay lúc ấy, cô giáo vô tình đi ngang, các bạn nhỏ vây quanh lấy cô và nói về viết sẹo. Cô giáo tiến gần đến cậu bé, đặt nhẹ tay lên bờ vai gầy nhỏ ấy, mỉm cười nói:

Cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện. Ngày xưa, các thiên thần trên trời đã bay xuống và biến thành các bạn nhỏ như chúng ta đây. Tất nhiên có thiên thần nhanh nhẹn đã kịp tháo gỡ đôi cánh của mình nhưng có thiên thần hơi chậm, không kịp tháo hết đôi cánh của mình và để lại hai bé sẹo như thế này.

Vậy đó là cánh của thiên thần hả cô?

Đúng rồi đó các con ạ!- Cô giáo mỉm cười.

Năm tháng dần trôi người bạn nhỏ của chúng ta đã lớn hơn nhiều,cậu vẫn thầm cảm ơn cô giáo đã đem lại cho cậu một điểm tin mới. Lên cấp ba, cậu mạnh dạn tham gia giải bơi lội cấp thành phố và đạt ngôi á quân. Bởi cậu tin rằng vết sẹo trên lưng chính là món quà cô giáo năm xưa dành tặng với tất cả sự yêu thương.

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Vì sao cậu bé luôn xấu hổ khi đi học?

A. Vì cậu bị bệnh bẩm sinh.

B. Vì cậu có hai vết sẹo do phẫu thuật.

C. Vì cậu nhút nhát.

Câu 2: Các bạn của cậu bé đã làm gì khi thấy hai vết sẹo của cậu bé?

A. Hỏi vì sao cậu có hai vết sẹo.

B. Sờ tay vào hai vết sẹo.

C. Trêu chọc, gọi cậu là quái vật.

Câu 3: Cô giáo đã giải thích như thế nào về vết sẹo của cậu bé?

A. Đó là hai vết sẹo do bạn nhỏ bị mổ.

B. Đó là hai vết còn lại của đôi cánh thiên thần.

C. Đó là hai vết sẹo do cậu bé chơi vô ý bị ngã.

Câu 4: Cô giáo kể cho cả lớp nghe câu chuyện về đôi cánh thiên thần nhằm mục đích gì?

A. Để đem lại niềm tin cho cậu bé.

B. Để các bạn không trêu chọc cậu bé nữa.

C. Cả 2 ý trên đều đúng.

Câu 5: Cô giáo trong câu chuyện là người như thế nào?

..............................................................................................................

..............................................................................................................

..............................................................................................................

Câu 6: Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ “tặng” trong bài.

..............................................................................................................

..............................................................................................................

..............................................................................................................

Câu 7: Đặt một câu có từ nhiều nghĩa với từ in đậm trong câu sau:

“Bởi cậu tin rằng vết sẹo trên lưng chính là món quà cô giáo năm xưa dành tặng với tất cả sự yêu thương.”

Câu 8: Trong các từ dưới đây từ nào chỉ từ trái nghĩa với từtự ti

A. nhút nhát

B. tự tin

C. mặc cảm

D. sôi động

Câu 9: Từ “bay” trong câu nào chứa từ đồng âm với từ “bay” trong câu văn sau:

“Ngày xưa các thiên thần trên trời đã bay xuống và biến thành các bạn nhỏ như chúng ta đây”

A. Chuyến bay của tôi bắt đầu khởi hành.

B. Bác thợ xây đang dùng chiếc bay để xây nhà.

C. Những chú chim đang baylượn trên bầu trời.

Câu 10: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

Vào giờ thể dục, cậu bé trốn vào một góc sân, nhanh chóng thay áo để mọi người không nhìn thấy vết sẹo”

PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT (Thời gian làm bài: 55 phút)

1. Chính tả(Nghe viết) (4 điểm )

GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau

Bãi dâu

Tôi đi giữa bãi dâu và có cảm giác như đang lội dưới lòng sông cạn. Cát ở rãnh luống mềm lún. Những cành dâu lá xôn xao đón lấy ánh nắng chói chang, làm cho lớp cát dưới chân tôi mát rượi. Những cành dâu lòe xòe theo gió như trăm nghìn cánh tay xoè ra, hứng lấy ánh nắng vàng rực,che mát cho khoai lang. Những dây khoai lang mập mạp kia lại có đủ sức đâm chồi lên mơn mởn, quấn quýt bên gốc dâu, giữ ấm cho dâu.

2. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Hãy tả lại một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KTĐK GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2022 – 2023

Môn: TIẾNG VIỆT - LỚP 5

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

1. Đọc thành tiếng: 3 điểm(Đánh giá theo hướng dẫn KTĐK GIỮA HKI môn TV5)

* Cách đánh giá, cho điểm:

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

8

9

Đáp án

B

C

B

C

B

B

Câu 5: (1 điểm ) Cô giáo là một người biết cảm thông và chia sẻ với nỗi đau của người khác.

Câu 6 (1 điểm )Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:

Từ: cho, biếu, dâng, hiến,…

Câu 7: (1 điểm ) Đặt câu với từ đồng âm là từ: lưng

Câu 10: Vào giờ thể dục,/ cậu bé /trốn vào một góc sân, nhanh chóng thay áo để

TN CN VN

mọi người không nhìn thấy vết sẹo”

III. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

1. Kiểm tra viết chính tả : 4 điểm

* Hướng dẫn chấm điểm chi tiết:

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

2 .Kiểm tra viết bài: 6 điểm

- Đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau được 6 điểm:

+ Viết được bài văn đủ các phần: MB, TB, KB đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm:

7,5 - 7 - 6,5 - ... - 1

* Lưu ý:

Không cho điểm 5 trở lên với những bài mắc nhiều hơn 5 lỗi (chính tả, dùng từ,...)

2.3. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa học kì 1 Số 3

PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I- Đọc thành tiếng (5 điểm)

Học sinh bốc thăm chọn một trong các đề sau:

ĐỀ 1. Bài: “Thư gửi các học sinh” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 4

Đoạn: “Trong năm học tới đây..... đầy kết quả tốt đẹp"

Câu hỏi. Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?

ĐỀ 2. Bài: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 10.

Đoạn: “Từng chiếc lá mít vàng ối. ... ló ra mấy quả ớt đỏ chói".

Câu hỏi. Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó ?

M: vàng xọng - màu vàng gợi cảm giác như có nước.

ĐỀ 3. Bài: “Sắc màu em yêu” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 20.

Cả bài.

Câu hỏi. Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương đất nước?

ĐỀ 4. Bài: “Những con sếu bằng giấy” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 36.

Đoạn: “Khi Hi -rô- xi- ma bị ném bom...... mới ấp được 644 con”

Câu hỏi. Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô?

ĐỀ 5. Bài: “Bài ca về trái đất” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 41.

Cả bài.

Câu hỏi. Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?

ĐỀ 6. Bài: “Một chuyên gia máy xúc” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 45.

Đoạn: “Chiếc máy xúc.... giản dị, thân mật"

Câu hỏi. Dáng vẻ của A- lếch - xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?

ĐỀ 7. Bài: “Sự sụp đổ của chế độ a - pác - thai” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 54.

Đoạn: "Bất bình với chế độ a - pác - thai, ..... Bước vào thế kỉ XXI".

Câu hỏi. Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

ĐỀ 8. Bài: “Kì diệu rừng xanh” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 75.

Đoạn: “Nắng trưa...cảnh mùa thu”.

Câu hỏi. Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

ĐỀ 9. Bài: “Trước cổng trời” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 80.

Cả bài.

Câu hỏi. Trong những cảnh vật nào em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?

ĐỀ 10. Bài: “Đất Cà Mau” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 89.

Đoạn: Cà Mau đất xốp.........thân cây đước.

Câu hỏi. Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?

II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:

CON ĐƯỜNG LÀNG

Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. Tới đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ. Mùi trái cây đang độ chín. Mùi lúa đã lên đòng, mơn mởn, hun hút sữa non theo gió lan tỏa ngát dịu. Hương hoa đồng nội, hòa với khí trời trong xanh tĩnh lặng càng làm cho con người cảm thấy dễ chịu, khỏe khoắn sau một ngày làm việc ngoài đồng mệt nhọc. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi.

Con đường làng có từ lâu lắm. Xưa kia, các cụ kể rằng, để có được con đường liên thông với nhau, cha ông ta đã cật lực đào đất đắp đường, mồ hôi nhuộm đẫm máu hồng, đối mặt với đất trời khắc nghiệt. Rồi trải qua bao năm tháng dãi dầu, trải qua bao thăng trầm của cộc sống, con đường làng vẫn lặng im chịu đựng như là nhân chứng cho mọi biến cố lịch sử đã đi qua. Bao lớp người đã ra đi và biết bao người đã giã biệt cuộc sống để bảo vệ quê hương, đất nước và bảo vệ chính ngôi làng yêu quý- nơi chôn rau cắt rốn của mình khi có nạn ngoại xâm.

Theo Trường Xuân

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu 1, câu 2, câu 3, câu 4:

Câu 1: Đoạn văn trên thuộc kiểu bài văn miêu tả :

A. Tả cảnh.

B. Tả đồ vật.

C. Tả cây cối.

Câu 2: Tác giả quan sát con đường làng bằng những giác quan nào?

A. Thị giác, thính giác.

B. Thị giác, khứu giác.

C. Khứu giác, thính giác.

Câu 3: Chi tiết nào miêu tả con đường làng?

A. Đường mềm như dải lụa, uốn quanh một gốc đa.

B. Từ đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ.

C. Con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc.

Câu 4: Chi tiết nào trong đoạn 1 cho thấy sự gắn bó của dân quê với đường làng?

A. Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông.

B. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi.

C. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ.

Câu 5: (1,5 điểm) Viết hai từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với từ khỏe khoắn.

........................................................................................................................................................

Câu 6: (2,5 điểm) Trong câu: Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông.

- Từ chạy mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

.................................................................................................................................

- Đặt 1 câu có từ chạy mang nghĩa gốc và một câu có từ chạy mang nghĩa chuyển

PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. CHÍNH TẢ (5 điểm)

1. Bài viết: (4 điểm)

Bài viết : “Vịnh Hạ Long” (Tiếng Việt 5 - tập 1- trang 70)

Đoạn: "Thiên nhiên Hạ Long ...... phơi phới"

2 - Bài tập: (1 điểm)

Điền từ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) Cầu được, ……….. thấy.

b) Ngang như ………….

c) Ngọt như ………….lùi.

d) Cày sâu …………..bẫm.

II- TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Học sinh chọn làm một trong hai đề sau:

Đề 1: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp. Em hãy tả lại một trong những cảnh đẹp đó.

Đề 2: Hãy tả lại quang cảnh trường em trước buổi học

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

I- Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

Câu 1, 2, 3, 4 Khoanh mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu 1: A

Câu 2: B

Câu 3: B

Câu 4: C

Câu 5: (1,5 điểm) Tìm đúng mỗi từ được 0,5 điểm

Viết hai từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với từ khỏe khoắn:

  • Đồng nghĩa: khỏe mạnh, cường tráng
  • Trái nghĩa: yếu ớt

Câu 6: (2,5 điểm) Ý 1: nghĩa chuyển (0,5 điểm)

Ý 2: Đặt đúng mỗi câu được 1 điểm.

Trong câu: Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông.

- Từ chạy mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Trả lời: Từ chạy mang nghĩa chuyển

- Đặt 1 câu có từ chạy mang nghĩa gốc và một câu có từ chạy mang nghĩa chuyển

Trả lời:

  • Nghĩa gốc: Hoàng chạy nhanh nhất lớp tôi
  • Nghĩa chuyển: Bác Hà đã chạy chữa khắp nơi để khỏi bệnh

II- Phần kiểm tra viết:

1- Chính tả: 5 điểm

a. Bài viết: 4 điểm

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả được 4 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách kiểu chữ hoặc trình bày bẩn...bị trừ 1 điểm toàn bài.

b. Bài tập: 1 điểm (điền đúng mỗi phần đúng được 0,25 điểm)

a) Cầu được, ước thấy.

b) Ngang như cua

c) Ngọt như  mía lùi.

d) Cày sâu cuốc bẫm.

2- Tập làm văn: 5 điểm

Đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau được 5 điểm:

- Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả.

- Diễn đạt mạch lạc, câu văn có hình ảnh.

Tuỳ theo từng mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2- 1,5 - 1- 0,5

Đoạn văn mẫu: Không thể không thốt lên quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Em như nhận thấy được chính cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, thế rồi em như nhận thấy được lại có những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Đặc biệt hơn đó chính là khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, thế rồi nhất là mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Em như cũng lại có thể cảm nhận được rằng chính mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, hay đó là những loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái. Quê hương luôn luôn là nơi thiêng liêng và ai ai cũng sẽ nhớ về khi đi xa. Em cũng rất yêu quê hương em và yêu những cảnh đẹp bình dị của quê em không bao giờ thay đổi.

Tham khảo các bài văn mẫu tại đây:

  • 50 Bài văn tả cảnh đẹp quê hương em lớp 5
  • Tả quang cảnh trường em trước buổi học (20 mẫu)

2.4. Đề thi Tiếng Việt lớp 5 giữa học kì 1 Số 4

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (5 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (1,5 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 80 chữ thuộc các bài Tập đọc - Học thuộc lòng đã học. (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 5 – Tập 1 - ở các tuần từ tuần 5 đến tuần 9 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu).

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (3,5 điểm)

2.1. Đọc thầm bài văn sau:

Chợ nổi Cà Mau

Đứng trên chiếc cầu đoạn cuối sông Gành Hào, nhìn về phía mặt trời mọc, có thể thấy một dãy ghe dập dờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chổng lên loang loáng dưới ánh mặt trời. Đó là chợ nổi Cà Mau quê tôi.

Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi lảng bảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm.

Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Nhìn cái nhánh cây thon, dài ấy, ta khó cầm lòng được với cái màu đỏ thanh thao của đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của dứa, xoài, nâu đất của me chín, xanh non của mướp, tím lịm của cà…

Giữa chợ nổi Cà mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.

Theo NGUYỄN NGỌC TƯ

2.2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

1/ Chợ họp vào lúc nào trong ngày? (0,5đ)

a/ Vào buổi chiều. b/ Vào lúc bình minh lên.

c/ Vào buổi trưa. d/ Vào tất cả các buổi trong ngày.

2/ Chợ nổi Cà Mau họp ở đâu? (0,5đ)

a/ Họp trên bờ sông. b/ Họp trên ghe, ở giữa sông.

c/ Họp ở siêu thị trên bờ sông. d/ Họp trên ghe, ở giữa biển.

3/ Người đi chợ mua bán những gì? (0,5đ)

a/ rau, trái cây. b/ hoa, rau, trái cây.

c/ rau, quả, gà vịt, tôm cá. d/ tất cả các mặt hàng.

4/ Người ta buộc nhánh cây ở ghe để làm gì? (0,25đ)

a/ Để trang trí ghe cho đẹp.

b/ Để treo hàng hóa, chào mời khách mua hàng.

c/ Để treo hàng hóa cho chủ ghe khỏi phải tất bật bày biện.

d/ Để giăng mùng trên mui ghe cho trẻ ngủ vùi, ngủ nướng.

5/ Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? (0,25đ)

a/ Cái chân vịt gác chỏng lên ghe loang loáng dưới mặt trời.

b/ Người bán, người mua trùng trình trên sóng nước.

c/ Thấy một dãy ghe dập dờn xao động trên cả mặt sông.

6/ Đoạn 2 của bài văn tả cảnh gì? (0,25đ)

a/ Tả cảnh sông nước Cà Mau.

b/ Tả cảnh chợ nổi Cà Mau buổi sáng mai.

c/ Tả những dãy thuyền ghe trên sông Gành Hào.

7/ Câu đầu đoạn 2,3 có tác dụng gì trong mỗi đoạn và trong cả bài? (0,25đ)

a/ Chỉ có tác dụng mở đoạn.

b/ Chỉ có tác dụng liên kết các đoạn.

c/ Có tác dụng mở đoạn, nêu ý khái quát và liên kết các đoạn.

8/ Hai từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là: (0,5đ)

…………………………………………………………………..…………………………………

9/ Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu): (0,5đ)

…………………………………………………………………..…………………………………

B. KIỂM TRA VIẾT: (5 điểm)

I. Viết chính tả: (2đ)

(Nghe - viết) bài: Vịnh Hạ Long (SGK TV lớp 5, tập 1 trang 70)

Viết từ: “Vịnh Hạ Long là một ……… trên mặt biển”

II - Tập làm văn: (3đ) Chọn một trong hai đề sau:

1/ Em hãy tả một cảnh đẹp mà em đã có dịp tới thăm.

2/ Em hãy tả ngôi trường em đang học.

BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT

A/ KIỂM TRA ĐỌC: (5 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (1,5 điểm)

- Đọc thông một đoạn (bài) trong các bài tập đọc (Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 tiếng/ 1 phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ); trả lời đúng câu hỏi liên quan đến nội dung bài (Ghi: 1,5 điểm).

- Đọc bài chưa đạt tốc độ quy định, chưa ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, … Tùy mức độ sai sót (Trừ từng thang điểm 0,1 điểm trở lên).

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (3,5điểm)

1/ (0,5đ) Chợ họp vào lúc nào trong ngày?

b/ Vào lúc bình minh lên.

2/ (0,5đ) Chợ nổi Cà Mau họp ở đâu?

b/ Họp trên ghe, ở giữa sông.

3/ (0,5đ) Người đi chợ mua bán những gì?

a/ rau, trái cây.

4/ (0,25đ) Người ta buộc nhánh cây ở ghe để làm gì?

b/ Để treo hàng hóa, chào mời khách mua hàng.

5/ (0,25đ) Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

b/ Người bán, người mua trùng trình trên sóng nước.

6/ (0,25đ) Đoạn 2 của bài văn tả cảnh gì?

b/ Tả cảnh chợ nổi Cà Mau buổi sáng mai.

7/ (0,25đ) Câu đầu đoạn 2,3 có tác dụng gì trong mỗi đoạn và trong cả bài?

c/ Có tác dụng mở đoạn, nêu ý khái quát và liên kết các đoạn.

8/ (0,5đ) Hai từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là:

Đất nước, giang sơn, quốc gia, quê hương, …

9/ (0,5đ) Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm (đặt 1 hoặc 2 câu):

Chúng em ngồi xung quanh bàn để thảo luận, bàn bạc theo nhóm.

B. KIỂM TRA VIẾT: (5 điểm)

I. Viết chính tả: (2đ)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng bài văn: 2 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả sai về phụ âm đầu; vần thanh; không viết hoa đúng quy định trừ: 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu viết chữ hoa không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày không sạch đẹp,... trừ 0,25 điểm toàn bài.

II - Tập làm văn: (3đ)

1/ Em hãy tả một cảnh đẹp mà em đã có dịp tới thăm.

2/ Em hãy tả ngôi trường em đang học.

- Viết được một bài văn tả cảnh đẹp hoặc tả cảnh trường có đủ 3 phần, đúng yêu cầu thể loại văn tả cảnh đã học, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.

- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Điểm thành phần được chia như sau:

+ Mở bài: 0,5 điểm.

+ Thân bài: 2 điểm (Nội dung: 0,75đ; kĩ năng: 0,75 đ; Cảm xúc: 0,5đ).

+ Kết bài: 0,5 điểm.

* Gợi ý đáp án đề 2 như sau:

a/ Mở bài: 0,5 điểm.

Giới thiệu được ngôi trường sẽ tả - trường Trần Hưng Đạo (giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp).

b/ Thân bài: 2 điểm.

Tả bao quát ngôi trường; tả cổng trường, sân trường, cây cối, các phòng học .…. .

Điểm thành phần được chia như sau: Nội dung: 0,75đ; kĩ năng: 0,75 đ; cảm xúc: 0,5đ

c/ Kết bài: 0,5 điểm.

Nói lên được tình cảm của mình về ngôi trường vừa tả (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm).

Mẫu:

Thật tự hào thay khi em được giới thiệu với mọi người về ngôi trường Tiểu học Hoàng Văn Giáp - ngôi trường yêu quý mà em đã được gắn bó suốt năm năm qua.

Trường của em là một ngôi trường nhỏ nằm ở cạnh bờ biển. Vì vậy, không khí ở đây rất mát mẻ và lúc nào cũng có thể nghe được tiếng sóng vỗ rì rào. Trường gồm có ba tòa nhà được xây thành hình chữ U rất quen thuộc. Mỗi tòa nhà sẽ gồm các phòng với từng chức năng riêng. Tòa nhà đối diện cổng trường là nơi các thầy cô họp, làm việc và cũng là nơi có các phòng quản lí trường học. Tòa bên trái là các phòng học của khối 1, 2, 3, 4. Tòa bên phải là nơi học tập của khối 5, và các phòng học nhạc, tin học, mĩ thuật, nhà ăn. Ngoài ra, ở phía sau dãy nhà bên trái, là một dọc dài hà để xe có mái che, được chia thành từng ô cho học sinh dễ nhớ. Và sát cổng trường, là khu thư viện, với rất nhiều đầu sách hay, với hai phòng đọc rộng rãi, thoáng mát. Ở giữa là sân trường với nhiều cây xanh tỏa bóng mát và các bồn hoa xinh xắn.

Em yêu trường lắm. Dù trường không to lớn và hiện đại như những ngôi trường khác, thì nơi đây vẫn mãi là ngôi nhà thứ hai yêu dấu của em.

>> Tả ngôi trường thân yêu gắn bó với em nhiều năm qua (24 mẫu)

Bảng ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

TT

Chủ đề

Mạch KT, KN

Mức 1

(28%)

Mức 2

(22%)

Mức 3

(22%)

Mức 4

(28%)

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

01

01

01

01

04

Câu số

1

2

3

4

Số điểm

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,25 đ

1,75 đ

2

Kiến thức tiếng Việt

Số câu

01

01

01

01

01

03

02

Câu số

8

7

6

5

9

Số điểm

0,5 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,5 đ

0,75 đ

1 điểm

Tổng số câu

01

01

02

02

02

01

07

02

Tổng số

02 câu

02 câu

02 câu

03 câu

09 câu

Tổng số điểm

1 điểm

0,75 điểm

0,75 điểm

1 điểm

3,5 điểm

3. Đề thi Tiếng Anh lớp 5 giữa học kì 1 

3.1. Đề thi Tiếng Anh lớp 5 giữa học kì 1 Số 1

Choose the best answer

1. Lam and Hung …..... pupils.

A. am

B. is

C. are

D. do

2. …….. she read a book ? - Yes, she can.

A. Could

B. Can

C. What

D. How

3. This is my brother . ………name is Phong.

A. he

B. she

C. his

D. her

4. How …….sugar are there ?

A. much

B. color

C. many

D. lion

5. There ….. four chairs .

A. are

B. is

C. has

D. have

Odd one out

1. a. big b. small c. modern d. school
2. a. plant b. see c. vegetable d. flower
3. a. town b. villa c. flat d. house
4. a. swim b. bicycle c. plane d. car
5. a. get b. leave c. school d. start

Read the passage and answer the question.

Her name is Lan. She lives in a house in the city. Near her house, there is a supermarket, a bank, a post office and a clinic. She is a student. She studies at Le Quy Don School. Her house is far from her school so she often goes to school by bike. She goes to school in the afternoon. There is a park in front of the school. There are a lot of trees and flowers in the park. Behind the school, there is a river.

1. Where is her house?

2. Is there any school near her house?

3. How does she go to school?

4. Does she go to school in the afternoon?

5. What is behind her school?

ĐÁP ÁN

Choose the best answer

1 - C; 2 - B; 3 - C; 4 - A; 5 - A;

Odd one out

1 - d; 2 - b; 3 - a; 4 - a; 5 - c;

Read the passage and answer the question.

1 - Her house is in the city.

2 - No, there isn't.

3 - She goes to school by bike.

4 - Yes, she does.

5 - There is a river behind her school.

3.2. Đề thi Tiếng Anh lớp 5 giữa học kì 1 Số 2

Odd one out

1. orange book brown red
2. sunny snowy cloudy funny
3. father mother friend brother
4. Can July May December
5. draw swim drive taxi

Choose the correct answer.

6. Oh! I want chicken……. pasta.

A. but

B. with

C. and

D. so

7 ………..your favorite subject ?

A. What’s

B. When’s

C. How’s

D. Can’s

8. How……. you today?

A. am

B. is

C. are

D. isn’t

9. …….. you like Maths?

A. Do

B. Does

C. Did

D. Are

10. Where …..my bag ?

A. am

B. is

C. am not

D. are

Give the correct form of the verbs in brackets

1. Hoa................................a new student in this school. (be)

2. Last summer holiday, we ............................ to Phu Quoc. (go)

3. Nga, Lan and Mai ........................lunch together at the school now. (have)

4. Dung .......................... noodles. (like)

5. Before I moved here, I ............................in the country with my aunt. (live)

ĐÁP ÁN

Odd one out

1 - book; 2 - funny; 3 - friend; 4 - can; 5 - taxi;

Choose the correct answer.

6 - C; 7 - A; 8 - C; 9 - A; 10 - B;

Give the correct form of the verbs in brackets

1. Hoa............is.........a new student in this school. (be)

2. Last summer holiday, we ..........went...... to Phu Quoc. (go)

3. Nga, Lan and Mai ......are having.....lunch together at the school now. (have)

4. Dung ...........likes....... noodles. (like)

5. Before I moved here, I ......lived.....in the country with my aunt. (live)

3.3. Đề thi Tiếng Anh lớp 5 giữa học kì 1 Số 3

I. Chọn đáp án đúng.

1. Lam ...... Hong are students.

A. and

B. or

C. but

D. with

2. …….. he swim? - Yes, he can.

A. Could

B. Can

C. What

D. How

3. This is my brother. ……… name is Long.

A. he

B. she

C. his

D. her

4. How ……. classes are there?

A. much

B. color

C. many

D. lion

5. There ….. a desk.

A. are

B. is

C. has

D. have

6. Linda wants chicken……. noodles.

A. but

B. with

C. and

D. so

7 ………..your favorite fruit? - Orange.

A. What’s

B. When’s

C. How’s

D. Can’s

8. ……. is the weather? - It's rainy.

A. How

B. What

C. When

D. Where

9. …….. Lien like English?

A. Do

B. Does

C. Did

D. Has

10. Where …..the library?

A. am

B. is

C. am not

D. are

II. Chọn từ khác loại.

1. A. orange B. blue C. brown D. red
2. A. sun B. snowy C. sunny D. rainy
3. A. father B. pupil C. sister D. grandma
4. A. October B. Sunday C. January D. December
5. A. Car B. football C. bus D. bicycle

III. Sắp xếp những từ dưới đây thành câu hoàn chỉnh.

1) My/ teacher/ beautiful. / is ....................................................................

2) wash / Do/ face ?/ your / the/ ....................................................................

3) What/ want ?/ she/ does ....................................................................

4) is/ your/ What/ fruit?/ favorite ....................................................................

5) hungry./ I’m / want/ noodle./ I / some ....................................................................

IV. Điền từ thích hợp hoàn thành đoạn văn.

map; desks; classroom; globe

My classroom

Hello. My name is Lien. I’m from (0) Viet Nam. This is my (1)………………It is large and nice. There are 30 (2)………………….and chairs. There is a green board on the wall. There is a (3)................ of Viet Nam. There is also a(4) .............We are very happy in my classroom.

ĐÁP ÁN

I. Chọn đáp án đúng.

1 - A; 2 - B; 3 - C; 4 - C; 5 - B;

6 - C; 7 - A; 8 - B; 9 - B; 10 - B;

II. Chọn từ khác loại.

1 - A; 2 - A; 3 - B; 4 - B; 5 - B;

III. Sắp xếp những từ dưới đây thành câu hoàn chỉnh.

1) My/ teacher/ beautiful. / is .........My teacher is beautiful.......................

2) wash / Do/ face ?/ your / the/ .............Do you wash your face?................

3) What/ want ?/ she/ does .............What does she want?...........

4) is/ your/ What/ fruit?/ favorite ...........What's your favorite fruit?...................

5) hungry./ I’m / want/ noodle./ I / some ..........I'm hungry. I want some noodle.....................

IV. Điền từ thích hợp hoàn thành đoạn văn.

map; desks; classroom; globe

My classroom

Hello. My name is Lien. I’m from (0) Viet Nam. This is my (1)………classroom………It is large and nice. There are 30 (2)…………desks……….and chairs. There is a green board on the wall. There is a (3)......map.......... of Viet Nam. There is also a (4) ......globe.......We are very happy in my classroom.

4. Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 Môn khác

Các đề thi dưới đây bao gồm trọn bộ đề thi và đáp án 3 môn học: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Các em học sinh theo dõi chi tiết từng bộ đề của từng môn học để ôn luyện thật tốt cho bài thi giữa kì 1 lớp 5.

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2022 - 2023 bao gồm đề thi môn Toán và Tiếng Việt, Tiếng Anh chuẩn theo Thông tư 22. Các đề thi có đáp án và bảng ma trận cấu trúc đề thi chi tiết kèm theo.

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được Tìm Đáp Án sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5.