Phép chiếu hình trụ

Phép chiếu hình trụ là cách thể hiện lưới kinh, vĩ tuyến của Địa cầu lên mặt chiếu là mặt hình trụ, sau đó triển khai mặt trụ ra mặt phẳng.


3. Phép chiếu hình trụ

Phép chiếu hình trụ là cách thể hiện lưới kinh, vĩ tuyến của Địa cầu lên mặt chiếu là mặt hình trụ, sau đó triển khai mặt trụ ra mặt phẳng.

Tuỳ theo vị trí của trục hình trụ so với trục Địa cầu sẽ có các phép chiếu hình trụ khác nhau.

Trong phép chiếu hình trụ đứng, mặt chiếu là một hình trụ bao quanh quả Địa cầu. Vòng tròn tiếp xúc giữa Địa cầu và hình trụ là vòng Xích đạo (hình 1.7a).

Theo phép chiếu này, chỉ có đường Xích đạo là giữ nguyên được độ dài còn khoảng cách và độ dài các vĩ tuyến khác đều bị dãn ra; các vĩ tuyến ớ gần Xích đạo bị dãn ít, càng xa Xích đạo càng bị dãn nhiều.

Kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song. Bản đồ này chỉ chính xác ở vùng Xích đạo, càng xa Xích đạo càng kém chính xác. Phép chiếu này thường được dùng để vẽ bản đồ thế giới hoặc các khu vực gần Xích đạo.

Bài giải tiếp theo
Bài 1 trang 8 SGK Địa lí 10
Bài 2 trang 8 SGK Địa lí 10
Dựa vào hình 1.3b, em hãy cho biết theo phương phép chiếu hình này, khu vực nào của bản đồ chính xác, khu vực nào kém chính xác ?
Dựa vào hình 1.5a, hãy cho biết khi thể hiện trên mặt chiếu : vĩ tuyến tiếp xúc với hình nón và các vĩ tuyến không tiếp xúc với hình nón, vĩ tuyến nào chính xác, vĩ tuyến nào không chính xác ?

Video liên quan



Bài học liên quan