Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển

Không khí đã bão hoà mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước, hoặc gặp lạnh thì lượng hơi nước thừa sẽ ngưng đọng. Nhưng hơi nước chỉ ngưng đọng khi có hạt nhân ngưng đọng.


I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển

1. Ngưng đọng hơi nước 

Không khí đã bão hoà mà vẫn tiếp tục đựợc bổ sung hơi nước, hoặc gặp lạnh thì lượng hơi nước thừa sẽ ngưng đọng. Nhưng hơi nước chỉ ngưng đọng khi có hạt nhân ngưng đọng. Hạt nhân ngưng tụ này là những hạt nhỏ li ti như hạt bụi, khói, hạt muối biển... do gió đưa tới.

2. Sương mù.

Sương mù được sinh ra trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.

3. Mây và mưa

Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ và nhẹ, các hạt nước tụ lại thành từng đám, đó là mây.

Các hạt nước trong các đám mây không đứng yên, chúng thường xuyên rơi xuống rất chậm, nhưng phần lớn chưa đến mặt đất đã bị nhiệt độ cao làm cho bốc hơi hoặc lại bị các luồng không khí đẩy lên cao. Chỉ khi các hạt nước kết hợp với các hạt nước khác, hoặc được hơi nước ngưng tụ thêm, có kích thước lớn, các luồng không khí thẳng không đủ sức đẩy lên, nhiệt độ cao không làm bốc hết hơi nước, các hạt nước này rơi xuống mặt đất, đó là mưa.

Nước rơi cặp nhiệt độ khoảng 0°c trong điều kiện không khí yên tĩnh sẽ tạo thành tuyết rơi.

Mưa đá xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng về mùa hạ : Khi các luồng không khí đối lưu từ mặt đất bốc lên rất mạnh, khiến cho các hạt nước bị đẩy lên xuống nhiều lần, gặp lạnh trở thành các hạt băng. Các hạt bănq lớn dần qua mỗi lần bị đẩy lên xuống, cuối cùng rơi xuống đất thành mưa đá.

 

Bài giải tiếp theo
Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
Bài 1 trang 52 SGK Địa lí 10
Bài 2 trang 52 SGK Địa lí 10
Bài 3 trang 52 SGK Địa lí 10
Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích vì sao miền ven Đại Tây Dương của Tây Bắc châu Phi cũng nằm ở vĩ độ như nước ta, nhưng có khí hậu nhiệt đới khô, còn nước ta lại có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều?
Dựa vào kiến thức đã học và hình 13.1, giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực: xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực.
Dựa vào hình 13.2 và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 40 độ B từ Đông sang Tây.

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa