Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 8 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 8 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đảng Ngoài trong thế kỉ XVIII mang ý nghĩa gì quan trọng?
A. Lật đổ chính quyền họ Trịnh.
B. Để lại bài học về nghệ thuật khởi nghĩa.
C. Làm lung lay chính quyền họ Trịnh.
D. Được quần chúng nhân dân hưởng ứng.
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa nông dân nào ở Đảng Ngoài nêu cao khẩu hiệu “Lấy của nhà già chia cho người nghèo”?
A. Khởi nghĩa Lê Duy Mật.
B. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.
C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.
Câu 3. “Vì trưng thu quá mức dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thu cá tôn mà phải xé chài lười…”
Đoạn trích trên phản ánh điều gì về tình hình chính trị xã hội Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?
A. Tình trạng lấn chiếm ruộng công của địa chủ, quan lại
B. Nạn bắt lính để đi đánh chúa Nguyễn
C. Nạn trưng thu của tư thành của công
D. Đời sống người dân khốn cùng vì thuế khóa
Câu 4: Nêu nhận xét chung vể các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo các yêu cầu sau:
- Thời gian, số lượng: ...
- Phạm vi hoạt động: ...
- Lực lượng tham gia: ...
- Kết quả, ý nghĩa: ...
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Nêu ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
C |
D |
A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 118.
Cách giải:
Các cuộc khởi nghĩa cảy nông dân Đảng Ngoài trong thế kỉ XVIII mặc dù thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay. Đây chính là ý nghĩa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa thời kì này.
Chọn: C
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 119.
Cách giải:
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu nêu cao khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” và được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.
Chọn: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 117, suy luận.
Cách giải:
Đoạn trích trên phản ánh đời sống khốn cùng của người dân Đàng Ngoài vì chế độ thuế khóa nặng nề. Để có tiền cho những hoạt động tiêu dùng xa xỉ, nhà Lê -Trịnh không chừa một khoảnh đất, một nghề nào có thể đánh thuế
Chọn: A
Câu 4:
Phương pháp: sgk trang 117-119, nhận xét.
Cách giải:
- Thời gian, số lượng: Thời gian kéo dài từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XVIII với hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ.
- Phạm vi hoạt động: khắp các trấn vùng đồng bằng Đàng Ngoài và vùng Thanh - Nghệ.
- Lực lượng tham gia: nông dân.
- Kết quả, ý nghĩa: thất bại; góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay, tạo tiền đề cho nghĩa quân Tây Sơn sau này tiến ra Đàng Ngoài lật đổ được thế lực họ Trịnh...
II. TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk trang 119, suy luận.
Cách giải:
Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài:
- Phong trào khởi nghĩa nông dân đã gây ra cho chính quyền vua Lê - chúa Trịnh nhiều tổn thất, khó khăn.
- Tuy thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cơ đồ họ Trịnh bị lung lay, tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 8 có lời giải chi tiết timdapan.com"