Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trong Vội vàng (Xuân Diệu) và Sóng (Xuân Quỳnh)

Xuân Diệu và Xuân Quỳnh cùng chung một khát vọng được hòa “cái tôi” của mình vào cuộc đời, vào “cái ta” chung rộng lớn. Đều bộc lộ những suy ngẫm, trăn trở trước cuộc đời, cả 2 đoạn thơ đều có sự kết hợp giữa cảm xúc và chất triết lí.


Đề bài

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

“…Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cai hôn nhiều

Và non nước, và mây, và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

-   Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

(Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn lớp 11, tập 2)

 “Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

 

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

(Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1)

Lời giải chi tiết

1. Khái quát chung:

– Giới thiệu hai tác giả, tác phẩm:

+ Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. “Vội vàng” là một trong những bài thơ xuất sắc nhất, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu. Bài thơ thể hiện lòng ham sống, khát khao sống đến cuồng nhiệt của cái tôi trữ tình.

+ Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. “Sóng” là bài thơ tình đặc sắc được Xuân Quỳnh sáng tác nhân chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng

- Trích dẫn hai đoạn thơ, nêu vị trí và cảm nhận chung.

2. Cảm nhận 2 đoạn thơ:

a. Đoạn thơ trong bài thơ “Vội vàng”

Nội dung:

+ Đoạn thơ  thể hiện quan niệm sống mới mẻ, sống vội vàng, cuống quýt như chạy đua với thời gian để tận hưởng mọi sắc màu, hương vị, vẻ đẹp của cõi trần gian. 

+ Thể hiện một cái tôi ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời một cách mãnh liệt, trực tiếp (ôm, say, thâu, cắn…)

+ Ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, dã đầy, no nê…) với những gì tươi đẹp nhất của trần gian (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi…)

- Nghệ thuật: 

+ Sử dụng các điệp từ, điệp ngữ, các tính từ mạnh cộng hưởng với nghệ thuật liệt kê để thể hiện nhịp sống hối hả, sôi nổi, cuồng nhiệt gấp gáp, cuống quýt của tác giả.

+ Thể thơ tự do, ngôn từ hết sức táo bạo và đầy sáng tạo là một thành công đặc sắc của Xuân Diệu.  

b. Đoạn thơ của bài “Sóng”: 

- Nội dung :

+ Tâm trạng đầy lo âu, trăn trở của nhà thơ khi nhìn thấy sự đối lập ghê gớm giữa con người và vũ trụ. Từ đó, Xuân Quỳnh đã tìm ra một con đường để có thể trở nên bất tử cùng vũ trụ là nhờ tình yêu: trong tình yêu con người sẽ sống mãi với thời gian.

+ Đoạn thơ thể hiện khát vọng cao cả đầy nữ tính của người phụ nữ đang yêu, muốn hòa cái tôi nhỏ bé vào cái chung rộng lớn, muốn tình yêu của mình trở lên bất tử (mơ ước được “tan ra” như trăm con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu, nghĩa là quên mình, hi sinh cho người mình yêu và tình yêu của mình)

- Nghệ thuật: 

+ Thể thơ 5 chữ với câu thơ ngắn gọn ,sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ.

+ Tạo nên 2 hình tượng tuy hai mà một, nhà thơ sử dụng hình ảnh con sóng nhẹ nhàng nhưng  đầy nữ tính để thể hiện  khát vọng mãnh liệt trong tình yêu của mình.

3. Đánh giá:

-  Sự tương đồng:

+ Hai nhà thơ cùng chung một khát vọng được hòa “cái tôi” của mình vào cuộc đời, vào “cái ta” chung rộng lớn.

+ Đều bộc lộ những suy ngẫm, trăn trở trước cuộc đời, cả 2 đoạn thơ đều có sự kết hợp giữa cảm xúc và chất triết lí. 

-  Sự khác biệt: 

+ Xuân Diệu quan niệm thời gian chảy trôi, không tuần hoàn nên đề xuất lối sống gấp gáp, cuống quýt, vội vàng, tận hiến, tận hưởng; Xuân Quỳnh trước những đổ vỡ trong cuộc sống và bằng những dự cảm đầy nữ tính, luôn khát vọng muốn hòa tình yêu nhỏ bé của mình vào tình yêu chung của cuộc đời để tình yêu đó luôn còn mãi.

+ Mỗi nhà thơ có một  phong cách nghệ thuật riêng để lại ấn tượng khác nhau trong lòng độc giả (cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật  và thể thơ)

Bài giải tiếp theo
Cảm nhận của anh/ chị về hai trích đoạn trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và Những đứa con trong gia đính (Nguyễn Thi)
Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa của từng câu nói trong Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân)
Những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ được phát hiện và miêu tả như thế nào qua nhân vật vợ nhặt trong Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu?
Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) và nhân vật Dít trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).
Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua hai đoạn thơ trong Tây Tiến và Việt Bắc
Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Từ ấy (Tố Hữu) và Sóng (Xuân Quỳnh)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ (Chữ người tử tù) và nhân vật người lái đò trong cảnh vượt thác sông Đà (tùy bút Người lái đò sông Đà) để làm rõ cách nhìn của Nguyễn Tuân về con người.
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “Vợ nhặt” của Kim Lân là hai truyện ngắn đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Em hãy phân tích hai truyện ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để nêu bật đặc sắc riêng của từng tác phẩm.
Cảm nhận về hai đoạn thơ trong Sóng (Xuân Quỳnh) và Đất Nước (Nguyễn Khoa Điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của các nhân vật Tnú (“Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành) và Việt (“Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi) để thấy được vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ.

Video liên quan



Bài giải liên quan