Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ được phát hiện và miêu tả như thế nào qua nhân vật vợ nhặt trong Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?

Cách phát hiện, miêu tả những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ gợi trong ta nhiều bài học về cách nhìn con người, đồng thời cũng bồi đắp ở ta thái độ yêu thương, quý trọng người phụ nữ


Đề bài

Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ được phát hiện và miêu tả như thế nào qua nhân vật vợ nhặt trong Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?

Lời giải chi tiết

 1. Khái quát chung:

- Giới thiệu khái quát về nhà văn Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt: 

+ Kim Lân là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện ngắn. Ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ, tâm lý của những người dân quê để viết nên những trang văn chân thật và cảm động về họ.

"Vợ nhặt" là truyện ngắn xuất sắc được viết lại từ phần đầu của tiểu thuyết Xóm ngụ cư, là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân. 

- Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyễn Minh Châu và tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa": 

+ Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu trong nên văn học hiện đại Việt Nam, được đánh giá là "người mở đường tinh anh và tài năng nhất" cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975.

+ Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa  tiêu biểu cho phong cách văn xuôi và những đổi mới trong sáng tác của ông.

- Cả 2 tác phẩm đều khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp, thông qua 2 nhân vật: người vợ nhặt và người đàn bà hàng chài. 

2. Nội dung cụ thể:

a. Nhân vật người vợ nhặt: 

* Nhân vật được miêu tả trong bối cảnh đặc biệt: nạn đói khủng khiếp năm 1945, đứng giữa bờ vực của sự sống và cái chết. Người đàn bà ấy đã sống thật bi thảm: nghèo đòi, rách rưới tả tơi, mất hết nữ tính, mất cả tự trọng mà theo không về làm vợ một người đàn ông lạ chỉ sau một lời bông đùa... 

* Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn người đàn bà này vẫn có nhiều nét đẹp quý giá: 

- Lòng ham sống, khát vọng sống mãnh liệt:  Thị theo không Tràng về làm vợ mà không một chút do dự. Tuy nhiên, đằng sau sự liều lĩnh ấy là một khát vọng sống mãnh liệt bởi khi thấy gia cảnh nghèo đói của Tràng, vốn không khá hơn mình là mấy, thị vẫn bằng lòng, chấp nhận và vui vẻ vun vén, chăm sóc cho gia đình nhỏ ấy.

- Đó là một người phụ nữ rất ý tứ, biết điều, hiền hậu, đúng mực, biết vun vén cho hạnh phúc gia đình:

+ Thị dậy rất sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, thu vén nhà cửa. Sự thay đổi ấy người đọc cũng dễ nhận ra: nếu hôm qua thị chua ngoa, đanh đá, chỏng lỏn bao nhiêu thì hôm nay thị lại hiền lành bấy nhiêu.: “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như những lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. 

+ Trong bữa cơm đầu tiên tại gia đình chồng, dù bữa ăn chỉ có “niêu cháo lõng bõng, mỗi người được lưng hai bát đã hết nhẵn”, lại phải ăn cháo cám mặn chát, nghẹn bứ trong cổ nhưng thị vẫn "điềm nhiên và vào miệng".

+ Thị đã đem sinh khí, thông tin mới mẻ về thời cuộc cho mẹ con Tràng. Nghe tiếng trống thúc thuế, thị nói với mẹ chồng: "Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy". Sự hiểu biết này của thị như đã giúp Tràng giác ngộ về con đường phía trước mà anh sẽ lựa chọn “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói ầm ầm đi trên đê Sộp, phía trước có lá cờ đỏ to lắm"

⟹ Là nhân vật có phẩm chất tốt đẹp, có tư cách của một người phụ nữ Việt Nam : dù trong hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn khát khao một mái ấm gia đình, hạnh phúc.

b. Nhân vật người đàn bà làng chài:

* Đó là một người đàn bà nghèo, bất hạnh, một nạn nhân đau khổ của nạn bạo lực gia đình: (0,25 điểm)

- Ngoại hình: cao lớn với những đường nét thô kệch, khuôn mặt mệt mỏi, mặt rỗ,...

- Bị chồng đánh đập, hành hạ thường xuyên và rất kinh khủng: 3 ngày một trận nhẹ, 5 ngày một trận nặng, bị đánh bằng thắt lưng, những trận đánh rất vô cớ,...

* Dù vậy, ở chị vẫn sáng lên những phẩm chất tốt đẹp: (0,25 điểm) 

- Trái tim người mẹ bao la, giàu tình thương và đức hi sinh: 

+ Rất mực yêu thương con: tận tâm bảo bọc, che chở, cố tránh cho con khỏi bị tổn thương…

+ Chấp nhận chung sống vời người đàn ông vũ phu chứ quyết không chịu bỏ cũng vì muốn những đứa trẻ luôn có bố "đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được"

+ Hạnh phúc rất đời thường và bình dị là khi nhìn những đưa con được ăn no.

-  Tấm lòng bao dung, độ lượng của một người đàn bà thấu hiểu lẽ đời:

+  Chịu đựng tất cả những cơn giận vô cớ của người chồng: cam chịu, nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không chạy trốn, chỉ ôm lấy đứa con, van vỉ nó, ngăn cản sự phản kháng của nó...

+  Hiểu được nguồn gốc cơn giận của chồng: "bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh" ⟶ cái nghèo đói, khốn khổ đã biến một người đàn ông hiền lành, chất phác xưa thành một người chồng nát rượu, vũ phu, độc ác.

+ Chị hiểu lòng tốt của Đẩu và Phùng nhưng hơn ai hết chị hiểu nỗi cơ cực của cuộc sống lênh đênh trên biển, vì thể phụ nữ trên biển cần một người đàn ông để dựa. 

+  Chị lại nhận lỗi về mình "giá tôi đẻ ít đi..." ⟶ sự dằn vặt, nỗi khổ về tinh thần của chị.

⟹ Như vậy, việc chấp nhận cuộc sống với người chồng vũ phu dường như là cách để chị sẽ chia với những u uất, cùng quẫn, bế tắc của người chồng. Chị nhìn người chồng thật bao dung, độ lượng.

3. Đánh giá:

- Vẻ đẹp của cả hai người phụ nữ này bị khuất lấp sau vẻ bề ngoài thô lỗ hay lam lũ, cam chịu. Cách phát hiện những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ một mặt cho thấy bề sâu tâm hồn, tính cách, đạo đức của các nhân vật, mặt khác thể hiện tình nhân đạo, sự cảm thông và lòng tin ở con người (cụ thể ở đây là người phụ nữ) của các nhà văn. Cũng qua đó, nhà văn có cơ hội khắc họa được bối cảnh sống nghiệt ngã mà những người phụ nữ phải chịu đựng.

- Ngòi bút của các tác giả đã rất tinh tế khi chọn miêu tả ánh mắt, các cử chỉ, cách xưng hô… của nhân vật để cho người đọc thấy những nét đẹp ở họ. Các nhà văn đã gợi cho người đọc hiểu được dòng tâm trạng, những uẩn khúc tâm lí của nhân vật. Tuy vậy, sự khác nhau trong cách miêu tả cũng thể hiện rõ: giọng văn của Kim Lân nhân hậu mà dí dỏm, giọng văn Nguyễn Minh Châu trang nghiêm mà day dứt…

- Dù thể hiện hai phong cách nghệ thuật khác biệt, cả hai tác giả đều gặp nhau ở thái độ ngợi ca kín đáo đối với người phụ nữ Việt Nam. Cách phát hiện, miêu tả những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ gợi trong ta nhiều bài học về cách nhìn con người, đồng thời cũng bồi đắp ở ta thái độ yêu thương, quý trọng người phụ nữ

Bài giải tiếp theo
Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) và nhân vật Dít trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua hai đoạn thơ trong Tây Tiến và Việt Bắc
Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Từ ấy (Tố Hữu) và Sóng (Xuân Quỳnh)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù) và nhân vật người lái đò trong cảnh vượt thác sông Đà (tùy bút Người lái đò sông Đà) để làm rõ cách nhìn của Nguyễn Tuân về con người.
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân là hai truyện ngắn đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Em hãy phân tích hai truyện ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để nêu bật đặc sắc riêng của từng tác phẩm.
Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Sóng (Xuân Quỳnh) và Đất Nước (Nguyễn Khoa Điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của các nhân vật Tnú (“Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành) và Việt (“Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi) để thấy được vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ.
Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn văn trong Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt.
Cảm nhận của anh/chị về những nét tương đồng và khác biệt của hình tượng người chiến sĩ trong Những đứa con trong gia đình và Rừng xà nu
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của hai nhân vật Chí Phèo và Tràng qua hai trích đoạn trong tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt

Video liên quan



Bài giải liên quan