Phương pháp giải một số dạng bài tập về một số oxit quan trọng
Phương pháp giải một số dạng bài tập về một số oxit quan trọng đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu
Dạng 1
Bài tập lý thuyết về một số oxit quan trọng:
* Một số lưu ý cần nhớ
|
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Oxit vừa tan trong nước vừa hút ẩm là:
A. SO2
B. CaO
C. Fe2O3
D. Al2O3
Hướng dẫn giải chi tiết:
CaO là một oxit vừa tan trong nước và có khả năng hút ẩm.
Đáp án B
Ví dụ 2: Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
A. Al và H2SO4 loãng.
B. NaOH và dung dịch HCl.
C. Na2SO4 và dung dịch HCl.
D. Na2SO3 và dung dịch HCl
Hướng dẫn giải chi tiết:
Để điều chế khí SO2 ta cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2O
Đáp án D
Ví dụ 3: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:
A. CO
B. CO2
C. CO2, CO
D. Không có khí nào thoát ra
Hướng dẫn giải chi tiết:
Dung dịch nước vôi trong là Ca(OH)2 là dung dịch bazơ
=> Oxit axit có thể tác dụng với dung dịch bazơ, đó là CO2 và SO2 và 2 khí này bị hấp thụ trong dung dịch
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
CO không tác dụng vì CO là oxit trung tính.
=> Khí thoát ra là CO
Đáp án A
Dạng 2
Oxit axit (SO2 , CO2) tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2)
* Một số lưu ý cần nhớ:
* Phản ứng của SO2 khi tác dụng với dung dịch NaOH: SO2 + NaOH → NaHSO3 (1) 1 1 SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O (2) 1 2 Ta xét giá trị T = n OH (có trong dung dịch kiềm) : n SO2 - Nếu T ≤ 1 => Chỉ có phản ứng (1) diễn ra => Sản phẩm sinh ra chỉ có muối NaHSO3 và có thể có SO2 dư - Nếu T ≥ 2 => Chỉ có phản ứng (2) diễn ra => Sản phẩm sinh ra chỉ có muối Na2SO3 và có thể có NaOH dư - Nếu 1 < T < 2 => Cả phản ứng (1), (2) đều diễn ra => Sản phẩm sinh ra có cả 2 muối NaHSO3, Na2SO3. * Bài toán CO2/SO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (1) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (2) Ta lại xét tỉ lệ : T = n OH (có trong dung dịch kiềm) : n SO2 - Nếu T ≤ 1 => Chỉ có phản ứng (1) diễn ra => Sản phẩm sinh ra chỉ có muối Ca(HCO3)2 và có thể có CO2 dư - Nếu T ≥ 2 => Chỉ có phản ứng (2) diễn ra => Sản phẩm sinh ra chỉ có muối CaCO3 và có thể có Ca(OH)2 dư - Nếu 1 < T < 2 => Cả phản ứng (1), (2) đều diễn ra => Sản phẩm sinh ra có cả 2 muối Ca(HCO3)2, CaCO3. |
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Dẫn 1,12 lít khí SO2 (đktc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Khối lượng của muối thu được sau phản ứng là
Hướng dẫn giải chi tiết:
\({n_{S{O_2}}} = 0,05{\text{ }}mol;{\text{ }}{n_{Ca{{\left( {OH} \right)}_2}}} = 0,07{\text{ }}mol\)
Ta thấy 1 mol Ca(OH)2 có chứa 2 mol OH
=> 0,07 mol Ca(OH)2 có chứa 0,14 mol OH
Ta có tỉ lệ: n OH : n SO2 = 0,14 : 0,05 > 2
=> Sản phẩm sau phản ứng chỉ có muối CaSO3 và Ca(OH)2 dư
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
0,05 → 0,05 → 0,05
=> mCaSO3 = 0,05.120 = 6 gam
Ví dụ 2: Dẫn 448 ml CO2 (đktc) sục vào bình chứa 100 ml dung dịch KOH 0,25M. Khối lượng hai muối tạo thành là
Hướng dẫn giải chi tiết:
\({n_{C{O_2}}} = 0,02\,\,mol;\,\,{n_{KOH}} = 0,025\,\,mol\)
Xét tỉ lệ: \(1 < \frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \frac{{0,025}}{{0,02}} = 1,25 < 2\) => phản ứng tạo 2 muối K2CO3 (x mol) và KHCO3 (y mol)
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
x ← 2x ← x
CO2 + KOH → KHCO3
y ← y ← y
Theo PT ta có: \(\sum {{n_{C{O_2}}}} = x + y = 0,02\,\,(1)\)
∑nKOH = 2x + y = 0,025 (2)
Từ (1) và (2) => x = 0,005 mol; y = 0,015 mol
\( = > {m_{{K_2}C{O_3}}} = 0,005.138 = 0,69\,\,gam;\,\,\,{m_{KHC{O_3}}} = 0,015.100 = 1,5\,\,gam\)
Ví dụ 3: Cho 4,48 lít CO2 (đktc) đi qua 190,48ml dung dịch NaOH 2% có khối lượng riêng là 1,05g/ml. Khối lượng muối tạo thành là
Hướng dẫn giải chi tiết:
nCO2 = 0,2 mol;
+) Áp dụng công thức: mdd = D.V = 1,05.190,48 = 200 gam
=> mNaOH = 200.2% = 4 gam => nNaOH = 0,1 mol
Xét tỉ lệ: \(\frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = 0,5 < 1\) => phản ứng chỉ tạo muối NaHCO3
CO2 + NaOH → NaHCO3
0,1 ← 0,1 → 0,1
=> mNaHCO3 = 0,1.84 = 8,4 gam
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Phương pháp giải một số dạng bài tập về một số oxit quan trọng timdapan.com"