Đề kiểm tra 15 phút chương 5 - phần 2 - Đề số 5
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 12 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. (NB) Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam?
A. Là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.
B. Là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước.
C. Là một thách thức to lớn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
D. Không ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Câu 2. (NB) Mục đích tiến hành công cuộc Đổi mới của Đảng ta năm 1986 là để
A. học tập công cuộc cải cách- cải tổ của Trung Quốc.
B. khắc phục sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.
C. đáp ứng những chuyển biến của tình hình thế giới.
D. thực hiện nguyện vọng cấp bách của nhân dân.
Câu 3. (NB) Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng là: Đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng quan trọng nhất là gì?
A. Đổi mới về chính trị.
B. Đổi mới về kinh tế và chính trị.
C. Đổi mới về kinh tế.
D. Đổi mới về văn hóa.
Câu 4. (VDC) Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới ở Việt Nam là gì?
A. Tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.
C. Đều tiến hành khi đất nước lâm vào khủng hoảng, không ổn định.
D. Đảng cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Câu 5. (NB) Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12- 1986), đã xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986- 1990 là
A. đổi mới toàn diện và đồng bộ nền kinh tế.
B. thực hiện bằng được Ba chương trình kinh tế lớn.
C. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
D. đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Câu 6. (NB) Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng (12 - 1986) không những đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lí của Nhà nước mà còn xác định
A. nhiệm vụ, chỉ tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới.
B. nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới.
C. phương hướng, nhiệm vụ của cách mạng trong thời kì đổi mới.
D. phương hướng, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới.
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Nêu nội dung đường lối đổi mới của Đảng (1986)?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1. A |
2. B |
3. C |
4. C |
5. B |
6. B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 70
Cách giải:
Đảng ta nhận định xu thế toàn cầu hóa là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 208
Cách giải:
Mục đích tiến hành công cuộc Đổi mới của Đảng ta năm 1986 là để khắc phục sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.
Chọn: B
Câu 3.
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 209
Cách giải:
Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng là: Đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng quan trọng nhất là đổi mới về kinh tế.
Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: đánh giá, nhận xét
Cách giải:
Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới ở Việt Nam là: Đều tiến hành khi đất nước lâm vào khủng hoảng, không ổn định.
Chọn: C
Câu 5.
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 210
Cách giải:
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12- 1986), đã xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986- 1990 là thực hiện bằng được Ba chương trình kinh tế lớn.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 209
Cách giải:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng (12 - 1986) không những đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lí của Nhà nước mà còn xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới.
Chọn: B
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 208-209
Cách giải:
Nội dung đường lối đổi mới
- Đường lối đổi mới đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (1991), VIII (1996), IX (2001).
- Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế và chính trị gắn bó mật thiết, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
* Về kinh tế
- Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.
- Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.
- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
* Về chính trị
- Xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 15 phút chương 5 - phần 2 - Đề số 5 timdapan.com"