Giải bài 7 trang 9 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1

Biểu diễn các góc lượng giác sau trên đường tròn lượng giác: a) \( - {1965^0}\); b) \(\frac{{48\pi }}{5}\).


Đề bài

Biểu diễn các góc lượng giác sau trên đường tròn lượng giác:

a) \( - {1965^0}\);

b) \(\frac{{48\pi }}{5}\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng kiến thức về biểu diễn góc lượng giác trên đường tròn lượng giác.

Lời giải chi tiết

a) Ta có: \( - {1965^0} =  - {165^0} + \left( { - 5} \right){.360^0}\). Do đó, điểm biểu diễn góc lượng giác có số đo \( - {1965^0}\) là điểm M trên đường tròn lượng giác thuộc góc phần tư thứ III sao cho \(\widehat {AOM} = {165^0}\) như hình vẽ.

b) Vì \(\frac{{48\pi }}{5} =  - \frac{{2\pi }}{5} + 10\pi \). Do đó, điểm biểu diễn góc lượng giác có số đo \(\frac{{48\pi }}{5}\) là điểm N trên đường tròn lượng giác thuộc góc phần tư thứ IV sao cho \(\widehat {AON} = \frac{{2\pi }}{5}\) như hình vẽ.

Bài giải tiếp theo
Giải bài 8 trang 9 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Giải bài 9 trang 9 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Giải bài 10 trang 9 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Giải bài 11 trang 10 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Giải bài 12 trang 10 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Giải bài 13 trang 10 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1

Video liên quan



Từ khóa