Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 45 sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
1. Khẳng định nào trong các khẳng định sau là sai? 2. Số nào trong các số sau là số nguyên tố? 3.Số nào trong các số sau không là số nguyên tố? ....
1. Khẳng định nào trong các khẳng định sau là sai?
2. Số nào trong các số sau là số nguyên tố?
3.Số nào trong các số sau không là số nguyên tố?
....
Câu 1
1. Khẳng định nào trong các khẳng định sau là sai?
(A) Một số chia hết cho 9 thì luôn chia hết cho 3;
(B) Nếu hai số đều chia hết cho 9 thì tổng của hai số đó cũng chia hết cho 9;
(C) Nếu hai số đều không chia hết cho 9 thì tổng của hai số đó cũng không chia hết cho 9;
(D) Một số chẵn thì luôn chia hết cho 2.
Phương pháp giải:
+Dấu hiệu nhận biết chia hết cho 2;3;9
Lời giải chi tiết:
Xét đáp án (C).
Ta lấy 1 ví dụ hai số đều không chia hết cho 9 là: 2 và 7
Nhưng tổng hai số là 2 + 7= 9 chia hết cho 9.
Do đó khẳng định (C) là sai.
Đáp án: C
Câu 2
2. Số nào trong các số sau là số nguyên tố?
(A) 2 020; (B) 1 143; (C) 3 576; (D) 461.
Phương pháp giải:
Tra bảng số nguyên tố hoặc kiểm tra các số nào chia hết cho 2;3
Lời giải chi tiết:
Cách 1: Tra bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000 ta thấy 461 là số nguyên tố.
Cách 2:
(A) Vì 2 020 có chữ số tận cùng là 0 nên 2020 ⁝ 2 do đó 2 020 là hợp số.
(B) Vì 1 143 có tổng các chữ số 1 + 1 + 4 + 3 = 9, vì 9 ⁝ 3 nên 1 143 là hợp số.
(C) Vì 3 576 có tổng các chữ số 3 + 5 + 7 + 6 = 21, vì 21 ⁝ 3 nên 3 576 là hợp số.
Đáp án : D
Câu 3
3.Số nào trong các số sau không là số nguyên tố?
(A) 17; (B) 97; (C) 2 335; (D) 499.
Phương pháp giải:
Tra bảng số nguyên tố hoặc kiểm tra các số nào chia hết cho 2;3;5
Lời giải chi tiết:
Vì 2 335 có chữ số tận cùng là 5 nên 2 335 chia hết cho 5. Nên ngoài hai ước là 1 và chính nó, còn có thêm ước là 5. Do đó 2 335 không là số nguyên tố.
Đáp án: C
Câu 4
4.Trong các số sau, số nào chia hết cho 9?
(A) 2 549; (B) 1 234; (C) 7 895; (D) 9 459.
Phương pháp giải:
Số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9
Lời giải chi tiết:
A). 2 549 có tổng các chữ số 2 + 5 + 4 + 9 = 20 ⋮̸ 9 nên 2 549 ⋮̸ 9
(B). 1 234 có tổng các chữ số 1 + 2 + 3 + 4 = 10 ⋮̸ 9 nên 1 234 ⋮̸ 9
(C). 7 895 có tổng các chữ số 7 + 8 + 9 + 5 = 29 ⋮̸ 9 nên 7 895 ⋮̸ 9
(D) 9 459 có tổng các chữ số 9 + 4 + 5 + 9 = 27 ⁝ 9 nên 9 459 ⁝ 9
Đáp án: D
Câu 5
5.Trong các số sau, số nào chia hết cho 9 nhưng không chia hết cho 5?
(A) 23 454; (B) 34 515; (C) 54 321; (D) 93 240.
Phương pháp giải:
+Số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5
+Số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9
Lời giải chi tiết:
Trong các số trên các số không chia hết cho 5 là: 23 454 và 54 321 vì không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.
+) 23 454 có tổng các chữ số 2 + 3 + 4 + 5 + 4 = 18 ⁝ 9 nên 23 454 ⁝ 9
+) 54 321 có tổng các chữ số 5 + 4 + 3 + 2 + 1 = 15 ⋮̸ 9 nên 54 321 ⋮̸ 9
Đáp án: A
Câu 6
6.Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
(A) Ước chung của hai số tự nhiên a và b là ước của ước chung lớn nhất của chúng;
(B) Bội chung của hai số tự nhiên a và b là bội của bội chung nhỏ nhất của chúng;
(C) ƯCLN(a, b) là ước của BCNN(a, b);
(D) Nếu a không chia hết cho c và b không chia hết cho c thì BCNN(a; b) cũng không chia hết cho c.
Phương pháp giải:
Lấy ví dụ chứng tỏ khẳng định sai
Lời giải chi tiết:
Xét đáp án (D) Ta có: 2 không chia hết cho 6
3 không chia hết cho 6
BCNN(2; 3) = 6 lại chia hết cho 6. Do đó khẳng định D là sai.
Đáp án D
Lời giải hay
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 45 sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"