Bài 1 : Ôn tập : Khái niệm về phân số

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 3 VBT toán 5 bài 1: Ôn tập : Khái niệm về phân số với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất


Bài 1

 Viết vào ô trống (theo mẫu)

Viết

Đọc

Tử số

Mẫu số

\( \displaystyle {{75} \over {100}}\)

Bảy mươi lăm phần trăm

75

100

\( \displaystyle {4 \over {11}}\)

 

 

 

\( \displaystyle {{63} \over {25}}\)

 

 

 

\( \displaystyle {{80} \over {100}}\)

 

 

 

\( \displaystyle {{95} \over {100}}\)

 

 

 

Phương pháp giải:

a) Cách đọc phân số: đọc tử số rồi đọc "phần" sau đó đọc mẫu số.

b) Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.

Lời giải chi tiết:

Viết

Đọc

Tử số

Mẫu số

     \( \displaystyle {{75} \over {100}}\) 

Bảy mươi lăm phần trăm

75

100

       \( \displaystyle {4 \over {11}}\)

Bốn phần mười một

4

11

       \( \displaystyle {{63} \over {25}}\)

Sáu mươi ba phần hai lăm

63

25

      \( \displaystyle {{80} \over {100}}\)

Tám mươi phần trăm

80

100

      \( \displaystyle {{95} \over {100}}\)

Chín mươi lăm phần trăm

95

100


Bài 2

Viết thương dưới dạng phân số (theo mẫu)

\( \displaystyle 3:7 = {3 \over 7}\);                                      \( \displaystyle 4 : 9 = ...\)

\( \displaystyle 23 : 6 = ...\)                                         \( \displaystyle 25 : 100 = ...\)

\( \displaystyle 100 : 33 = ...\)                                     \( \displaystyle 10 : 31 = ...\)

Phương pháp giải:

Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

Lời giải chi tiết:

\( \displaystyle 3:7 = {3 \over 7}\);                                           \( \displaystyle 4 : 9 = {4 \over 9}\)

\( \displaystyle 23 : 6 = {{23} \over 6}\)                                         \( \displaystyle 25 : 100 ={{25} \over {100}}\)

\( \displaystyle 100 : 33 = {{100} \over {33}}\)                                   \( \displaystyle 10 : 31 ={{10} \over {31}}\)


Bài 3

Viết số tự nhiên dưới dạng phân số (theo mẫu)

\( \displaystyle 19 = {{19} \over 1}\)                                           \(25 = ...... \);

\(120 = .....\);                                       \(300 = .....\).

Phương pháp giải:

Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là \(1\).

Lời giải chi tiết:

\( \displaystyle 19 = {{19} \over 1}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\quad \quad \quad \quad 25 = {{25} \over 1}\)

\( \displaystyle 120 = {{120} \over 1}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\quad \quad\quad 300 = {{300} \over 1}\)


Bài 4

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) \( \displaystyle 1 = {2 \over ...}\)                                b) \( \displaystyle 0 = {... \over 9}\)

Phương pháp giải:

 Số \(1\) có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác \(0\).

Lời giải chi tiết:

a) \( \displaystyle 1 = {2 \over 2}\)                                    b) \( \displaystyle 0 = {0 \over 9}\)

Bài giải tiếp theo
Bài 2 : Ôn tập : Tính chất cơ bản của phân số
Bài 3 :Ôn tập : So sánh hai phân số
Bài 4 : Ôn tập : So sánh hai phân số (tiếp theo)
Bài 5: Phân số thập phân
Bài 6: Luyện tập
Bài 7 : Ôn tập : Phép cộng và phép trừ hai phân số
Bài 8 : Ôn tập : Phép nhân và phép chia hai phân số
Bài 9 : Hỗn số
bài 10 : Hỗn số (tiếp theo)
Bài 11 : Luyện tập

Video liên quan