Bài 38 trang 11 SBT toán 9 tập 1

Giải bài 38 trang 11 sách bài tập toán 9. Cho các biểu thức..(2x + 3)/(x - 3)...


Cho các biểu thức: 

A = \( \displaystyle\sqrt {{{2x + 3} \over {x - 3}}} \) và B = \( \displaystyle{{\sqrt {2x + 3} } \over {\sqrt {x - 3} }}\) 

LG câu a

Tìm \(x\) để A có nghĩa. Tìm \(x\) để B có nghĩa .

Phương pháp giải:

Áp dụng: 

+) Để \(\dfrac{{\sqrt A }}{{\sqrt B }}\) có nghĩa thì \(A \ge 0;B > 0\) 

+) Để \(\sqrt {\dfrac{A}{B}} \) có nghĩa ta xét các trường hợp: 

Trường hợp 1: 

\(\left\{ \begin{array}{l}
A \ge 0\\
B > 0
\end{array} \right.\)

Trường hợp 2:

\(\left\{ \begin{array}{l}
A \le 0\\
B < 0
\end{array} \right.\) 

Lời giải chi tiết:

Ta có: \( \displaystyle\sqrt {{{2x + 3} \over {x - 3}}} \) có nghĩa khi và chỉ khi \( \displaystyle{{2x + 3} \over {x - 3}} \ge 0\) 

Trường hợp 1:

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
2x + 3 \ge 0\\
x - 3 > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2x \ge - 3\\
x > 3
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge \dfrac{{ - 3}}{2}\\
x > 3
\end{array} \right. \Leftrightarrow x > 3
\end{array}\) 

Trường hợp 2: 

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
2x + 3 \le 0\\
x - 3 < 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2x \le - 3\\
x < 3
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \le \dfrac{{ - 3}}{2}\\
x < 3
\end{array} \right. \Leftrightarrow x \le \dfrac{{ - 3}}{2}
\end{array}\) 

Vậy với \(x > 3\) hoặc x \( \displaystyle \le \)  \( \displaystyle - {3 \over 2}\) thì biểu thức A có nghĩa.

Ta có: \( \displaystyle{{\sqrt {2x + 3} } \over {\sqrt {x - 3} }}\)  có nghĩa khi và chỉ khi: 

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
2x + 3 \ge 0\\
x - 3 > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2x \ge - 3\\
x > 3
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x \ge \dfrac{{ - 3}}{2}\\
x > 3
\end{array} \right. \Leftrightarrow x > 3
\end{array}\) 

Vậy \(x > 3\) thì biểu thức B có nghĩa.


LG câu b

Với giá trị nào của \(x\) thì \(A=B?\)

Phương pháp giải:

Áp dụng: 

+) Để \(\dfrac{{\sqrt A }}{{\sqrt B }}\) có nghĩa thì \(A \ge 0;B > 0\) 

+) Để \(\sqrt {\dfrac{A}{B}} \) có nghĩa ta xét các trường hợp: 

Trường hợp 1: 

\(\left\{ \begin{array}{l}
A \ge 0\\
B > 0
\end{array} \right.\)

Trường hợp 2:

\(\left\{ \begin{array}{l}
A \le 0\\
B < 0
\end{array} \right.\) 

Lời giải chi tiết:

Với \(x > 3\) thì A và B đồng thời có nghĩa.

Vậy với \(x > 3\) thì \(A = B\). 

Bài giải tiếp theo
Bài 39 trang 11 SBT toán 9 tập 1
Bài 40 trang 11 SBT toán 9 tập 1
Bài 41 trang 11 SBT toán 9 tập 1
Bài 42 trang 12 SBT toán 9 tập 1
Bài 43 trang 12 SBT toán 9 tập 1
Bài 44 trang 12 SBT toán 9 tập 1
Bài 45 trang 12 SBT toán 9 tập 1
Bài 46 trang 12 SBT toán 9 tập 1
Bài 4.1 phần bài tập bổ sung trang 12 SBT toán 9 tập 1

Video liên quan



Từ khóa