Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài.


1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài.

- Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô viết đã đến với Phan Bội Châu như một luồng ánh sáng mới.

- Tháng 6-1925, giữa lúc chưa thế thay đổi về tổ chức, hình thức đấu tranh cho thích hợp với biến chuyển mới của đất nước và thời đại, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải (Trung Quốc), kết án tù rồi đưa về an trí ở Huế.

- Phan Châu Trinh viết Thất điều thư, vạch ra bảy tội ác đáng chém của Khải Định. Ông thường tổ chức diễn thuyết, lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam; tiếp tục hô hào “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” v.v..

- Tháng 6-1925, Phan Châu Trinh về nước. Ông tiếp tục tuyên truyền, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền v.v.. Nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, rất mến mộ và hưởng ứng hoạt động của Phan Châu Trinh.

- Nhiều Việt Kiều tại Pháp đã tham gia hoạt động yêu nước, chuyển tài liệu, sách báo tiến bộ về nước. Năm 1925 “Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương” ra đời.

- Năm 1923, tại Quảng Châu (Trung Quốc) Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyên Công Viên v.v... lập ra tổ chức tâm tâm xã.

- Ngày 19-6-1924, Phạm Hồng Thái thực hiện việc mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc lanh ở Sa Diện (Quảng Châu). Việc không thành, Phạm Hồng Thái anh dũng hi sinh, song tiếng bom của người thanh niên yêu nước ấy đã nhóm lại ngọn lửa chiến đấu của nhân dân ta, nhất là trong giới thanh niên. Sự kiện đó “như chim ém nhỏ báo hiệu mùa xuân”.

2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam

a, Hoạt động của tư sản Việt Nam

- Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp.

- Tư sản lớn ở Nam Kỳ như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long… thành lập Đảng Lập hiến (1923), đòi tự do, dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi họ sẵn sàng thoả hiệp với chúng.

- Ngoài Bắc có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết “quân chủ lập hiến”, nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao “trực trị”.

b, Hoạt động của tiểu tư sản trí thức: hoạt động sôi nổi như đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ.

- Tổ chức chính trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên (đại biểu: Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh…)

- Báo tiến bộ ra đời như Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Hữu Thanh, Tiếng Dân

- Nhà xuất bản tiến bộ như: Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế).

- Cao trào yêu nước dân chủ công khai: như đòi Pháp thả tự do cho Phan Bội Châu (1925); lễ truy điệu Phan Chu Trinh 1926.

c, Các cuộc đấu tranh của công nhân

- Ngày càng nhiều hơn nhưng vẫn còn lẻ tẻ, tự phát, ở Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

- Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc (8/1925).

- Cuộc bãi công của thợ máy Ba Son đòi tăng lương 20%, phải cho những công nhân bị thải hồi được trở lại làm việc. => Bước chuyển quan trọng trong phong trào công nhân Việt Nam, từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.

3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

- 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân An Nam.

- Giữa năm 1920, đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa (Lênin).

- 25/12/1920, tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

=> Đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc đã từ chủ nghĩa dân tộc đến với chủ nghĩa cộng sản, từ chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân thành chiến sĩ quốc tế vô sản, là người mở đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

- 1921, chủ trì thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Paris.

- Tham gia viết bài cho báo: Nhận đạo, Đời sống nhân dân, Người cùng khổ, tác phẩm gây tiếng vang lớn nhất là: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925)

- 6/1923, tham dự Đại hội Quốc tế nông dân và Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (10-1923)

- 11/11/9124, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

- 1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến