Bộ 30 đề thi chất lượng môn Ngữ văn 12 Có đáp án đọc hiểu mở rộng

Bộ 30 đề thi chất lượng môn Ngữ văn 12 Có đáp án đọc hiểu mở rộng là bộ tài liệu hay và chất lượng được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải từ các trường THCS trên cả nước, nhằm cung cấp cho các bạn nguồn tư liệu hữu ích để ôn thi học kì 1 sắp tới. Bộ tài liệu này bám sát nội dụng nằm trong chương trình học môn Ngữ văn 12 học kì 1 giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố, bổ sung thêm kiến thức, các dạng bài tập qua đó trong kì thi học kì tới đạt kết quả cao. Thầy cô có thể tham khảo bộ tài liệu này để ra câu hỏi trong quá trình ra đề thi. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết đề thi.

 

ĐỀ 1: ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY

Tôi ở thành Sơn chạy giặc về

Em từ chinh chiến cũng ra đi

Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt

Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì.

 

Vừng trán em vương trời quê hương

Mắt em dìu dịu buồn Tây phương

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm

Em đã bao ngày em nhớ thương?

 

Mẹ tôi em có gặp đâu không?

Bao xác già nua ngập cành đồng,

X

Tôi nhớ một thằng con bé dại

Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông?

 

Từ độ thu về hoang bóng giặc

Điêu tàn ôi lại nói điêu tàn

Đất đá ong khô nhiều suối lệ

Em đã bao ngày lệ chứa chan.

 

Đôi mắt người Sơn Tây

U ẩn chiều lưu lạc

Buồn viễn xứ khôn khuây

Tôi gửi niềm nhớ thương

Em mang giùm tôi nhé

Ngày trở lại quê hương

Khúc hoàn ca rớm lệ.

 

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn

Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng

Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc

Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng?

 

Bao giờ tôi gặp em lần nữa?

Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa

Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ

Còn có bao giờ em nhớ ta? 

(1949 , Quang Dũng)

Câu 1:

Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ? Hình ảnh nào tạo thành một mạch liên kết xuyên xuốt bài thơ?

Câu 2:

Nêu hiệu quả nghệ thuật phép điệp thanh trong hai câu thơ “ Vừng trán em vương trời quê hương / Mắt em dìu dịu buồn Tây phương”? Cách điệo thanh như thế giới nhớ câu thơ nào trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

Câu 3:

Nêu ý nghĩa biểu tượng “ đôi mắt” trong bài thơ?

Câu 4: Nhận xét tình cảm của nhà thơ qua bài thơ?

II- Làm văn

Câu 1: 2,0 đ: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩa của anh/ chị về niềm mong ước về tương lai của của người.

 

Lời giải

Câu 1:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là nhân vật “ tôi”

Hình ảnh “ đôi mắt” tạo thành một mạch liên kết xuyên suốt bài thơ

Câu 2:

Hiệu quả nghệ thuật phép điệp thanh trong hai câu thơ “ Vừng trán em vương trời quê hương / Mắt em dìu dịu buồn Tây phương” : nhà thơ dùng nhiều thanh bằng ( B) gợi nỗi buồn của “mắt em” cứ ngân nga trong lòng. “ Đôi mắt” đã giữ lại bao hoài niệm về quê hương, gợi cái “ bi” nhưng không phải “bi ai” mà là “ bi tráng” , một trong những cảm hứng chủ đạo của thơ ca chống Pháp

- Cách điệp thanh như thế gợi nhớ câu thơ “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Câu 3:

Ý nghĩa biểu tượng “ đôi mắt” trong bài thơ

- Hình ảnh quê hương khuất tầm mắt thể hiện sự xa cách , li hương 

- Ánh nhìn của đôi mắt thể hiện một sự lưu dấu hoài niệm về quê hương

- Những gì mà đôi mắt chứng kiến cho thấy nó là một nhân chứng của chặng đường đau thương

- Đôi mắt, chính là đối tượng chiêm nghiệm lại quá khứ đã qua

- Và đôi mắt cũng mang một tầm nhìn hướng về tương lai tươi sáng, khải hoàn của quê hương.

Câu 4: Tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ, nỗi đau vì quê hương trong khói lửa chiến tranh và niềm tin, mong ước ngày hòa bình.

 

 

ĐỀ 2:

TỰ HÁT- XUÂN QUỲNH

Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Biết khao khát những điều anh mơ ước

Biết xúc động qua nhiều nhận thức

Biết yêu anh và biết được anh yêu


Mùa thu nay sao bão mưa nhiều

Những cửa sổ con tàu chẳng đóng

Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm

Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

(Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)


(Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)


Câu 1. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. 

Câu 2. Nêu ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước. 

Câu 3. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”? 

Câu 4. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu.

Lời giải chi tiết:

Câu 1. 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ : Biện pháp điệp từ "biết" và ẩn dụ "mùa thu này sao bão mưa nhiều"

Câu 2. Ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người mình yêu.

Câu 3. Những từ nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”: khao khát, xúc động, yêu.

Câu 4. Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;...

DDEEEF 3: NÓI CÙNG ANH- XUÂN QUỲNH

Em biết đấy là điều đã cũ

Chuyện tình yêu, quan trọng gì đâu:

Sự gắn bó giữa hai người xa lạ

Nỗi vui buồn đem chia sẻ cùng nhau

… Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa

Tình anh đối với em là xứ sở

Là bóng rợp trên con đường nắng lửa

Trái cây thơm trên miền đất khô cằn

Đấy tình yêu, em muốn nói cùng anh:

Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng

Lòng tốt để duy trì sự sống 

Cho con người thực sự Người hơn

(Trích Nói cùng anh, dẫn theo Xuân Quỳnh – không bao giờ là cuối, NXB Hội nhà văn, 2013)

Câu 1(1.5 điểm): Xác định thể thơ và nêu ngắn gọn chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 2 (1.0 điểm): Theo Xuân Quỳnh, tình yêu bắt nguồn từ nơi đâu?

Câu 3 (2.0 điểm): Phân tích tác dụng của 01 phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai trong đoạn trích.Câu 4 (1.5 điểm): Anh/ chị có đồng tình với quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh ở khổ thơ thứ ba không? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 5-7dòng).

Bài làm

Câu 1 (1.5 điểm)

– Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do (0.5 điểm)

– Chủ đề: thể hiện những quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu đôi lứa cũng như giá trị cao đẹp của tình yêu đối với cuộc sống của mỗi con người (1.0 điểm)

* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm.

Câu 2 (1.0 điểm)

Theo Xuân Quỳnh, tình yêu bắt nguồn từ sự đồng cảm, quan tâm, thấu hiểu, gắn bó, sẻ chia giữa 2 người xa lạ (1.0 điểm).

* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm

X

Câu 3 (1.5 điểm)

– Ở khổ thơ thứ hai có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Tình anh đối với em là xứ sở – Là bóng rợp trên con đường nắng lửa – Trái cây thơm trên miền đất khô cằn.(0.5 điểm)

– Tác dụng: nhấn mạnh ý nghĩa của tình yêu mà anh dành cho em, khiến em cảm thấy được che chở, bảo vệ nâng niu…Đồng thời làm cho khổ thơ có nhịp điệu và gợi hình gợi cảm.

* Lưu ý: Chấp nhận lối diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề. Trả lời sai, không trả lời thì không cho điểm

Câu 4 (1.0 điểm)

– HS phải nêu được quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu: tình yêu làm nảy sinh những khát vọng, động lực để con người duy trì sự sống và sống nhân văn hơn.

– HS bày tỏ sự đồng tình/ không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa phản đối quan niệm trên.
Câu trả lời phải thuyết phục không đi ngược với những giá trị đạo đức nhân văn.

ĐỀ 4: THUYỀN VÀ BIỂN- XUÂN QUỲNH

Đề đọc hiểu về bài Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
Cho đoạn thơ:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
 
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ”.
(Xuân Quỳnh – “Thuyền và biển”)
1/  Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó có tác dụng ra sao trong việc diễn đạt nội dung đoạn thơ?
 (- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ ngũ ngôn.
  – Tác dụng: diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệu của song biển cũng như sóng long của người đang yêu.)
 
2/ Nội dung của hai đoạn thơ trên là gi?
(Tình yêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu).
3/ Nêu biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? Tác dung?
 – Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng nhiều nhất là ẩn dụ: Thuyền – Biển tượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái. Tình yêu ấy nhiều cung bậc, khi thương nhớ mênh mông, cồn cào da diết, bâng khuâng
Biện pháp nghệ thuật nữa được sử dụng là nhân hóa. Biện pháp này gắn cho những vật vô tri những trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng của đôi lứa khi yêu.
4.Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
Cách nói hình tượng, Tg đã diễn tả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường và cụ thể hóa được nỗi nhớ thương:  biển bạc đầu vì thương nhớ, biển thương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớ như thuở đôi mươi.

ĐỀ 5: Tiếng Việt -Lưu Quang Vũ 

 

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

 

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)

1 - Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

2 - Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.

3 - Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.

- Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.

Lời giải chi tiết:

1 - Thể thơ tự do.

2 - Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:

   - Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

   - Óng tre ngà và mềm mại như tơ

   - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

   - Như gió nước không thể nào nắm bắt

   Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.

3 - Văn bản trên  thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú  của tiếng Việt.

4 - Tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của người Việt Nam, là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất trong một cộng đồng dân cư rộng lớn. Tiếng Việt có lịch sử hình thành và phát triển rất đáng tự hào, trong đó đáng kể nhất là khả năng tiếp nhận vốn từ vựng từ bên ngoài, tự điều chỉnh chúng một cách chủ động, biến thành cái riêng, cái đặc biệt của người Việt, thực sự đã, đang và sẽ mãi là tài sản quốc gia quý giá. 

 

 

 

Ngoài Bộ 30 đề thi chất lượng môn Ngữ văn 12 Có đáp án đọc hiểu mở rộng trên, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều Bộ đề thi mới nhất như môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, Vật lý 12, Hóa học 12, Sinh học 12…., Sách giáo khoa lớp 12, Sách điện tử lớp 12, Tài liệu hay, chất lượngmột số kinh nghiệm kiến thức đời sống thường ngày khác mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và đăng tải. Chúc các bạn ôn luyện đạt được kết quả tốt!

Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!




Từ khóa