Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.


1. Khó khăn

 

- Ngoại xâm và nội phản

+ Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra): 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào nước ta theo sau là các đảng phái tay sai như: Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) hòng giành lại chính quyền.

+ Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam): Quân Anh kéo vào, dọn đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta. Lợi dụng tình hình, bọn phản động ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp chống phá cách mạng.

+ Trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp, theo lệnh Anh chống cách mạng.

- Chính trị: Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu.

- Kinh tế:

+ Kinh tế nông nghiệp lạc hâu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề;

+ Lũ lụt, hạn hán, thiên tai, mất mùa diễn ra liên miên gây nhiều thiệt hại.

+ Nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay tư bản Pháp. Các cơ sở công nghiệp của ta chư kịp phục hồi sản xuất. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

- Tài chính:

+ Ngân sách Nhà nước trống rỗng.

+ Chính quyền cách mạng chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương.

+ Quân Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trường các loại tiền đã mất giá, làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn.

- Văn hóa: Tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân số không biết chữ.

=> Đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

2. Thuận lợi

- Nhân dân ta đã giành quyền làm chủ, bước đầu được hưởng quyền lợi do chính quyền cách mạng đưa lại nên rất phấn khởi, gắn bó với chế độ.

- Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo.

- Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản.


Bài học bổ sung


Bài học liên quan