Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam

Hiệp định Pari năm 1973 được kí kết.


a) Hoàn cảnh lịch sử

- Hiệp định Pari năm 1973 được kí kết, quân Mĩ cùng với quân đồng minh rút khỏi nước ta, làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng.

b) Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam

- Miền Bắc trở lại hòa bình, vừa tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vừa tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

- Đến cuối tháng 6-1973, miền Bắc căn bản hoàn thành việc tháo gỡ thủy lôi bom mìn do Mĩ thả trên biển, trên sông, bảo đảm đi lại bình thường.

- Sau hai năm 1973-1974, về cơ bản miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, các hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, công trình văn hóa, giáo dục, y tế. Kinh tế có bước phát triển.

- Đến cuối năm 1974, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên một số mặt quan trọng đã đạt và vượt mức năm 1964 và năm 1971, là hai năm đạt mức cao nhất trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đời sống nhấn dân được ổn định.

- Thực hiện nghĩa vụ hậu phương, trong hai năm 1973-1974, miền Bắc đưa vào các chiến trường miền Nam, Camphuchia, Lào gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật. Đột xuất trong hai tháng đầu năm 1975, miền Bắc gấp rút đưa vào miền Nam 57 000 bộ đội (trong tổng số 108 000 bộ đội của kế hoạch động viên năm 1975).

- Về vật chất-kĩ thuật, miền Bắc đã có những nỗ lực phi thường, đảm bảo đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc Tổng tiến công chiến lược ở miền Nam.

Từ đầu mùa khô 1973-1974 đến đầu mùa khô 1974-1975, miền Bắc đưa vào chiến trường hơn 26 vạn  tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm, trong đó có 4,6 vạn tấn vũ khí đạn dược, 12,4 vạn tấn gạo và 3,2 vạn tấn xăng dầu.

- Chi viện cho miền Nam trong thời kì này, ngoài yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chiến đấu với trọng tâm tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, còn yêu cầu phục vụ nhiệm vụ xây dựng vùng giải phóng trên các mặt (quốc phòng, kinh tế, giao thông vận tải, văn hóa, giáo dục, y tế ) và chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc.

Bài giải tiếp theo
Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định-lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn
Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)
Miền Bắc đã thực hiện những nhiệm vụ gì sau khi Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được kí kết ? Nêu kết quả và ý nghĩa.
Trong những năm đầu sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam chống âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn đã diễn ra như thế nào ? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Phước Long (6-1-1975).
Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện thời cơ như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nội dung kế hoạch đó là gì?
Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân 1975
Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)
Hãy lập bảng hệ thống những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta ở hai miền Nam - Bắc trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)
Những thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong sản xuất, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và trong việc thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)

Video liên quan



Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa