Bài 2.49 trang 104 SBT hình học 10

Giải bài 2.49 trang 104 sách bài tập hình học 10. Tam giác ABC có...


Tam giác ABC có \(\widehat A = {60^0},b = 20,c = 35\)

LG a

 Tính chiều cao \({h_a}\);

Phương pháp giải:

Sử dụng định lý cô sin trong tam giác \({a^2} = {b^2} + {c^2} - 2bc\cos A\) tính cạnh \(a\) của tam giác

Sử dụng công thức \(S = \dfrac{1}{2}a{h_a}\).

Giải chi tiết:

Ta có \({a^2} = {b^2} + {c^2} - 2bc\cos A\) \( = {20^2} + {35^2} - 20.35 = 925\)

Vậy \(a \approx 30,41\).

Từ công thức \(S = \dfrac{1}{2}a{h_a}\) ta có \({h_a} = \dfrac{{2S}}{a} = \dfrac{{bc\sin A}}{a}\)

\( \Rightarrow {h_a} \approx \dfrac{{20.35.\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}}}{{30,41}} \approx 19,93\)


LG b

Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác;

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức \(\dfrac{a}{{\sin A}} = 2R\).

Giải chi tiết:

Từ công thức \(\dfrac{a}{{\sin A}} = 2R\) ta có \(R = \dfrac{a}{{\sqrt 3 }} \approx \dfrac{{30,41}}{{\sqrt 3 }} \approx 17,56\).


LG c

Tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức \(S = pr\).

Giải chi tiết:

Từ công thức \(S = pr\) với \(p = \dfrac{1}{2}(a + b + c)\) ta có:

\(r = \dfrac{{2S}}{{a + b + c}} = \dfrac{{bc\sin A}}{{a + b + c}} \approx 7,10\)

Bài giải tiếp theo
Bài 2.50 trang 104 SBT hình học 10
Bài 2.51 trang 104 SBT hình học 10
Bài 2.52 trang 104 SBT hình học 10
Bài 2.53 trang 104 SBT hình học 10
Bài 2.54 trang 104 SBT hình học 10

Video liên quan



Từ khóa