Bài 15 trang 7 SBT toán 8 tập 2
Giải bài 15 trang 7 sách bài tập toán 8. Giải các phương trình sau: a) 0,25x + 1,5 = 0 ; b) 6,36 - 5,3x = 0 ...
Giải các phương trình sau:
LG a
\(0,25x + 1,5 = 0\)
Phương pháp giải:
Phương trình \(ax+b=0\) (với \(a\ne0\)) được giải như sau :
\(ax + b = 0 \Leftrightarrow ax = -b \Leftrightarrow x = \dfrac{-b}{a}\)
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất là \(x= \dfrac{-b}{a}. \)
Giải chi tiết:
\(0,25x + 1,5 = 0\)
\( \Leftrightarrow 0,25x = - 1,5\)
\( \Leftrightarrow x = - 1,5:0,25\)
\(\Leftrightarrow x = - 6\)
Vậy phương trình có tập nghiệm \(S = \{-6\}.\)
LG b
\(6,36 - 5,3x = 0\)
Phương pháp giải:
Phương trình \(ax+b=0\) (với \(a\ne0\)) được giải như sau :
\(ax + b = 0 \Leftrightarrow ax = -b \Leftrightarrow x = \dfrac{-b}{a}\)
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất là \(x= \dfrac{-b}{a}. \)
Giải chi tiết:
\(6,36 - 5,3x = 0\)
\( \Leftrightarrow 6,36 = 5,3x\)
\( \Leftrightarrow x=6,36:5,3 \)
\(\Leftrightarrow x = 1,2\)
Vậy phương trình có tập nghiệm \(S = \{1,2\}.\)
LG d
\(\displaystyle {4 \over 3}x - {5 \over 6} = {1 \over 2}\)
Phương pháp giải:
Phương trình \(ax+b=0\) (với \(a\ne0\)) được giải như sau :
\(ax + b = 0 \Leftrightarrow ax = -b \Leftrightarrow x = \dfrac{-b}{a}\)
Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất là \(x= \dfrac{-b}{a}. \)
Giải chi tiết:
\(\displaystyle {4 \over 3}x - {5 \over 6} = {1 \over 2}\)
\(\eqalign{ & \Leftrightarrow {4 \over 3}x = {1 \over 2} + {5 \over 6} \cr & \Leftrightarrow {4 \over 3}x = {4 \over 3} \cr &\Leftrightarrow x = 1 \cr} \)
Vậy phương trình có tập nghiệm \(S = \{1\}.\)
LG d
\(\displaystyle - {5 \over 9}x + 1 = {2 \over 3}x - 10\)
Phương pháp giải:
Áp dụng quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân :
+ Quy tắc chuyển vế : trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
+ Quy tắc nhân với một số : trong một phương trình, ta có thể nhân (hoặc chia) cả hai vế với cùng một số khác \(0\).
Giải chi tiết:
\(\displaystyle - {5 \over 9}x + 1 = {2 \over 3}x - 10\)
\(\eqalign{ & \Leftrightarrow 1 + 10 = {2 \over 3}x + {5 \over 9}x \cr & \Leftrightarrow 11 = {{11} \over 9}x \cr & \Leftrightarrow x = 11:{{11} \over 9} \Leftrightarrow x = 9 \cr} \)
Vậy phương trình có tập nghiệm \(S = \{9\}.\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 15 trang 7 SBT toán 8 tập 2 timdapan.com"